Bị Nấm Miệng Nên Kiêng Ăn Gì Để Nhanh Khỏi?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Mileva278, 28/7/2021.

  1. Mileva278

    Mileva278 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/7/2020
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nấm miệng do sự tấn công của loài nấm men Candida gây ra sự đau đớn và khó chịu khi ăn uống, sinh hoạt. Hạn chế một số thực phẩm khi bị nhiễm nấm có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: Bị nấm miệng kiêng ăn gì?
    Mục lục bài viết [Hiện]

    1. Năm loại thực phẩm cần kiêng khi bị nấm miệng
    Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự cân bằng vi sinh trong cơ thể. Một chế độ ăn không phù hợp có thể làm mất sự cân bằng này và dẫn đến nấm miệng hoặc làm nấm miệng nặng hơn.

    1.1. Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột
    Đường chính là nguồn thức ăn ưa thích của loài nấm khuẩn Candida. Một phần tinh bột khi nhai cũng sẽ được enzym amylase trong nước bọt phân cắt thành đường. Vì vậy, ăn quá nhiều đồ ngọt/tinh bột sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho loại nấm men này phát triển mạnh mẽ hơn và gây bệnh trong khoang miệng. Đó là lý do những người bị bệnh đái tháo đường là đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm Candida cao.

    Các loại thực phẩm bạn cần hạn chế thu nạp vào cơ thể là: đường, bánh kẹo, bánh nướng, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp,… Tuy nhiên, dù hạn chế nhưng vẫn không nên loại bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn, sẽ khiến cơ thể thiếu dưỡng chất.

    [​IMG]

    Kẹo, bánh ngọt làm nghiêm trọng thêm nấm miệng

    1.2. Hải sản
    Các loại hải sản có nhiều khả năng gây dị ứng và làm tăng nhiệt độ trong cơ thể. Điều có thể các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát do nấm Candida trở nên trầm trọng hơn.

    Các loại hải sản nên tránh là: cá biển, tôm, cua, mực, bạch tuộc, sứa,…

    1.3. Đồ ăn cay nóng
    Thức ăn cay nóng làm tình trạng tổn thương, lở loét nghiêm trọng hơn như: gây sưng tấy, đau xót…Hơn nữa, chúng còn làm tăng nhiệt độ trong cơ thể, gây suy giảm chức năng bài tiết độc tố của gan và thận, dẫn đến gia tăng các triệu chứng nhiễm nấm Candida.

    Các thức ăn cay nóng nên tránh là: ớt, tương ớt, hạt tiêu, mù tạt,…

    1.4. Đồ ăn nhiều chất béo
    Đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn, mỡ động vật, đồ xào/chiên rán … là những loại thực phẩm giàu chất béo xấu. Các thực phẩm này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của nấm Candida và làm bệnh nặng hơn.

    [​IMG]

    Đồ ăn chứa chất béo thúc đẩy sự phát triển của nấm

    1.5. Chất kích thích
    Chất kích thích gây hại có chứa trong nhiều sản phẩm phẩm: cà phê, nước có ga, rượu, bia… Các sản phẩm này có thể gây ra sự mất cân bằng vi sinh của cơ thể và làm nấm Candida sinh nhiều độc tố hơn.

    Xem thêm: Chế độ ăn khi bị nấm miệng.
    2. Khi bị nấm miệng nên ăn gì?
    Bên cạnh những thực phẩm cần hạn chế và tránh xa khi bị nấm miệng, vẫn có những loại đồ ăn tốt cho tình trạng bệnh của cơ thể.

    2.1. Sữa chua
    Thực tế, sữa chua không có tác dụng diệt nấm Candida, nhưng nó vẫn thường được dùng để trị nấm miệng. Điều này là do sữa chua được chứng minh là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào. Cung cấp nhiều sữa chua cho cơ thể giúp hệ vi sinh trong khoang miệng được thiết lập cân bằng. Từ đó, kìm hãm và giảm bớt sự phát triển của nấm và khả năng gây bệnh trên người.

    Hơn nữa, người bệnh nấm miệng sẽ bị khó nuốt, đau xót niêm mạc miệng khi ăn, nhai. Do đó, sữa chua có thể chất mềm và thơm ngon rất phù hợp.

    Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng nhiều loại sữa chua có chứa đường. Vì vậy, để bổ sung lợi khuẩn ngăn chặn nấm miệng, cần chọn sữa chua không đường.

    2.2. Nước chanh
    Nước chanh có tính sát khuẩn nên có khả năng diệt được một số loại vi khuẩn và nấm. Chỉ với 1 thìa nước cốt chanh hòa vào nước ấm để súc miệng hoặc uống sẽ giúp cải thiện nấm miệng.

    Tuy nhiên, không nên quá nôn nóng mà sử dụng nước chanh đậm đặc. Điều này chỉ khiến vết thương bị đau xót, thậm chí khó lành do acid mạnh trong nước chanh.

    [​IMG]

    Nước chanh có tính sát khuẩn

    2.3. Bột nghệ kết hợp tiêu đen
    Kết quả của những thử nghiệm quy mô nhỏ đã chứng minh bột nghệ kết hợp với tiêu đen có khả năng diệt Candida albican .

    Cách làm đơn giản: Trộn nửa thìa cà phê bột nghệ với 1 chút tiêu đen pha trong nước ấm. Hỗn dịch thu được dùng để uống và súc miệng giúp chữa nấm miệng.

    2.4. Vitamin C
    Vitamin C có khả năng nâng cao hệ miễn dịch cơ thể. Do đó, tăng khả năng chống lại sự phát triển của nấm Candida. Bổ sung vitamin C là biện pháp hữu hiệu với nấm miệng do hệ miễn dịch bị suy giảm.

    Các thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung vào cơ thể: Ổi, cam, rau ngót, rau chùm ngây,…

    [​IMG]

    Rau ngót chứa nhiều vitamin C

    Xem thêm: Mẹo chữa nấm miệng bằng phương pháp dân gian
    3. Cần làm gì để nấm miệng mau khỏi?
    Chế độ ăn phù hợp giúp đẩy lùi nấm từ bên trong cơ thể. Nhưng chúng thường mang lại kết quả chậm, để tăng hiệu quả trị bệnh ta cần kết hợp tiêu diệt, loại bỏ nấm từ bên ngoài. Sử dụng dung dịch sát khuẩn an toàn có khả năng diệt trực tiếp các mảng nấm sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng

    Tuy nhiên, khoang miệng là nơi nhạy cảm. Các dung dịch sát khuẩn được chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng không nhiều. Chúng phải đáp ứng được các yếu tố khắt khe dưới đây:



    • Có tác dụng mạnh, phổ kháng nấm bao gồm loài Candida.
    • Hiệu quả nhanh. Tránh gây hiện tượng phải ngậm nước súc miệng quá lâu ở người lớn hoặc quấy khóc khi đánh tưa lưỡi quá lâu ở trẻ em.
    • An toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, không gây đau xót, không kích ứng cho niêm mạc miệng – họng.
    • Không tác dụng phụ khi hấp thu hay sử dụng lâu dài, không cần súc miệng lại với nước.
    • Màu trong suốt, dễ quan sát tiến triển các mảng nấm miệng
    • Đã được kiểm định về chất lượng, hiệu quả và cấp phép lưu hành


    [​IMG]

    Dizigone là một dung dịch sát khuẩn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe trên đề ra. Đây là sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại EMWE đến từ Châu Âu. EMWE kháng khuẩn nhờ các ion oxi hóa mạnh nhưng lại gần giống với miễn dịch tự nhiên của cơ thể nên rất an toàn và không đề kháng. Hiệu quả trên nấm Candida là diệt 100% trong 30 giây.

    Cách súc miệng với Dizigone loại bỏ tưa lưỡi:
    • Súc miệng 3-4 lần/ngày trực tiếp bằng dung dịch Dizigone không pha loãng.
    • Thời gian súc miệng tối thiểu 30 giây.
    • Nhổ ra và không cần súc lại bằng nước.
    Cách tưa lưỡi với Dizigone ở trẻ nhỏ bị nấm miệng:
    • Cha mẹ rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi thao tác đánh tưa lưỡi.
    • Đặt trẻ nằm ngửa thoải mái, kê đầu cao nhẹ
    • Dùng 1 miếng gạc (khăn xô) mềm, sạch quấn quanh ngón tay trỏ và nhúng vào dung dịch sát khuẩn phù hợp.
    • Lau nhẹ nhàng mặt lưỡi từ trong ra ngoài. Nếu các mảng tưa lưỡi còn nhiều, thay băng gạc để lau lại lần nữa. Nếu 2 bên má, trên vòm miệng, môi cũng thấy nấm, dùng miếng gạc mới vệ sinh cả các vùng này.[​IMG]Mẹ hài lòng khi sử dụng Dizigone xử lý nấm miệng cho con
    Các tình trạng nấm miệng không được cải thiện sau khi dùng nước sát khuẩn thì nên đến ngay trung tâm y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng nấm hoặc phác đồ điều trị bổ sung phù hợp.
    Bài viết mong rằng đã giúp bạn xây dựng được một chế độ ăn phù hợp kết hợp với sử dụng dung dịch sát khuẩn để đẩy lùi nấm miệng tận gốc. Mọi thắc mắc về Dizigone xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

    Tham khảo: Cách điều trị nấm miệng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mileva278
    Đang tải...


  2. macabog

    macabog Thành viên mới

    Tham gia:
    15/7/2015
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    3
    Đã bị nấm thì nên đến khám bác sĩ da liễu
     

Chia sẻ trang này