Bỏng ở trẻ nguy hiểm hơn người lớn

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 4/7/2007.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Bỏng ở trẻ nguy hiểm hơn người lớn

    [​IMG]
    Không nên để trẻ lại gần khi nấu nướng. Ảnh: Onasia.

    Một vết bỏng chỉ nhỏ bằng vài ngón tay, nếu không điều trị đúng cách cũng có thể khiến trẻ tử vong do nhiễm trùng nặng.

    "Cứ đến mùa hè là số trẻ em bị bỏng lại tăng vọt" - tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Viện Bỏng quốc gia, cho biết. Chỉ trong tháng 6 đã có gần 200 trẻ vào điều trị tại Viện. Nếu như ở những mùa khác, trung bình mỗi ngày Viện tiếp nhận 3-5 bệnh nhi thì vào mùa hè, con số này là 5-7 cháu.

    Nguyên nhân là trẻ được nghỉ hè, trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm nên không có người giám sát. Trừ những cháu quá nhỏ, thường trẻ được ở nhà một mình hoặc với anh chị em, tự do đùa nghịch với những tác nhân gây bỏng như điện, bếp ga, nước sôi...

    Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, các bác sĩ cũng có thể gặp các trường hợp bỏng nồi cơm điện: Khi cơm sôi, hơi nước bốc lên từ lỗ thông khí, trẻ (thường ở tuổi biết bò hay chập chững tập đi) tò mò sờ tay vào đó. Các trường hợp này vết bỏng không rộng nhưng rất sâu, có nguy cơ bị mất ngón tay.

    Có người pha nước tắm cho trẻ nhưng cho nước sôi vào trước, trong khi quay ra lấy nước nguội thì trẻ đã kịp bước vào, hoặc thò tay vào chậu, bị bỏng nặng.

    Bỏng điện là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất, nạn nhân thường là trẻ em nông thôn, cỡ trên dưới 10 tuổi. Ngày hè, các cháu thường đi thả diều dưới đường điện cao thế, diều mắc vào gây phóng điện, hoặc trẻ trèo lên gỡ diều và bị điện giật. Có trẻ gặp nạn do trèo lên cột điện bắt chim.

    Một trong các nạn nhân đó là cháu Văn Quyền (15 tuổi, Thái Nguyên). Do gỡ diều mắc ở đường điện cao thế, cháu bị bỏng rất sâu ở đầu, gáy và hai chân, có nguy cơ tổn thương đốt sống cổ. Cũng với nguyên nhân tương tự, cháu Vũ Tuấn (15 tuổi, Sơn La), bị bỏng đến 1/4 diện tích cơ thể, trong đó nhiều chỗ bỏng rất sâu.

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Huệ, Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia cho biết, bỏng canh, cháo và đồ uống nóng cũng hay gặp trong mùa hè do mọi nhà đều thích ăn các món này. Chỉ cần bố mẹ sơ ý, trẻ đã có thể cho tay vào bát canh, nồi cháo hoặc làm đổ, khiến thức ăn nóng dội vào người. Cháu Tiến Văn, 7 tuổi, Hà Tây, là một ví dụ. Văn bị bỏng sâu đến một nửa diện tích cơ thể, bị sốc nặng, tính mạng nguy kịch do làm đổ nước đậu nóng.

    Trẻ em chiếm 50% trong số gần 50.000 ca bỏng mỗi năm tại Việt Nam, trong đó khoảng 1/3 là bỏng nặng. Theo nghiên cứu của Ủy ban quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích, một nửa số bệnh nhi bị bỏng là trẻ dưới 5 tuổi.
    Ngoài ra, nhiều trẻ bị bỏng do nướng mực, cá khô bằng cồn, đốt rơm rạ để nghịch...

    Tiến sĩ Huệ cho biết, bỏng ở trẻ em nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều, bởi sức đề kháng của trẻ còn kém, dễ bội nhiễm. Một vết bỏng diện tích hẹp nếu không chữa trị đúng cách và kịp thời có thể gây hoại tử, thậm chí chết do nhiễm trùng. Nếu vết bỏng liền, nhiều trường hợp bị sẹo co kéo gây biến dạng cơ thể khi lớn lên. Trẻ bị bỏng cũng dễ suy dinh dưỡng, kiệt sức.

    Do đó, các bậc phụ huynh nên thận trọng với các tác nhân có thể gây bỏng cho trẻ, đặc biệt trong mùa hè. Nên dặn dò con cái thật kỹ về những nguy cơ, những điều không được làm (không lại gần phích nước sôi, hay chơi gần đường điện cao thế). Với đồ ăn nóng, nước nóng, cần để xa những chỗ trẻ vẫn qua lại, nô đùa, và để mắt giám sát cho đến khi chúng nguội.

    Hải Hà
    VNEXPRESS
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. Le Thuy

    Le Thuy Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    19/9/2005
    Bài viết:
    2,699
    Đã được thích:
    661
    Điểm thành tích:
    773
    Đọc bài này xong tớ lại nghĩ đến thằng cu lớn nhà tớ. BUỒN!
     

Chia sẻ trang này