Biến chứng đáng sợ của bệnh sởi

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Me DIỆP ANH, 28/2/2014.

  1. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    [h=1]Biến chứng đáng sợ của bệnh sởi[/h]

    [h=2]Sau một thời gian yên tĩnh thì gần đây bệnh sởi ở trẻ em đã xuất hiện trở lại với tần suất ngày càng tăng. Điều đáng lo ngại là nhiều bệnh nhân sởi đã có biến chứng nặng và rất nặng.[/h]

    [​IMG]
    Điều đáng sợ nhất của sởi không phải là nổi ban, mà là các biến chứng - Ảnh: Shutterstock

    Sởi là một bệnh truyền nhiễm cao gây nên do siêu vi. Bệnh lây truyền từ người sang người thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc do dùng chung thức ăn, nước uống với người bệnh. Siêu vi gây bệnh sởi cũng có thể phát tán trong không khí, nên nếu tiếp xúc gần người bệnh, cho dù người này không ho, không hắt hơi, cũng có thể bị lây bệnh. Biểu hiện nổi trội nhất của sởi là nổi ban toàn thân từ trên đầu xuống dưới chân; sau đó ban bay dần, để lại trên da những vết lốm đốm như da báo.
    Điều đáng sợ nhất của sởi không phải là ban mà là các biến chứng. Có khoảng 30% trẻ em bị sởi xuất hiện một hoặc nhiều biến chứng. Các biến chứng thường gặp là viêm phổi, nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm loét giác mạc.

    Viêm phổi là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong ở trẻ nhỏ mắc sởi. Hiện tại, đã có nhiều trẻ viêm phổi nặng phải thở máy, một số xuất hiện biểu hiện nặng là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và tử vong. Khoảng 1/10 bệnh nhi sởi sẽ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) và có thể gây điếc vĩnh viễn nếu không điều trị đúng và kịp thời.
    Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do siêu vi thông thường. Viêm loét giác mạc có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Ở trẻ em châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Năm 2008, ước tính trên thế giới có 164.000 trẻ em chết do sởi. Những biến chứng nói trên thường gặp nhất ở trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi và những người lớn hơn 20 tuổi.

    Một biến chứng ít gặp hơn nhưng không kém phần nguy hiểm là viêm não do sởi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ, cứ khoảng 1.000 trẻ bị sởi thì có một trẻ bị viêm não. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

    Một biến chứng khác mặc dù hiếm nhưng cũng cực kỳ nghiêm trọng là chứng viêm não xơ hóa bán cấp. Bệnh này chỉ xuất hiện sau khi trẻ bị sởi từ 7-10 năm. Những trẻ mắc sởi lúc tuổi càng nhỏ thì nguy cơ này càng tăng. Biểu hiện đầu tiên là thay đổi nhân cách, sau đó rối loạn vận động, co giật, sa sút trí tuệ. Trẻ thường tử vong sau 1-2 năm phát hiện bệnh.

    Sởi là một bệnh rất dễ lây lan và có biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa một cách hữu hiệu. Nên cách ly trẻ có biểu hiện sởi càng sớm càng tốt ngay khi có triệu chứng. Tuy nhiên, một đứa trẻ mắc sởi có thể có khả năng lây nhiễm cho nhiều trẻ khác trước khi xuất hiện triệu chứng. Chính vì vậy, phương pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất vẫn là tiêm chủng sởi. Tiêm chủng không chỉ giúp cho bản thân trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan cho cả cộng đồng. Phụ huynh nên đưa con đi tiêm chủng vào lúc trẻ được 9 tháng tuổi và mũi nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi.

    Nếu không may một trẻ có những biểu hiện nghi ngờ như sốt, ho, viêm kết mạc và nổi hồng ban từ chân tóc xuống mặt rồi lan ra toàn thân thì cần phải nghi ngờ, đặc biệt là nếu cháu bé có tiếp xúc trước đó với bệnh nhân sởi. Cần phải đưa bé tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và theo dõi kịp thời nhằm hạn chế phần nào những biến chứng đáng sợ của sởi.

    nguồn:Thanhnien
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Me DIỆP ANH
    Đang tải...


  2. Me DIỆP ANH

    Me DIỆP ANH

    Tham gia:
    16/11/2012
    Bài viết:
    11,041
    Đã được thích:
    3,040
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Biến chứng đáng sợ của bệnh sởi

    Các biểu hiện của bệnh sởi

    Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bệnh sởi có các triệu chứng: sốt cao 1-2 ngày; chảy nước mắt, đỏ mắt, chảy nước mũi; ho khò khè; phát ban đỏ; sốt 38-39 độ C.

    Sau đó, bệnh sẽ dần bớt khi bệnh nhân bớt sốt, các ban đỏ chuyển qua sậm màu.


    Trẻ bị nổi ban đỏ khắp người là triệu chứng đặc trưng nhận diện bệnh sởi

    Do khi nhiễm bệnh, cơ thể sẽ có sức đề kháng kém nên dễ dẫn đến biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng máu, tiêu chảy; trong điều kiện dinh dưỡng của trẻ không tốt, thiếu vitamin A thì có thể bị viêm mắt, nặng có thể mù.

    Theo bác sĩ Nam, sởi là bệnh không bắt buộc phải điều trị nội trú trong bệnh viện mà bác sĩ khuyên nên điều trị tại nhà. Vì ở nhà, trẻ sẽ được điều trị cách ly tốt hơn, không bị lây chéo những bệnh khác và cũng có điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng, nghỉ ngơi tốt hơn.

    Tuy nhiên, phụ huynh cần cho trẻ nhập viện sớm khi xuất hiện các triệu chứng: sốt cao mà uống thuốc hạ sốt nhiều ngày vẫn không hết; ho, khó thở; tiêu chảy; trẻ nhỏ bỏ bú, quấy khóc; trẻ nhỏ, có bệnh nền, bệnh mãn tính.

    nguồn:Thanhnien
     

Chia sẻ trang này