Thông tin: Các Biểu Hiện Khi Trẻ Gặp Tình Trạng Rối Loạn Tiêu Hóa

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 8/4/2022.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ gặp rối loạn tiêu hóa, nếu cha mẹ không kịp thời xử lý tình trạng này, lâu dài sẽ khiến trẻ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hơn. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.


    PHÁT HIỆN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ: TIÊU CHẢY

    Trẻ đi ngoài phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày được coi là tiêu chảy. Khi tiêu chảy kéo dài khiến trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong.

    Để cải thiện tình trạng này cho con, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

    · Thường xuyên sử dụng nước điện giải Oresol để giúp đường tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch.

    · Đối với các gia đình nuôi động vật, nên hạn chế tối đa việc để bé tiếp xúc, ôm ấp thú cưng.

    · Nên cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng, kéo dài tới 2 tuổi sẽ giảm nguy cơ tiêu chảy. Ngoài ra, cho trẻ uống vitamin A cũng giúp hạn chế bị tiêu chảy.

    · Cách tốt nhất để phòng ngừa tiêu chảy là thực hiện vệ sinh cho bé cẩn thận

    · Khi ăn uống, mẹ nên cho bé uống nước sôi hoặc tiệt trùng, thực hiện ăn chín uống sôi, tránh đồ tái sống.

    · Bổ sung kẽm từ 10-14 ngày. Kẽm giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, làm giảm thiểu nguy cơ mắc lại bệnh tiêu chảy sau khi đã chữa khỏi.

    · Mẹ nên cho bé tiêm phòng sởi định kỳ. Bởi vì đây cũng là biện pháp gián tiếp phòng ngừa tiêu chảy bởi tiêu chảy chỉ hay xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi.

    PHÁT HIỆN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ: ĐẦY BỤNG

    Đây là biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột, do tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Thông thường, đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật với 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Với hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì tỷ lệ này được duy trì, đường ruột ở trạng thái cân bằng, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, đào thải chất độc hại diễn ra bình thường.

    Ngược lại, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn sinh sôi, tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp, như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể kèm theo đầy bụng.

    Để cải thiện tình trạng này cho con, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

    · Massage bụng cho trẻ

    · Không nên ép bé bú quá no, điều này có thể khiến bé không thoải mái. Bạn hãy chờ ít nhất 2-3 tiếng rồi mới cho bé ăn lần tiếp theo

    · Cho trẻ ngồi khi bú

    · Cho trẻ tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm

    · Đặt bé nằm sấp trên đầu gối của mẹ một lát và xoa lưng nhẹ nhàng để làm giảm áp lực lên bụng của bé

    · Quấn ủ bé trong một tấm chăn mỏng để bé cảm thấy an toàn hơn.

    PHÁT HIỆN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ: TÁO BÓN

    Táo bón là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và rất hay gặp ở trẻ vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ gặp “trục trặc” khi tiếp nhận các thực phẩm khó tiêu hóa. Thực tế cho thấy, khi bị táo bón bé dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

    Để cải thiện tình trạng này cho con, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

    · Ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhuận tràng như củ khoai lang, đu đủ, mồng tơi, chuối tiêu, cam, bưởi…

    · Không cho những trẻ ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm hay bánh kẹo chứa nhiều đường hóa học, nước uống có ga, cà phê,…;

    · Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày, với trẻ sơ sinh thì tăng số lần bú cho bé

    · Cha mẹ cần tăng cường vận động cho bé hoặc massage bụng cho trẻ nhỏ

    · Rèn cho con trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ.

    PHÁT HIỆN RỐI LOẠN TIÊU HÓA Ở TRẺ: NÔN TRỚ

    Nôn trớ hay trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn sau khi xuống dạ dày bị đẩy trở ngược lên trên. Theo thống kê, có đến 2/3 trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời do đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, khi cấu trúc hệ tiêu hoá của trẻ dần hoàn thiện, tình trạng này sẽ thoái lui.

    Để cải thiện tình trạng này cho con, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

    · Không để bé vừa khóc vừa bú để hạn chế lượng hơi có thể nuốt vào gây đầy hơi, chướng bụng khiến trẻ nôn trớ.

    · Cho bé bú đúng tư thế, mặt đối diện với bầu vú/bình sữa, miệng ngậm kín núm vú, đầu - lưng - mông nằm trên một đường thẳng.

    · Cho bé bú bầu vú bên trái trước rồi sang bên phải để sữa dễ dàng di chuyển xuống dạ dày, không gây trào ngược.

    · Sau khi bé bú no, mẹ nên thực hiện vỗ ợ hơi và bế bé thêm khoảng 15 - 20 phút trước khi đặt bé nằm xuống.


    Trên đây là top 4 triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng như một số giải pháp cải thiện hiệu quả mà bố mẹ nên biết. Ngoài ra, với trẻ tiêu hóa kém hay trẻ đang gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, để chăm sóc và tăng cường tiêu hóa cho trẻ thì việc bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa là điều vô cùng cần thiết.

    Cụ thể, men vi sinh giúp tăng cường hàm lượng lợi khuẩn lớn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe đường ruột, ức chế và kìm hãm các hại khuẩn gây bệnh, hỗ trợ tăng cường đề kháng cho bé. Nhờ đó tạo tiền đề giúp bé yêu của bạn tiêu hóa tốt, hệ miễn dịch khỏe, hấp thu tốt các dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tránh các bệnh về đường tiêu hóa cho con trong đó có rối loạn tiêu hóa.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này