1. Không bao giờ quát mắng trẻ Quát mắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển tính cách của trẻ. Trẻ sẽ hình thành cảm giác không tự tin, sợ hãi và những nỗi ám ảnh về mặt tinh thần. Có một số trẻ khi quen với cảnh suốt ngày bị quát mắng, trẻ sẽ chai lì và không sợ nữa. Mỗi khi yêu cầu trẻ bạn nên nhẹ nhàng và thuyết phục trẻ. 2. Nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ Khi nói chuyện với trẻ, bạn hãy nhìn vào mắt con và nên trao đổi với giọng điệu nhẹ nhàng, tránh lên giọng hay gay gắt với trẻ. Hãy cố gắng giải thích cho con hiểu vấn đề một cách logic và đưa ra các lý do hợp lý. Khi nói chuyện với trẻ bạn nên ngồi xuống với con. Lý do là vì trẻ sẽ có cảm giác thua kém bạn khi bạn đang đứng và nhìn xuống và vì thực tế là chúng thấp hơn bạn rất nhiều. 3. Không dọa trẻ Nhiều phụ huynh thường đưa ra các hình ảnh như trộm, ma, cảnh sát...để dọa trẻ. “Nếu con mà làm như vậy thì… sẽ đến và bắt con đi rồi nhốt con lại…”. Điều này chẳng giúp ích được gì vì nó không có thật. Nếu trẻ đang phạm sai lầm và những điều bạn nói với trẻ không xảy ra thì trẻ sẽ không còn sợ nữa. Và trẻ sẽ vẫn tiếp tục những hành vi như cũ. Thậm chí trẻ sẽ không tin vào những gì bạn nói nữa. Với một số trẻ thì cách bạn nói đang làm trẻ bị ám ảnh, làm ảnh hưởng về tinh thần như sợ hãi, ám ảnh. 4. Không bao giờ nói dối trẻ Thực tế thì bố mẹ là người mà trẻ tin tưởng nhất và trẻ luôn xem bạn là hình tượng lý tưởng. Vậy nên khi những gì bạn nó mà không làm sẽ khiến trẻ rất thất vọng và không còn tin tưởng ở bạn nữa. Với suy nghĩ của trẻ thì việc bạn nói mà không làm chính là đang nói dối trẻ. Trẻ sẽ xem dối trở thành một điều bình thường. 5. Không dùng roi vọt với trẻ Tuyệt đối không được sử dụng đòn roi khi trẻ không nghe lời. Bạn hãy dùng nguyên tắc cấm những điều ưa thích để phạt trẻ lớn hoặc dùng góc im lặng để phạt trẻ nhỏ. Nếu trẻ không nghe lời bạn có thể cắt hẳn chương trình tivi bé thích, hoặc sẽ cắt giảm một món đồ chơi mà trẻ đang thấy hứng thú. Một khi đã đưa ra hình phạt bạn hãy kiên quyết thực hiên với giọng điệu nhẹ nhàng với trẻ dù trẻ khóc lóc. Hoặc bạn có thể cho trẻ ngồi suy nghĩ trong vòng 5 phút bất kỳ khi nào trẻ hành động sai (Bạn nhớ là hãy luôn luôn giữ trẻ trong một căn phòng cố định và bạn cũng có ở đó, không bao giờ đưa trẻ sang một phòng khác hay khoá trẻ ở trong phòng một mình). Khi trẻ nhận ra lỗi của mình hãy tha lỗi cho chúng và ôm chúng vào lòng. 6. Khen ngợi trẻ Khi nhìn thấy sự tiến bộ của trẻ hãy ghi nhận và khuyến khích trẻ. Điều này không những thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà còn cho chúng cảm giác được mọi người khen ngợi. Khuyến khích trẻ tiến bộ thêm nữa. Dạy trẻ đòi hỏi tình yêu thương và sự kiên trì. Bạn hãy nhớ rằng bạn đang có trong tay một hòn đá quý. Nó sẽ biến thành ngọc hay mãi là hòn đá xù xì chính là phụ thuộc vào thái độ và cách ứng xử của người lớn
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh hoặc có thể các mẹ tham khảo cuốn sách 123 phép màu kì diệu để ứng xử những lúc bé hư nhé
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh mình hôm trc đọc đc quyển 501 cách dạy con,.....đọc 1doanj thấy hay qua............ ko biết có mẹ nào bán sách này ko?............ -mình ko hay ,rất ít khi đánh có đánh con..............nhưng nhiều khi ko xử lý nổi nhiều tình huống..............
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh thinh thoảng phải thật nghiêm khắc với các bé, với lại em thấy nếu điều gì chúng ta làm được thì chúng ta mới nên hứa vì nếu hứa với bé mà không làm được thì các bé nhớ rất lâu và như vậy chúng ta lại mất sự uy tín với các bé , vì thế càng khó dạy bé
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh mình rất nóng tính, mỗi khi con bướng mình lấy roi đánh mà con vẫn bướng
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh Bài viết rất hay và đúng, nhưng không hẳn các bà mẹ và ông bố làm được những vấn đề này. Chúng ta cần kiểm soát cảm xúc của chúng ta đối với trẻ nhỏ.
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh Với trẻ bướng - thực ra là trẻ cá tính và nhanh nhạy hơn bình thường: cho nên khi dạy càng cần các kỹ năng hơn các trẻ không nghịch không bướng. Không nên dọa và gay gắt cáu kỉnh với chúng mà nên tình cảm và luôn trực diện làm cho trẻ quen dần với việc nghe lời!
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh Mình vẫn cố gắng học thôi mấy biện pháp trên, nhưng hình như tính mình hơi nóng thì phải!
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh K bao giờ quát trẻ là điều k thể, thử hỏi có ai k bao giờ quát con k cơ chứ?
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh ôi cái tuổi lên 2-3 bướng lắm, bé con nhà mình bắt đầu bước vào giai đoạn này, bướng thôi rồi luôn
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh Mình học mãi mí kiềm chế ko quát mắng hay đánh con đấy, con mà hư cứ đêm 1 ko dừng hành động đếm 2 ko dừng đếm 3 luôn và cho vào phòng ngồi đối diện với mẹ ko đi đâu cả trong vòng 1-2' số phút theo độ tuổi của bé. xong hết thời gian thì bảo bé xin lỗi và ôm mẹ hứa lần sau o nghịch thế là ra ngoài ko ngịch nữa n nghịch cái khác lại đếm số phạt, nói chung một số cái bé ngịch cho phép thì nên cho con để con vận động chỉ có 1 số cái ngịch dại và hư thì phải xử lí ngay. cuối cùng là con nhà mình cứ nghe mẹ đếm số là dừng hành động còn bố và bà nội cứ quát om sòm cả lên n bé vẫn cứ ko ngưng hành động lại đâu.
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh tuổi này các cô cậu đang muốn chứng tỏ bản thân đấy, nó có tên gọi là khủng hoảng tuổi lên 3 mà
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh haizzzzzzzzzzzzzzzzzz, hôm qua em vua mang con vì con buong bỉnh xong. hic hic
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh Đúng thế, trẻ mà sai thì mình cũng phải bảo chứ với cả, mình cứ nhẹ nhàng, không nghiêm khắc hoặc mắng thì trẻ con sẽ rất khó vào nếp. Chỉ có điều là mình không nên luôn luôn sử dụng mắng và đánh thường xuyên mà chỉ lúc nào trẻ bướng quá thì dùng còn bình thường thì nói nhẹ nhàng và mắng thôi. Haiz, dạy con khó lắm, tớ rèn bé gần năm trời mà giờ bé mới biết đếm.
Ðề: Bí kíp xử lý con bướng bỉnh Con mình cũng bướng lắm, mỗi lần muốn con làm theo đúng ý mình là phải nói nhẹ nhàng, có dẫn chứng cụ thể con mới nghe theo. Hix