Kinh nghiệm: Bí quyết "tiêu diệt" mồ hôi trộm ở trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Thơ Thanh, 3/6/2015.

  1. Thơ Thanh

    Thơ Thanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    17/3/2015
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia thì năm nay vùng Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ có nền nhiệt trung bình cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 2 - 3⁰C. Nền nhiệt cao cùng với nắng nóng gay gắt là thời điểm các bé hay ra mồ hôi trộm. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này ở bé?

    Xu hướng của các bà mẹ trong những ngày nắng nóng là để con trong nhà, hạn chế tiếp xúc tối đa với ánh nắng mặt trời để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cho bé như: cảm, sốt, bệnh lý đường hô hấp,… Tuy nhiên, nếu để bé trong nhà suốt sẽ dẫn tới tình trạng bé thiếu ánh nắng mặt trời gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, cụ thể là làm tăng nguy cơ ra mồ hôi trộm.

    [​IMG]

    Ảnh chỉ mang tính minh họa

    Những phiền toái do chứng ra mồ hôi trộm ở bé
    - Ra mồ hôi trộm khi ngủ sẽ cản trở giấc ngủ sâu của bé, trẻ thường trằn trọc, hay thức giấc, quấy khóc, gây phiền toái và lo lắng cho bố mẹ.

    - Ra mồ hôi nhiều khi ngủ kéo dài gây rối loạn giấc ngủ dẫn tới ảnh hưởng tới thần kinh; mồ hôi trộm sẽ càng nhiều hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

    - Ra mồ hôi nhiều khi ngủ dẫn tới trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp như ho vặt, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…

    Ngoài ra, ra mồ hôi nhiều khi ngủ sẽ làm cơ thể trở nên khô, háo, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.

    Một số cách “tiêu diệt” mồ hôi trộm ở trẻ
    [​IMG]

    Ảnh chỉ mang tính minh họa

    Để loại bỏ mồ hôi trộm ở trẻ bạn có thể tham khảo các cách sau:

    - Không nên che chắn cho bé quá kín

    - Tắm nắng đều đặn cho bé hàng ngày, thời gian tốt nhất là từ 7h sáng tới 9h sáng và nên tắm nắng cho bé khoảng 30 phút – 1 giờ để hấp thu nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh nắng.

    - Ngoài ra, bạn có thể cung cấp một số thực phẩm sau để giảm tiết mồ hôi ở trẻ:

    + Bổ sung cho trẻ các loại rau quả có tính mát như: Rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam quýt giúp giảm tình trạng ra mồ hôi.

    + Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn “nóng” như dầu mỡ, thịt bò, tôm cua, cá biển... hoặc các loại trái cây “sinh nhiệt” như mít, sầu riêng, xoài…Các thức ăn này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ làm cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, có thể gây ngứa hoặc thậm chí nổi mụn ngoài da.

    Ngoài ra các mẹ có thể cho bé ăn một số món ăn đặc trị mồ hôi trộmtheo dân gian như: Cháo trai lá dâu non, cháo nếp cẩm còn nguyên cám, cháo trai,...

    Nếu đã thực hiện các bước trên nhưng bé vẫn ra mồ hôi nhiều khi ngủ, ngủ hay giật mình, quấy khóc… đó là những dấu hiệu cho thấy bé đang bị thiếu canxi. Hãy bổ sung canxi cho bé theo dạng uống(theo đơn của bác sĩ), và bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

    Lưu ý các mẹ
    Sau khi chào đời, tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện. Đến tháng thứ 3-4, trẻ mới bắt đầu xuất hiện mồ hôi. Trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật cũng chưa hoàn thiện, cũng gây cho trẻ những rối loạn về tiết mồ hôi. Nếu trẻ ra mồ hôi trộm nhưng trẻ vẫn ăn ngủ tốt, phát triển bình thường thì cũng đừng lo lắng. Có thể hệ thần kinh thực vật của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được ổn định. Trẻ lớn dần, sẽ hết. Các mẹ chú ý thấm mồ hôi cho trẻ liên tục, tránh để mồ hôi thấm lại cơ thể gây nhiễm lạnh.
    Nguồn: http://thaythuocvietnam.vn/Bi-quyet-tieu-diet-mo-hoi-trom-cua-be-mua-he-t1382--n9640
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thơ Thanh
    Đang tải...


  2. me iu nghé

    me iu nghé

    Tham gia:
    26/2/2015
    Bài viết:
    15,061
    Đã được thích:
    2,335
    Điểm thành tích:
    913
    Nếu trẻ ra mồ hôi trộm nhưng trẻ vẫn ăn ngủ tốt, phát triển bình thường thì cũng đừng lo lắng
     

Chia sẻ trang này