Khác: Bị Trĩ Khi Mang Thai Phải Làm Sao???

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi phanquang, 28/9/2016.

  1. phanquang

    phanquang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Bệnh trĩ thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.

    Tại sao dễ bị bệnh trĩ khi mang thai
    Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.

    • Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
    • Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
    • Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.
    bi-tri-khi-mang-thai.jpg
    • Cách chữa trị bệnh trĩ khi mang thai
      - Tránh táo bón: Khi mang thai, bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.

      - Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.

      - Thực hiện các bài tập Kegel hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.

      - Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.

      - Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

      - Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.

      - Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.

      - Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
      Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.

      Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?
      Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, chảy máu nhiều, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phanquang
    Đang tải...


  2. ngonho

    ngonho Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/6/2015
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    106
    Điểm thành tích:
    43
    Thấy bảo là sinh xong còn dễ bị trĩ nhiều hơn ý, chẳng biết thế nào
     
    phanquang thích bài này.
  3. phanquang

    phanquang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Sau khi sinh chị em thường ít di chuyển, ăn uống kiêng khem, ít rau quả, rồi do một số vấn đề khi sinh nở ảnh hưởng đến cơ thể nên nguy cơ bệnh trĩ càng cao. Chuẩn bị có bài cho chị em sau sinh. Chị theo dõi nhé :)
     
  4. thuyhatm_81

    thuyhatm_81 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    23/8/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Bệnh trĩ trong quá trình mang thai cũng nên chữa, nhưng theo e thì các mẹ nên chữa bằng thảo mộc. Hoặc nếu các mẹ bị nhẹ thì có thể dùng lá thiên lý giã và đắp lên là được
     
    phanquang thích bài này.
  5. phanquang

    phanquang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Chữa bệnh trĩ dùng thảo mộc rất lành tính, không ảnh hưởng đến 2 mẹ con! :)
     
  6. Rakami

    Rakami Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2015
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    32
    Điểm thành tích:
    28
    có nên dùng tỏi để điều trị bệnh trĩ ko bạn chủ top?
     
    phanquang thích bài này.
  7. oxalove

    oxalove Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    26/3/2014
    Bài viết:
    9,035
    Đã được thích:
    1,615
    Điểm thành tích:
    863
    e cũng bị ạ
     
    phanquang thích bài này.
  8. phanquang

    phanquang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Chị cần tư vấn ib SĐT qua e nhé! :)
     
  9. Thuongtham1

    Thuongtham1 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/2/2015
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    e đang k có bầu nhưng mắc bệnh này, làm thế nào để chữa khỏi hăn trước khi có bầu các chị nhri
     
    phanquang thích bài này.
  10. phanquang

    phanquang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Bạn ib SĐT mình tư vấn cho nhé!
     
  11. phanquang

    phanquang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Tỏi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị thôi bạn ạ. Không có tác dụng chữa bệnh hoàn toàn. Bạn bị trĩ độ mấy?
     
  12. phanquang

    phanquang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/6/2015
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    chị bị mấy tháng rồi?
     
  13. mom_cua_bong25

    mom_cua_bong25 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/9/2016
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Cho em chấm đặt gạch hóng
     
    phanquang thích bài này.
  14. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    Phụ nữ mang thai và sau khi sinh là đối tượng có tỷ lệ mắc phải bệnh trĩ cao. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý của bà bầu mà còn ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc em bé sau khi sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng như sau khi sinh.

    - Trong quá trình mang thai, thai nhi dần phát triển gia tăng kích thước và trọng lượng gây nên áp lực lớn cho vùng mô và cơ quan nội tạng của người mẹ đặc biệt vào những tháng cuối cùng của thai kì. Không gian trong tử cung hẹp lại khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn tại vùng xương chậu, máu tích tụ tại đây khiến cho các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng dãn hết cỡ dẫn đến hình thành búi trĩ.
    - Trong giai đoạn mang bầu cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi về hormone đó chính là sự gia tăng hormone progesteron tạo ra áp lực ở thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị căng giãn, phình to và hình thành búi trĩ.
    - Trong thời gian mang thai do mong muốn cung cấp nhiều chất bổ dưỡng mà các bà bầu thường hay chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều đạm mà quên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, cơ thể dễ mắc phải chứng táo bón.
    - Do sức nặng của thai nhi trong thời kì mang thai khiến cho các bà bầu cảm thấy nặng nề chậm chạp hơn nên họ thường ít vận động hay ngồi nhiều dễ đến mắc bệnh táo bón.
    - Khi mang thai phụ nữ cũng vẫn phải hoàn thành các đủ công việc tại cơ quan, nhà... cũng như những cơn mệt mỏi khi mang thai vì vậy mà tạo nên những cơn căng thẳng, áp lực... kéo dài sẽ là một trong những nguyên nhân khíên bà bầu dễ mẵc bệnh trĩ.
    - Phụ nữ mang thai đã từng bị bệnh trĩ trước đó rất dễ mắc ,lại bệnh trĩ khi mang thai.

    Bên cạnh đó phụ nữ sau khi sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao do:

    - Trong quá trình sinh nở phụ nữ phải dùng lực mạnh để có thể đưa em bé ra ngoài vì vậy mà xương chậu, hậu môn phải chịu áp lực lớn gây ra sự phù nề, sưng tấy các tĩnh mạch trĩ mà hình thành nên bệnh trĩ.
    - Hiện nay khi áp dụng phương pháp đẻ thường sản phụ bị rạch tầng môn sinh để có thể dễ dàng đưa em bé ra ngoài sau đó lại bị khâu vào một số mạch máu hậu môn khiến máu bị tích tụ lại vùng hậu môn gây nên trĩ.
     
  15. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    Phụ nữ mang thai và sau khi sinh là đối tượng có tỷ lệ mắc phải bệnh trĩ cao. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý của bà bầu mà còn ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc em bé sau khi sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng như sau khi sinh.

    - Trong quá trình mang thai, thai nhi dần phát triển gia tăng kích thước và trọng lượng gây nên áp lực lớn cho vùng mô và cơ quan nội tạng của người mẹ đặc biệt vào những tháng cuối cùng của thai kì. Không gian trong tử cung hẹp lại khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn tại vùng xương chậu, máu tích tụ tại đây khiến cho các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng dãn hết cỡ dẫn đến hình thành búi trĩ.

    - Trong giai đoạn mang bầu cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi về hormone đó chính là sự gia tăng hormone progesteron tạo ra áp lực ở thành tĩnh mạch khiến chúng dễ bị căng giãn, phình to và hình thành búi trĩ.

    - Trong thời gian mang thai do mong muốn cung cấp nhiều chất bổ dưỡng mà các bà bầu thường hay chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều đạm mà quên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, cơ thể dễ mắc phải chứng táo bón.

    - Do sức nặng của thai nhi trong thời kì mang thai khiến cho các bà bầu cảm thấy nặng nề chậm chạp hơn nên họ thường ít vận động hay ngồi nhiều dễ đến mắc bệnh táo bón.

    - Khi mang thai phụ nữ cũng vẫn phải hoàn thành các đủ công việc tại cơ quan, nhà... cũng như những cơn mệt mỏi khi mang thai vì vậy mà tạo nên những cơn căng thẳng, áp lực... kéo dài sẽ là một trong những nguyên nhân khíên bà bầu dễ mẵc bệnh trĩ.

    - Phụ nữ mang thai đã từng bị bệnh trĩ trước đó rất dễ mắc ,lại bệnh trĩ khi mang thai.

    Bên cạnh đó phụ nữ sau khi sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao do:

    - Trong quá trình sinh nở phụ nữ phải dùng lực mạnh để có thể đưa em bé ra ngoài vì vậy mà xương chậu, hậu môn phải chịu áp lực lớn gây ra sự phù nề, sưng tấy các tĩnh mạch trĩ mà hình thành nên bệnh trĩ.

    - Hiện nay khi áp dụng phương pháp đẻ thường sản phụ bị rạch tầng môn sinh để có thể dễ dàng đưa em bé ra ngoài sau đó lại bị khâu vào một số mạch máu hậu môn khiến máu bị tích tụ lại vùng hậu môn gây nên trĩ.
     
  16. Cải ngọt

    Cải ngọt Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    29/11/2017
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    18
    Một số bài thuốc dân gian áp dụng cho bà bầu chữa bệnh trĩ:

    - Dùng rau diếp cá: rau diếp cá là một loại rau lành chứa nhiều chất kháng sinh giúp kháng viêm, giải độc, tiêu sưng. Đặc biệt sử dụng rau diếp cá trị bệnh trĩ khi mang thai mang lại hiệu quả cao và không gây ra bất kì một tác dụng phụ nào. Cách dùng: lấy một nắm rau diếp cá lớn nấu sôi lên dùng hơi nóng của nước nấu để xông lỗ hậu môn, sau khi nước đã nguội đem ngâm hậu môn còn phần bã sau đó đắp vào hậu môn.

    - Dùng củ ấu: sử dụng vỏ củ ấu đã sấy khô đem đốt tồn tính rồi tán thành bột mịn. Trộn bột này với dầu vừng sau đó đem đắp vào hậu môn cho phụ nữ mang thai để chữa bệnh trĩ.

    - Nếu bà bầu bị bệnh trĩ đã chảy máu: sử dụng bài thuốc gồm 10g hoa hòe và 20g hoa mướp đem hãm chung với nước trong 20 phút sử dụng thay nước uống trong ngày. Một ngày có thể hãm lượng đó được vài lần

    - Khi bệnh trĩ xuất hiện thêm hiện tượng phù nề, đau rát: phụ nữ có thai sử dụng bài thuốc gồm phượng nhãn thảo và hoa mào gà mỗi loại 10g. Đem sắc với nước trong 10 phút, dùng nước này để ngâm rửa cho hậu môn.

    Đối với phụ nữ sau sinh có thể tham khảo một trong những bài thuốc sau đây:

    - Mướp đắng: Dùng hoa mướp đắng rửa sạch đem giã nát rồi dùng đắp vào vùng hậu môn. Bài thuốc này áp dụng hiệu quả cho bà bầu sau khi sinh mắc bệnh trĩ đã sa búi trĩ ra ngoài do ảnh hưởng sau quá trình thường xuyên rặn nhiều, rặn mạnh khi đi đại tiện.

    - Ăn chè đu đủ chữa bệnh trĩ sau sinh: Chuẩn bị 300g đu đủ chín và 30g đường trắng. Đu đủ gọt bỏ vỏ và hạt rồi dùng máy xay xay nhuyễn. Cho đu đủ vào nồi nhỏ, đến khi gần sôi thì cho đường vào khuấy đều. Món chè này rất bổ dưỡng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng, vừa chữa táo bón cho chị em sau sinh.
     

Chia sẻ trang này