Các bước tìm kiếm việc làm thêm khi du học Mỹ

Thảo luận trong 'Học tập' bởi lovekieu, 18/6/2014.

  1. lovekieu

    lovekieu Thành viên mới

    Tham gia:
    19/10/2011
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Bất cứ du học sinh đi du học cũng muốn có thêm một công việc để trang trải chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tìm việc làm thêm.[/i]

    Đó cũng là băn khoăn của nhiều du học sinh, đặc biệt là các sinh viên đang du học Mỹ. Dưới đây là mách nước kinh nghiệm tìm việc làm thêm khi đi du học ở Mỹ. Như việc làm trong khuôn viên của trường phải hoặc ở trong những tòa nhà của trường (bao gồm các cơ sở kinh doanh hoạt động trong khuôn viên của trường như nhà hàng hay tiệm bán sách) hoặc ở một nơi ngoài khuôn viên của trường nhưng sáp nhập vào trường về mặt giáo dục.

    Tuy nhiên, du học sinh không thể nào làm việc cho một công ty ở ngoài hoạt động trong khuôn viên của trường nếu công ty đó không cung cấp dịch vụ trực tiếp cho sinh viên. Thí dụ, một sinh viên có thể làm cho nhà hàng, nhưng không thể nào làm cho công ty xây dựng hoạt động trong khuôn viên của trường.


    [​IMG]


    Vừa học vừa làm giúp ích rất nhiều cho cuộc sống du học Mỹ



    Công việc ngoài khuôn viên trường làm cho một tổ chức hay cơ quan sáp nhập với trường phải liên kết đến chương trình học của trường hay liên quan đến những dự án nghiên cứu được tài trợ bởi chính phủ. Việc làm phải là một phần của chương trình học.

    Việc làm trong khuôn viên bị giới hạn 20 tiếng một tuần trong khóa học. Du học sinh được phép làm việc toàn thời gian trong những kỳ nghĩ lễ hay nghỉ hè. Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) có quyền cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần nếu họ nghĩ là trường hợp khẩn cấp cho phép điều đó.

    Nếu Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ cho phép một du học sinh làm việc trên 20 tiếng một tuần, họ sẽ đăng thông báo trong Federal Register (tạm dịch là Sổ bộ liên bang). Tuy nhiên, du học sinh vẫn phải chứng minh với viên chức nhà trường có tar1ch nhiệm rằng việc làm là cấn thiết để tránh tình trạng khốn khó về kinh tế gây ra bởi tình trạng khẩn cấp. Viên chức nhà trường sẽ ghi chú trên mẫu I-20 theo đúng với thông báo trong Federal Register.

    Du học sinh đã hoàn tất việc học sẽ không được làm việc trong khuôn viên nhà trường ngoại trừ nếu đã được chấp thuận trong chuyện xin làm việc trong chương trình đào tạo thực hành (Practical Training). Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) qui định rằng du học sinh có thể làm một công việc trong khuôn viên của trường nếu công việc đó không chiếm chỗ của thường dân Mỹ.

    Tuy vậy, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) từ trước đến giờ vẫn luôn để nhà trường quyết định chuyện và chưa bao giờ ra thêm hướng dẫn giải thích cụ thể về vấn đề trên. Một vài bình luận gia cho là Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ can thiệp nếu có một người nào làm đơn khiếu nại hay than phiền, chẳng hạn như công đoàn. Tuy nhiên, nếu một công việc từ trước đến giờ luôn luôn dùng du học sinh thì công việc đó được xem như phù hợp với du học sinh với visa F-1 hay M-1.

    Đối với một du học sinh đang chuyển trường, việc làm chỉ có thể được chấp thuận bởi trường học có quyền hạn trên hồ sơ SEVIS của du học sinh đó. Một du học sinh với visa F-1 lấn đầu không đươc làm việc quá 30 ngày trước khi khóa học bắt đầu.

    Giống như các công ty khác, đại học bắt buộc phải kiểm chứng giấy phép đi làm trước khi thuê muớn một du học sinh cho công việc trong khuôn viên của trường.

    [​IMG]</div>


    Điều này có nghĩa là nhà trường phải tuân theo yêu cầu của mẫu đơn I-9 (Employment Eligibility Verification). Có một vấn đề là du học sinh được mướn có thẻ Social Security Number (SSN) hay không. Nhiều cơ quan, kể cả các trường đại học, yêu cầu nhân viên phải có thẻ Social Security Number (SSN). Tuy nhiên, thẻ Social Security Number (SSN) không bắt buộc khi điền mẫu I-9. Do đó, một trường đại học có thể bỏ qua việc đòi hỏi một du học sinh được mướn phải có thẻ Social Security Number (SSN) nếu điều đó không ảnh hưởng đến công nhân Hoa Kỳ. Tuy vậy, du học sinh vẫn phải nộp giấy tờ để nhận dạng (như hộ chiếu) và để kiểm chứng giấy phép làm việc (như mẫu I-20 và I-94).

    Đại học phải làm gì đối với một du học sinh chưa có thẻ Social Security Number (SSN). Nhà trường vẫn phải trừ thuế theo luật để trang trải chi phí về Social Security (an ninh xã hội).

    Trong quá khứ, không có thẻ Social Security Number không phải là một vấn đề lớn vì chỉ trong một vài ngày là Social Security Administration (SSA) đã cấp số thẻ Social Security Number (SSA). Việc làm trong khuôn viên của trường là một lý do chính đáng để xin thẻ Social Security Number (SSN).

    Tuy nhiên, kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001, Social Security Administration (SSA) kiểm chứng giấy tờ và qui chế di trú với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ trước khi cấp số thẻ Social Security Number. Social Security Administration cũng kiểm chứng với trường xem du học sinh có đăng ký học toàn thời gian hay không và có được phép làm việc trong khuôn viên nhà trường hay không. Những thủ tục này khiến một du học sinh phải chờ đợi nhiều tuần lễ trước khi nhận được thẻ Social Security Number (SSN).
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lovekieu
    Đang tải...


  2. lovekieu

    lovekieu Thành viên mới

    Tham gia:
    19/10/2011
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Thủ tục xin visa du học Úc

    Visa du học luôn luôn là mối quan tâm của các phụ huynh và học sinh khi chuẩn bị du học và ngay cả khi đang du học. Chúng ta thử tìm hiểu thủ tục xin visa du học úc

    [​IMG]

    Nhằm giúp các bạn hiểu rõ các thủ tục và quy định xin visa du học Úc, chúng tôi tóm tắt những thông tin cơ bản và quan trọng nhất mà các phụ huynh, học sinh cần nắm được trước khi quyết định du học.

    1. Một số khái niệm quan trọng

    CoE- Confirmation of Enrolment: Thư điện tử xác nhận chỗ học chính thức của học sinh, thông tin được tạo bởi và lưu trên website PRISMS. Đây là thông tin các khóa học mà mỗi học sinh quốc tế học.

    Visa du học: Thị thực được bộ di trú các nước cấp để du học sinh được phép du học.

    2. Đăng kí xin Visa du học

    Để được cấp visa, học sinh cần làm:

    • Nộp đơn xin visa online hoặc bản cứng đã điền đầy đủ
    • Trả phí xét visa
    • Nộp hộ chiếu gốc còn hạn theo yêu cầu.
    • Nộp các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính cho học tập và sinh hoạt tại Úc, thường là các giấy tờ: sổ tiết kiệm, các nguồn thu nhập của người bảo trợ tài chính cho du học sinh và các nguồn thu này cần đầy đủ, hợp pháp, có tính bền vững.
    • Nộp các bằng chứng về học tập phổ thông/ đại học và tiếng Anh.
    • Nộp E-CoE cho khóa học.
    • Mua bảo hiểm y tế cho suốt qúa trình du học.
    • Bằng chứng về việc học sinh có đạo đức tốt, sức khỏe đạt yêu cầu và không nợ nần gì chính phủ Úc.
    • Chứng minh được rằng học sinh có ý định học tập thật sự tại Úc

    Tất cả các thông tin được cung cấp cần trung thực và có hiệu lực

    3. Độ dài của Visa

    Bộ di trú cấp visa cho du học sinh trên nguyên tắc chung là:

    • Khóa học dài 10 tháng hoặc ít hơn: thời gian được cấp = độ dài khóa học + 1 tháng
    • Khóa học hơn 10 tháng: thời gian được cấp = độ dài khóa học + 2 tháng;
    • Khóa học hơn 10 tháng và kết thúc vào tháng 11 hoặc 12: thời gian được cấp đến 15/3 năm sau.

    4. Các loại Visa sinh viên

    Có 7 loại visa và visa cho du học sinh được phân loại theo khóa học cao nhất - cuối cùng mà du học sinh đăng kí học, cụ thể:

    • Visa 570: Du học sinh chỉ học tiếng Anh để lấy chứng chỉ hoặc không lấy chứng chỉ mà không học lên bất cứ khóa chuyên môn nào khác.
    • Visa 571: Du học sinh học đến hết bậc phổ thông.
    • Visa 572: Du học sinh chỉ học đến học cao đẳng/ nghề (cert I, II, III, IV, VET DIP/AdvDIP.
    • Visa 573: Du học sinh học chỉ học đến hết các khóa học bậc cao (Higher education) như: cử nhân, cử nhân liên thông, cao đẳng hoặc cao đẳng nâng cao liên thông lên cử nhân hoặc thạc sỹ lên lớp (bachelor degree , associate degree, graduate certificate, graduate diploma, HE diploma, HE advanced diploma or, masters by coursework).
    • Visa 574: Du học sinh học khóa thạc sỹ dạng nghiên cứu hoặc tiến sỹ (master research, PhD).
    • Visa 575: Du học sinh học các khóa học không cấp chứng chỉ như dự bị đại học, khóa học riêng hoặc một phần của khóa học nhưng không dẫn đến chứng chỉ hoặc bằng cấp (non-award foundation studies or other full-time course or components of courses not leading to an Australian award).
    • Visa 576: Du học sinh học bổng hoặc lực lượng vũ trang ( AusAID or Defence student sponsored by the Australian Government).

    5. Các cấp độ xét visa

    Bộ di trú Úc xét visa theo các cấp độ từ 1 đến 5 (AL1- AL5) và việc chia theo cấp độ là do mức độ rủi ro: ít rủi ro nhất là cấp độ 1 và rủi to nhất là cấp độ 5.

    Đối với Việt Nam, các cấp độ visa được áp dụng:

    Cấp độ 1: Áp dụng cho các đối tượng: Tiến sỹ, thạc sỹ dạng nghiên cứu. Tiếng Anh liên thông lên cử nhân/ thạc sỹ/ tiến sỹ hoặc liên thông lên dự bị đại học/ cao đẳng rồi liên thông tiếp lên cử nhân - theo chương trình SVP tại 41 trường đại học.

    Yêu cầu: Không trình bằng chứng về thu nhập, tài chính, tiếng Anh với bộ di trú, nhưng các trường đại học sẽ phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm, hoặc cùng các công ty tư vấn du học kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin do học sinh cung cấp và đảm bảo học sinh đủ điều kiện tài chính, học lực để học tập tại trường.

    Cấp độ 2: Áp dụng cho các đối tượng: Dự bị đại học hoặc cao đẳng liên thông lên đại học với các du học sinh học ở các trường không nằm trong SVP, phổ thông.

    Yêu cầu: Cần chứng minh thu nhập, sổ tiết kiệm đủ ăn, ở và học trong 01 năm, không cần trình chứng chỉ tiếng Anh.

    Cấp độ 3: Áp dụng cho các ứng viên học cao đẳng, học nghề, dự bị đại học, các khóa học không cấp chứng chỉ, tiếng Anh.

    Yêu cầu: cần chứng minh thu nhập, sổ tiết kiệm đủ ăn, ở và học trong 02 năm và đã gửi được 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ xin visa. Cần chững chỉ tiếng Anh tối thiểu 4.5 IELTS hoặc TOEFL tương đương.

    Chính sách này áp dụng từ 24/3/ 2012 và áp dụng cho các khóa học:
    Cử nhân
    2 + 2 hoặc 3+1 liên kết với các trường đại học;
    Thạc sỹ dạng lên lớp (coursework) và nghiên cứu (research)
    Tiến sỹ
    Tiếng Anh liên thông lên cử nhân/ thạc sỹ/ tiến sỹ hoặc liên thông lên dự bị đại học/ cao đẳng rồi liên thông tiếp lên cử nhân

    Chương trình xét visa SVP không áp dụng với các khóa học sau:

    • Các khóa ngắn hạn;
    • Các chương trình cử nhân associate;
    • Các chương trình chứng chỉ sau đại học;
    • Các chương trình chứng chỉ cao học;
    • Các chương trình cao đẳng;
    • Các chương trình đào tạo không cấp bằng;
    • Các khóa học dưới bậc học cử nhân do các trường đại học đào tạo như cao đẳng nghề, phổ thông…).

    Lưu ý là Bộ di trú Úc (DIAC) phân loại rủi ro đến cấp độ 5 (rủi ro cao nhất), nhưng hiện nay không có nước nào nằm trong diện xét này.

    Một kì học hoặc 1 năm học: các khóa học không cấp bằng tại một trường đại học của Úc mà khóa học này là một phần của chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường đại học.
     
  3. Baby_bido

    Baby_bido Thành viên mới

    Tham gia:
    6/4/2013
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Với nhiều ông bố bà mẹ, Mỹ là điểm đến lý tưởng cho tương lai của con em mình với nền giáo dục hiện đại, cuộc sống văn minh và nhiều phúc lợi. Và các chương trình du học được xem là cách chắp cánh những ước mơ hữu hiệu cho con cái của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, nếu có được một tấm thẻ xanh định cư Mỹ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho con cái bạn hơn hơn so với visa F-1 (visa cho du học sinh theo học các khóa đào tạo toàn thời gian hoặc dài hạn tại Mỹ).

    Trong đó, thẻ xanh Mỹ theo diện đầu tư EB-5 được đánh giá là con đường có được cuộc sống ở Mỹ cho cả gia đình nhà đầu tư an toàn, nhanh chóng và có nhiều ưu tiên hơn cho con cái là học sinh, sinh viên so với các visa du học truyền thống.

    Lợi ích lớn nhất từ chương trình EB-5 mang lại, là con cái các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong quá trình học tập tại Mỹ, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Làm một phép tính nho nhỏ: Mỗi năm, chi phí du học của mỗi người con có thể sẽ tốn thấp nhất khoảng 210.000 USD của bố mẹ ( tiền học, chi phí ăn ở, sinh hoạt… ) và nếu 3 người con thì số tiền phải mất là 630.000 USD nhưng du học sinh kết thúc khóa học phải trở về Việt Nam ( kể cả sau thời gian gia hạn ). Còn với dự án đầu tư định cư Mỹ EB-5, chỉ với mức đầu tư tối thiểu 500.000 USD, cả gia đình nhà đầu tư bao gồm cả các con sẽ được cấp thẻ xanh Mỹ, hưởng quyền lợi ưu đãi như người bản xứ, con cái được giảm học phí, giúp tiết kiệm hàng trăm nghìn USD chi phí học tập mỗi năm… và sau 3 năm sẽ được lấy lại số tiền đầu tư cũng như trở thành công dân Mỹ.

    [​IMG]

    Giám đốc Trung tâm Vùng chỉ định US Freedon Capital, David Gunderson cho biết, sinh viên có thẻ xanh do chương trình EB-5 có thể sống và làm việc lâu dài tại Mỹ sau khi tốt nghiệp mà không gặp phải những rào cản hay hạn chế nào từ chính phủ. Ngược lại, các visa du học sẽ không làm được mà phải nhanh chóng thủ tục về nước ngay sau khi kết thúc khóa học.

    Đặc biệt, ưu thế vượt trội của thẻ xanh so với visa du học có thể kể đến là cha mẹ của sinh viên (những nhà đầu tư EB-5) có thể đứng ra bảo lãnh cho con cái của mình mà không cần phải có công ty đứng ra bảo lãnh để được ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Mà nói một cách cụ thể, con cái của nhà đầu tư EB-5 sẽ được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và được đối xử bình đẳng như một người Mỹ cũng như có nhiều tương lai phát triển sau này.

    Như vậy, nhìn nhận một cách khái quát, chương trình EB-5 có tính linh động rất lớn. Vì khi tham gia dự án EB-5, dù vợ hay chồng là đương đơn chính thì cả gia đình vẫn được cấp thẻ xanh đến Mỹ định cư. Và khi sang định cư ở Mỹ, con cái của đương đơn có thể trở thành sinh viên của bất kỳ trường đại học nào ở Mỹ (nếu đáp ứng đủ yêu cầu của nhà trường) mà không bị giới hạn bởi chính sách hay hạn ngạch dành cho du học sinh. Nên nếu tính toán một cách kỹ lưỡng chu toàn theo con số đã nhẩm tính ở trên thì rõ ràng EB-5 là một phương thức hay so với lộ trình du học truyền thống. Với các thẻ xanh có được từ dự án EB-5, ngoài cơ hội mở rộng kinh doanh trên tầm quốc tế cho bố mẹ, con cái có cơ hội được hưởng thụ nền giáo dục Mỹ, quốc gia đang sở hữu 20 trường đại học hàng đầu thế giới và tất nhiên, nguồn vốn của nhà đầu tư vẫn được bảo toàn.

    Ngoài việc hoàn vốn là điều tất yếu trong chương trình EB-5, lợi ích của các nhà đầu tư luôn đảm bảo và đặt lên hàng đầu khi mọi dự án của chương trình EB-5 đều uy tín, tạo công ăn việc làm cao và được chính phủ Mỹ quan tâm hỗ trợ. Điều đó lý giải vì sao, ông Gunderson đã vô cùng phấn khởi khi đề cập thêm về tình hình visa EB-5 trong những năm gần đây và tin rằng trong những năm tới, hạn ngạch visa EB-5 có thể phải nâng lên mức 40.000 mới đủ đáp ứng nhu cầu hiện nay.

    ImmiCa - Tọa đàm "Đầu tư Mỹ nhận Thẻ Xanh" 26/02/2016
     
  4. trieugiatai

    trieugiatai Mạnh Tài

    Tham gia:
    8/7/2015
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    PHẢI công nhân 1 điều là việc làm thêm ở mỹ nhiều hơn Nhật Bản và thu nhập cũng cao hơn nhiều nhỉ
     

Chia sẻ trang này