Thông tin: Bệnh Tiểu Đường Và Các Dấu Hiệu Cảnh Báo Ở Bàn Chân

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM, 24/2/2023.

  1. HUYENMY-BNCMEDIPHARM

    HUYENMY-BNCMEDIPHARM Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2021
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Bàn chân của người bệnh tiểu đường dù chỉ bị xây xước nhẹ cũng có thể gây ra hoại tử nặng, thậm chí phải cắt cụt chi nếu tình trạng đường huyết không ổn định và người bệnh có các biến chứng mạch máu và thần kinh đi kèm. Nên việc nhận biết sớm các triệu chứng bất thường là điều rất quan trọng đối với người tiểu đường. Vì vậy hãy điều trị ngay lập tức nếu có các vết cắt, vết xước hoặc chai chân… Nếu người bệnh có một trong các dấu hiệu bất thường dưới đây ở bàn chân thì người bệnh cần tới bệnh viện ngay.
    [​IMG]

    I. Những dấu hiệu của bàn chân tiểu đường mà bạn cần tới bệnh viện ngay
    Khi kiểm tra bàn chân hàng ngày và nếu phát hiện các triệu chứng bất thường nào dưới đây bạn cần tới bệnh viện ngay:

    • Da chân khô nứt, thay đổi màu sắc và nhiệt độ.

    • Móng chân dày và vàng hoặc móng mọc ngược.

    • Bàn chân bị thay đổi hình dạng.

    • Rụng lông ở ngón chân hoặc cẳng chân.

    • Bàn chân bị giảm hoặc mất khả năng cảm nhận nhiệt độ.

    • Cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc bị đau ở bàn chân.

    • Đau ở chân hoặc bị chuột rút ở mông, đùi hoặc bắp chân khi tập thể dục.

    • Nhiễm nấm ở da chân và ở kẽ ngón chân.

    • Xuất hiện vết phồng rộp, vết loét, bắp chân bị nhiễm trùng.

    II. Nguyên nhân gây ra biến chứng loét bàn chân tiểu đường

    Những nguyên nhân gây ra biến chứng loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường bao gồm:

    • Tổn thương thần kinh ngoại biên: có thể xảy ra ở bất kỳ người bệnh đái tháo đường nào, biến chứng tiểu đường này làm giảm khả năng cảm nhận cảm giác ở bàn chân như đau, nóng, lạnh; người bệnh không thể cảm nhận được bàn chân của mình đã bị tổn thương. Khi chân sưng to lên hoặc nhiễm trùng nặng sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.

    • Loét bàn chân tiểu đường thường gặp ở đầu các xương bàn chân, ngón chân cái, gót chân hay các vết chai ở chân, giữa các ngón chân.

    • Tổn thương mạch máu: người bệnh tiểu đường thường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến bàn chân. Điều này làm các vết loét bàn chân tiểu đường lâu lành.

    • Nhiễm trùng: người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường do lượng đường trong máu cao làm vi khuẩn phát triển. Lượng máu đến bàn chân kém làm cho các tổn thương ở bàn chân lâu lành hơn. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng và loét bàn chân tiểu đường. Nếu nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu thì nguy cơ gây cắt cụt chi là rất cao.

    [​IMG]


    • Chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên có thể dẫn đến viêm loét bàn chân tiểu đường. Nếu vết chai này đỏ và gây đau hoặc da chân đổi màu hoặc tiết dịch có mùi hôi ...thường là dấu hiệu chỉ điểm bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường.

    III. Cách chăm sóc bàn chân tiểu đường, tránh loét - hoại tử

    >>> XEm tiếp: Bệnh tiểu đường và các dấu hiệu cảnh báo ở bàn chân
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM
    Đang tải...


Chia sẻ trang này