Thông tin: Cá chép sao lại mang được ông Táo lên trời?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Choconmotcaiten, 2/2/2015.

  1. Choconmotcaiten

    Choconmotcaiten Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/2/2015
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Ngày ông Táo về trời là ngày bao nhiêu và tại sao ông Táo lại cưỡi cá chép về trời là thắc mắc của nhiều bé, mẹ tham khảo gợi ý của Subin.vn để làm thoả mãn cho bé nhé!

    1.Táo Quân là ai?


    Táo Quân (còn được gọi là ông Công ông Táo), là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình.

    Theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

    2. Cúng ông táo ông công mua gì, cần Lễ vật gì ?

    Lễ vật chuẩn bị cho cúng ông Công ông Táo gồm mâm cỗ mặn, bánh kẹo, r***, trầu cau, hoa quả. 3 bộ mũ áo hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy. Cùng với đó là hia hài Táo quân cùng vàng nén. Đặc biệt, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép.

    [​IMG]
    Ông Táo cưỡi cá chép về trời ngày 23 tháng Chạp.

    Cá chép phải là cá sống và được chăm sóc rất cẩn trọng. Sau khi cúng xong, người ta sẽ phóng sinh những con cá đó để ông Công ông Táo có phương tiện về trời. Cá chép là biểu tượng của phú quý, của sự sinh sôi phát triển. Và quan trọng hơn nữa, cá chép trong tâm thức người Việt có một khả năng đặc biệt, đó là "Vượt vũ môn hóa rồng".

    Cá chép muốn vượt vũ môn để hóa rồng, nó cần làm thêm một điều thiện nửa mới hóa rồng được, việc cuối cùng nó làm trước khi hóa rồng là chở ông táo châu trời đêm 23 tháng chạp.

    Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

    3. Cúng ông táo vào giờ nào, lúc mấy giờ?

    Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

    4. Cúng ông công, ông táo ở đâu?

    Lễ cúng 23/12 âm lịch là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời. Trong ngày này ông Táo được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà cùng với gia tiên. Do vậy, cần ít nhất 2 ban thờ + 2 cá chép. Sau khi hóa vàng thì tro của bát hương, chân hương và cá chép sẽ được thả xuống sông, hồ để tiễn đưa các thần về Trời.

    [​IMG]
    Thả cá chép để ông Táo về trời.

    Hiện nay, ở các thành phố người ta hay tách ra làm 3: Táo quân - trong bếp, tổ tiên - bàn thờ chính trong nhà, Thổ công được gộp chung vào ban thờ ngoài trời, gọi là bàn thờ Trời Đất, thông thường là trên sân thượng của các nhà mái bằng.

    5. Sự tích ông Táo

    Tích 1

    Truyền thuyết xưa kể lại có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho.

    Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm “vua bếp”. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:

    Thế gian một vợ một chồng

    Chẳng như vua bếp hai ông một bà

    Tích 2

    Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau.

    Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

    [​IMG]
    Cá chép cúng ông Táo về trời.

    Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

    Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

    Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

    Ngọc Hoàng trên cao cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành “ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa. Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

    Tích 3

    Hai vợ chồng nghèo, chồng đi buôn, vợ làm ruộng nên chồng thường xa nhà thỉnh thoảng mới về, đôi khi đi suốt năm mới về. Rồi một chuyến đi biền biệt không tin tức, không tiền bạc gởi về. Người vợ chờ cả 10 năm vẫn biệt tích. Sau đó người vợ lấy một người chồng khác làm nghề săn bắn; người này nuôi một đầy tớ tên là Lốc.
    [​IMG]
    Cá chép có khả năng vượt vũ môn hóa rồng nên được chọn để ông Táo về trời.

    Một hôm chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm r*** mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm mọi thứ để làm một bữa.

    Trong khi người vợ đi vắng, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy thế, rất đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.

    Người chồng mới thương tiếc vợ, cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.

    Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là “thằng Lốc”. Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.

    Nguồn: Subin.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Choconmotcaiten
    Đang tải...


Chia sẻ trang này