Tiêu chuẩn GRS – Global Recycle Standard là bộ tiêu chuẩn Quốc tế do tổ chức Control Union Certifications (CUC) xây dựng và ban hành lần đầu và thuộc quyền quản lý của Textile Exchange. Trong bộ tiêu chuẩn này có đưa ra các yêu cầu về việc xác minh các thành phần tái chế của chuỗi hành trình sản phẩm ngoài ra thực hành của Doanh Nghiệp về Xã Hội và Môi trường cũng như kiểm soát hóa chất của một tổ chức và doanh nghiệp. Các phiên bản của Tiêu chuẩn GRS Ban đầu, Tiêu chuẩn GRS do tổ chức Control Union Certifications (CUC) xây dựng và phát triển vào năm 2008. Textile Exchange đã mua lại quyền sở hữu GRS vào tháng 01/01/2011. Dưới đây là tất cả những phiên bản đã được ban hành của Tiêu chuẩn GRS từ trước tới nay: Global Recycling Standard (Năm 2008) Global Recycling Standard0 Global Recycling Standard0 (Năm 2014) Global Recycling Standard0 (Năm 2017) GRS là viết tắt của từ gì? GRS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Global Recycled Standard”, dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu”. Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu GRS cung cấp cho các công ty một công cụ để xác minh rằng một hoặc nhiều nguyên liệu đầu vào cụ thể có trong sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, GRS là một tiêu chuẩn sản phẩm đầy đủ quy định các thực hành tốt nhất về xã hội và môi trường, cũng như các hạn chế về hóa chất đối với vải, quần áo, hàng may mặc, phụ kiện, ... TẠI SAO CHỌN CHÚNG TÔI? Chứng chỉ Quốc tế, hiệu lực Toàn cầu Giải đáp các khó khăn, vướng mắc về tiêu chuẩn GRS Hướng dẫn đơn giản hóa việc áp dụng GRS Hỗ trợ tinh giản hóa các thủ tục thực hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm Đưa ra các đề xuất tối ưu, giảm thiểu gánh nặng trong quá trình thực hiện Loại bỏ lãng phí, tối ưu hóa chi phí, báo phí trọn gói Đảm bảo tiến độ theo yêu cầu của Doanh Nghiệp Chuyển giao toàn bộ tài liệu liên quan tới các quy trình, kế hoạch thực hiện Hỗ trợ Doanh Nghiệp mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi hợp đồng đã kết thúc Tiêu chí của Tiêu chuẩn GRS là gì? Chứng nhận GRS đảm bảo những điều sau: Đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn Tuyên bố Thành phần (CCS - Content Claim Standard) Có ít nhất 20% vật liệu tái chế được chứng nhận trong sản phẩm Truy xuất nguồn gốc từ tái chế đến sản phẩm cuối cùng Sản xuất có đạo đức và có trách nhiệm Hạn chế hóa chất đối với bất kỳ đầu vào độc hại nào Thực hành thân thiện với môi trường trong sản xuất LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG CHỈ GRS LÀ GÌ? Việc sở hữu giấy chứng nhận GRS giúp các Doanh nghiệp: Ứng dụng mô hình sản xuất giảm tiêu thụ tài nguyên Tiết kiệm nguyên liệu thô, nước và năng lượng trong quá trình sản xuất Tiết kiệm chi phí hoạt động Gia tăng lợi nhuận kinh doanh Dịch vụ Hỗ trợ Chứng nhận GRS của KNA CERT Là một trong những tổ chức uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực đánh giá chứng nhận, KNA CERT cung cấp dịch vụ hỗ trợ Đánh giá GRS theo phiên bản mới nhất cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm Tái chế KNA CERT cam kết về chất lượng dịch vụ: Quy trình làm việc Khoa học – Chuyên nghiệp Thủ tục tinh giản – Đảm bảo tiến độ Báo phí trọn gói từ A đến Z – Không phát sinh chi phí Hỗ trợ 24/7 – Tận tâm – Trách Nhiệm Chính sách hậu mãi siêu tốt – Kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn → Tìm hiểu thêm về Dịch vụ Chứng nhận GRS của KNA CERT: Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp người đọc hiểu GRS là gì và nắm được một số thông tin về các yêu cầu của Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu. Nếu Quý Doanh Nghiệp muốn biết chi tiết hơn về cách áp dụng Tiêu chuẩn hoặc quan tâm tới dịch vụ Chứng nhậnGRS, vui lòng liên hệ với KNA CERT theo số Hotline: 0968.038.122 hoặc Email: salesmanager@knacert.com để được hỗ trợ sớm nhất.