Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân giai đoạn đầu Triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt, lúc ẩn lúc hiện. Người bệnh có biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân, nặng chân khi đứng lâu, ngồi nhiều. Vào đêm có biểu hiện vọt bẻ, cảm giác kiến bò trong ống chân. Lúc này các mạch máu chưa nổi lên nên chúng ta thường không để ý, và cho rằng: nghỉ ngơi rồi sẽ khỏe lại. Nếu bạn đang có các dấu hiệu này thì bắt đầu rèn luyện thói quen tập luyện những bài tập bổ trợ cho chân, đeo tất y khoa phòng ngừa; đi khám bác sỹ hay chuyên gia để có kế hoạch điều trị đầy đủ và kịp thời. Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân giai đoạn bệnh tiến triển Triệu chứng giãn tĩnh mạch ở giai đoạn kế tiếp sẽ có biểu hiện rõ hơn giai đoạn đầu. Các dấu hiệu như: chân bạn bị phù, phù ở mắt cá hay bàn chân, khi mang giày hoặc dép có cảm giác chật hơn bình thường, các mạch máu nổi lên trên da và thành từng búi. Kiểm tra độ phù bằng cách ấn ngón tay vào và xuất hiện vết lõm của ngón tay trên da. Các tĩnh mạch lúc này bị giãn có thể bé hơn 1 mm, giãn tĩnh mạch mạng nhện ở vùng đùi, đường kính của tĩnh mạch giãn này bé hơn 1 mm; giãn tĩnh mạch mạng nhện bé hơn 1 mm và giãn tĩnh mạch lưới nhỏ hơn 3 mm ở mặt sau vùng đùi. Không những vậy, màu sắc da sẽ bị đổi , khác với màu da thường, đen sậm hơn. Khi này ta sẽ dễ nhận biết do nó hiện rõ trên da, mất đi tính thẩm mỹ. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này thì bạn đã bị bệnh giãn tĩnh mạch. Đi khám tại các bệnh viện tim mạch, hoặc chuyên khoa liên quan để các bác sỹ đưa ra phương thức điều trị hợp lí. Lúc này, vớ y khoa điều trị là loại vớphù hợp cho bạn. Biểu hiện giãn tĩnh mạch chân cấp độ nặng Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân biểu hiện rõ rệt nhất ở việc bị lở loét trên chân. Vết loét ngày càng lớn và sâu, bên cạnh vết loét chính còn có các vết loét nhỏ xung quanh. Kèm theo là da sạm và phù. Nếu có hiểu biết cơ bản về các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân, bạn sẽ có khả năng quản lý sức khỏe của mình và người thân hơn. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm đúng đắn mà ông cha ta đã truyền lại cho các thế hệ, vì nó ít tốn kém nhất nhưng mang lại kết quả tốt nhất. Do vậy , nếu bạn chưa gặp phải những dấu hiệu giãn tĩnh mạch trên thì nên tích cực sống lối sống khoa học; nếu cảm thấy mình có dấu hiệu cần đi tham khảo bác sỹ, kèm với việc mang vớ y khoa và luyện tập cơ chân thường xuyên. CÓ THỂ THAM KHẢO CHI TIẾT BÊNH GIÃN TĨNH MẠCH TẠI ĐÂY