Biện Pháp Đối Phó Tình Trạng Bé Bị Nôn Trớ Sau Ăn

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi infachobe, 5/1/2023.

  1. infachobe

    infachobe Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/6/2021
    Bài viết:
    342
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nôn trớ là vấn đề tiêu hóa rất phổ biến. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với trẻ nhỏ và là nguyên nhân lớn gây ra các ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ. Vậy khi đối mặt với tình trạng này, đâu là mẹo giảm nôn trớ cho bé sau ăn phù hợp nhất?


    MẸ NÊN LÀM GÌ VỚI TÌNH TRẠNG NÔN TRỚ SAU ĂN Ở BÉ?

    Sau khi biết các mẹo giảm nôn trớ cho bé sau ăn theo dân gian, mẹ cũng nên tìm hiểu các cách giảm nôn trớ khoa học để giúp trẻ mau khỏi bệnh như sau:

    Hướng dẫn cách xử lý khi thấy trẻ bị nôn trớ

    Khi thấy trường hợp trẻ nôn trớ sau ăn, bé bị nôn trớ nhiều thì mẹ hãy hành động ngay, áp dụng các bước sau:

    · Nghiêng đầu trẻ sang một bên để con không bị sặc chất nôn, sau đó mẹ hãy làm sạch chất nôn bên trong và xung quanh miệng trẻ với khăn ấm.

    · Vỗ lưng để con bất hệt chất nôn ra ngoài, mẹ hãy trấn an trẻ và khum lòng bàn tay lại vỗ lưng bé hoặc thực hiện biện pháp Heimlich.

    · Tránh cho con ăn các thực phẩm khó tiêu như nước có ga, nước ngọt, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ..

    · Bù điện giải cho trẻ với dung dịch Oresol, nước ấm, sữa, cháo loãng.. Nếu con không có dấu hiệu mất nước thì mẹ có thể cho bé ăn đặc bình thường.

    Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ em như thế nào?

    Để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ em một cách hiệu quả, mẹ có thể thực hiện các biện pháp như sau:

    · Bổ sung lợi khuẩn: Sử dụng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ, giải quyết tình trạng nôn trớ do viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa gây ra bằng cách cân bằng hệ sinh thái đường ruột nhanh chóng. Dùng men vi sinh đều đặn cũng là cách giúp mẹ bảo vệ hệ tiêu hóa của trẻ và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho con, phòng tránh tốt nhiều bệnh đường ruột hay gặp phải.

    · Thay đổi thói quen ăn uống: Hãy chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều cữ trong ngày, không ép con ăn quá no mà chỉ cho con ăn một lượng vừa đủ giúp bé tiêu hóa tốt, tránh nôn trớ vì ăn nhiều. Sau ăn mẹ cũng không nên đặt trẻ nằm ngay mà nên bế đứng, vỗ ợ hơi cho con.

    · Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa cho trẻ với đa dạng các nhóm dưỡng chất như trứng gà, rau mồng tơi, khoai lang.. Không sử dụng các thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn dầu mỡ trong bữa.

    CÁC MẸO DÂN GIAN GIÚP GIẢM NÔN TRỚ CHO BÉ SAU ĂN

    Sử dụng những mẹo chăm sóc cho bé bị nôn trớ nhiều dưới đây là biện pháp theo dân gian, mẹ có thể tham khảo và áp dụng tùy tình trạng sức khỏe của con:

    · Trị nôn trớ với đọt tre: Lấy búp tre tươi với con trai thì 7 búp, gái thì 9 búp. Sau đó cắt đọt tre vào nồi nhỏ đun với 1/2 bát nước tới khi còn khoảng 6 thìa cà phê nước cốt thì tắt bếp. Mẹ cho trẻ nôn trớ uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa và uống trong 3-4 ngày.

    · Dùng tinh dầu lá bạc hà: Ngoài công dụng chống viêm, thúc đẩy lưu thông máu thì tinh dầu bạc hà còn giúp hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ có thể lấy vài giọt tinh dầu bạc hà thoa vào bụng bé kết hợp massage để giảm nôn trớ.

    · Dùng gừng tươi: Gừng tươi rửa sạch cạo vỏ và cắt thành những lát mỏng. Bố ngậm từng lát gừng và hà hơi vào vùng cổ, ngực, bụng, rốn của trẻ trong khi mẹ ngậm gừng và hà hơi vào lưng, gáy trẻ. Thực hiện 3 ngày, mỗi lần làm 36 lần liên tục.

    · Chữa trớ sữa với chanh tươi: Chanh tươi rửa sạch thái lát mỏng và thêm nước sôi để tinh chất từ chanh tiết ra. Mẹ cho trẻ uống nước chanh ấm và chút mật ong để an dịch vị dạ dày, giảm nôn trớ.

    · Giảm nôn trớ với gạo lứt: Mẹo giảm nôn trớ cho bé bằng nước gạo lứt rang vàng, thêm sữa và đun liu riu trên lửa, để nguội cho trẻ uống. Khi đun gạo lứt tính theo hạt với 7 hạt cho bé trai và 9 hạt cho bé gái.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi infachobe
    Đang tải...


Chia sẻ trang này