Bồi Dưỡng Tính Cẩn Thận Cho Con

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Mạnh Kiên, 31/10/2016.

  1. Mạnh Kiên

    Mạnh Kiên Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/4/2016
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Bồi dưỡng tính cẩn thận cho trẻ là những kỹ năng rất quan trọng đối với sự phát triển tính cách và tương lai của mỗi trẻ. Chúng ta đều biết sự cẩu thả sẽ tạo ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ trong học tập và còn ở trong cuộc sống. Đối với trẻ cũng vậy, trong học tập sự cẩu thả sẽ không thể phát huy được thành tích học tập cao trong các bài kiểm tra của trẻ. Muốn hình thành thói quen cẩn thận, tỉ mỉ cho trẻ cần tìm ra nguyên nhân khiến trẻ cẩu thả, sau khi tìm ra được nguyên nhân thì cha mẹ và thầy cô tận dụng những phương pháp thiết thực để trừ bỏ mầm mống thói quen xấu cẩu thả mới được hình thành ở trẻ. Chỉ có như vậy mới có thể khiến trẻ hình thành thói quen cẩn thận, tỉ mỉ và là nền tảng cho sự thành công sau này của con em chúng ta. Một số phương pháp cơ bản để bồi dưỡng tính cẩn thận, tỉ mỉ cho trẻ như sau:

    1. Bồi dưỡng thói quen cẩn thận cho trẻ từ trong trò chơi

    Khi trẻ còn nhỏ thì chơi là bản tính của trẻ, trò chơi là tất cả con đường học tập của trẻ. Ví dụ: Khi trẻ mới bắt đầu tiếp xúc với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì mẹ có thể tận dùng bài poker để làm đề, lấy 4 con bài để cùng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia, làm đúng 10 câu hỏi thì sẽ được thưởng một điều ước nhỏ, làm sai 3 bài liên tục thì sẽ giảm một phần thưởng, cùng lúc với việc rèn luyện tư duy toán học trẻ có thể bồi dưỡng tính cẩn thận, tỉ mỉ của mình. Khi được sự bồi dưỡng của cha mẹ bài tập của trẻ sẽ được hoàn thành cẩn thận, hơn nữa sẽ giảm các lỗi sai nhiều hơn và thành tích học tập cũng tốt hơn.

    [​IMG]

    2. Hình thành thói quen cẩn thận, tỉ mỉ cho trẻ từ những việc nhỏ nhất

    Để trẻ hình thành thói quen cẩn thận, khi bắt đầu có thể đơn giản là yêu cầu trẻ hằng ngày tự sắp xếp bàn học của mình gọn gàng, sắp xếp cặp sách, phân loại giữa sách và vở rồi bài tập đồng thời chuẩn bị đầy đủ những thứ cần mang đi học của ngày hôm sau, cha mẹ kịp thời nhắc nhở và hướng dẫn, khích lệ hoặc thưởng hợp lý. Làm như vậy, lâu dần sẽ hình thành thói quen cẩn thận cho trẻ sau này cho những công việc hay kế hoạch lớn hơn. Đối với việc nhà khi hướng dẫn trẻ thì cha mẹ nhất định cần thuyết phục để trẻ tích cực chủ động chứ không ép buộc, nếu không sẽ dẫn tới hiệu quả ngược lại.

    boi duong tinh can than cho con.jpg
    3. Bồi dưỡng hứng thú làm việc của trẻ

    Sự hứng thú sâu sắc đối với một việc gì thì không những sự tự chủ động cẩn thận mà còn chủ động tích cực, vui vẻ thực hiện vì vậy cha mẹ cần giúp trẻ thích thú với công việc để trẻ tự chủ động hình thành thái độ cẩn thận cho mình.Khi trẻ bắt đầu học tập chắc chắn sẽ có nhiều điều không mong muốn trong đó có sự cẩu thả của trẻ thì cha mẹ không nên mắng trách mà cần khích lệ chúng sửa đổi sự cẩu thả trong học tập và công việc, khi được khen ngợi thì chắc chắn hứng thú của trẻ sẽ được nâng cao, từ đó càng cẩn thận tỉ mỉ hơn, cố gắng làm mọi việc tốt hơn.

    boi duong tinh can than cho con 1.jpg

    4. Loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến tính cẩn thận của trẻ

    Khi trẻ tập trung tinh thần cẩn thận, tỉ mỉ làm việc một khi bị các yêu tố bên ngoài làm phiền sẽ gây cảm giác phân tâm, rất khó tập trung toàn bộ tinh thần vì vậy, khi trẻ làm bài tập hoặc hoàn thành một việc có ý nghĩa thì cha mẹ cố gắng không nên xem tivi, nói chuyện, thảo luận vấn đề hoặc làm việc gì cũng nên cố gắng không phát ra tiếng động, tốt nhất là có thể ngồi đọc sách hoặc ngồi học cùng trẻ tạo môi trường tốt khiến trẻ có thể tập trung tinh lực như vậy khi bắt đầu thì sẽ nảy sinh phản xạ có điều kiện tập trung chú ý đồng thời cũng có thể làm được tới mức cẩn thận, tỉ mỉ.

    Trên đây là những phương pháp “Bồi dưỡng tính cẩn thận cho trẻ” một cách cơ bản nhất, ngoài ra còn những phương pháp khác phù hợp hơn với từng con theo từng lứa tuổi thì càng hữu ích hơn. Chúc các bậc phụ huynh luôn tìm hướng giáo dục con một cách hiệu quả nhất!
    Nguồn: http://dayhoctot.edu.vn/boi-duong-tinh-can-cho-tre/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mạnh Kiên
    Đang tải...


  2. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    ngâm cứu để áp dụng cho bé
     

Chia sẻ trang này