Kinh nghiệm: Các Câu Hỏi Giúp Trẻ Thông Minh Cha Mẹ Nên Áp Dụng?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi trancongvu123, 5/10/2020.

  1. trancongvu123

    trancongvu123 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    5/8/2020
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    [​IMG]

    Các câu hỏi giúp trẻ thông minh sẽ rất có ích cho lối tư duy của trẻ. Một đứa trẻ có thể sẽ luôn thắc mắc tại sao mình lại không làm được những điều mà các bạn khác làm được và tỏ ra chán nản khi nghĩ rằng mình không thông minh không bằng người khác. Thậm chí trẻ dễ dàng bỏ cuộc khi đứng trước vấn đề khó khăn và sợ hãi thất bại. Vậy cha mẹ sẽ làm thế nào để có thể giải phóng con mình khỏi những suy nghĩ tiêu cực đó và kích thích trí thông minh của trẻ ngay từ khi còn bé?

    Não bộ giống như cơ bắp, chúng trở nên mạnh mẽ hơn với những bài tập thể dục. Khi trẻ giải quyết các vấn đề khó khăn, não bộ sẽ lớn mạnh hơn. Nuôi con mạnh khỏe đã khó nhưng dạy con thông minh, thành tài còn khó hơn rất nhiều. Cha mẹ cần chú ý tới những thói quen, cách cư xử hàng ngày của mình vì điều này ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển não bộ của con trẻ. Bằng cách đưa ra các câu hỏi và thảo luận với con về chúng thường xuyên, bạn có thể giúp con rèn luyện trí não mỗi ngày.

    Những câu hỏi mang tính gợi mở

    Một trong số những thói quen của cha mẹ khi giao tiếp với con là đưa ra những câu hỏi đúng/sai hoặc các câu nói mang tính chất nhắc nhở con sẽ phải làm gì. Thay vì nói với con rằng “chơi xong rồi, bây giờ con lấy giỏ cất đồ chơi đi” cha mẹ hãy đưa ra câu hỏi để gợi mở cho bé hướng giải quyết vấn đề “Chúng ta sẽ làm gì với những món đồ chơi đã chơi xong nhỉ?” hoặc thay vì nhắc con lấy quần áo đi tắm, bố mẹ hãy hỏi con rằng “Khi đi tắm chúng ta sẽ phải làm gì nhỉ?”. Cách đặt câu hỏi gợi mở như vậy sẽ kích thích não bộ của trẻ vận động để suy nghĩ và tìm hướng để giải quyết vấn đề trước mặt.

    Ngoài ra bạn cũng có thể hướng dẫn con cách tự đặt câu hỏi cho chính mình thay vì phải đi hỏi bố mẹ. Điều này sẽ giúp kĩ năng giải quyết, xử lí vấn đề của trẻ được rèn luyện nhiều hơn đồng thời giúp bé tăng tính tự lập hơn khi đứng trước tình huống mà không có sự giúp đỡ từ người khác.

    Vì vậy, cha mẹ đừng vội vàng chỉ bảo con chi tiết mà hãy thường xuyên đưa ra những câu nói gợi mở để kích thích bé tư duy, phát triển não bộ.

    Những câu đố khơi gợi tính tò mò và khám phá ở trẻ.

    Con trẻ thường hay tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh chúng. Vì vậy sẽ có hàng vạn những câu hỏi mà con trẻ đưa ra và mong muốn cha mẹ trả lời để thỏa mãn trí tò mò của mình. Tuy nhiên trẻ sẽ không thể hỏi một lần và nhớ luôn được đó là cái gì và việc lặp đi lặp lại một câu hỏi là điều không tránh khỏi. Như việc chúng ta làm bánh cũng vậy, nếu như bên cạnh luôn có một người nhắc bạn từng chút từng chút một, từ lần làm bánh này đến lần làm bánh khác thì chắc chắn bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để ghi nhớ được công thức làm bánh. Đối với trẻ cũng vậy, khi tự mình tìm hiểu và thực hành sẽ giúp chúng nhớ lâu hơn. Vì vậy để con vừa có thể nhớ lâu vừa đáp ứng được nhu cầu học hỏi khám phá của trẻ, cha mẹ hãy thường xuyên đưa ra những câu đố khơi gợi tính tò mò và khám phá ở trẻ như “Đố con biết quả này có tên là gì?”, “Con nghĩ người ta dùng quả này để làm món gì?”,…để trẻ động não và suy nghĩ từ các sự vật xung quanh nhé.

    Những câu hỏi để trẻ đưa ra ý kiến của mình

    “Theo con thì trong trường hợp này mình nên làm thế nào?”, “Nếu là con thì con định làm gì?”,…Đây là những câu hỏi để trẻ phải đặt mình vào tình huống và đưa ra phương án giải quyết của chín mình. Việc đưa ra những câu hỏi như vậy giúp trẻ có cảm giác được tin tưởng và tôn trọng. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng tinh thần mạnh dạn, dám đề xuất ý tưởng, dám suy nghĩ và hành động ở trẻ từ nhỏ và kích thích não bộ trẻ phát triển.

    Những câu hỏi tại sao

    Khi muốn con nhận diện về một vấn đề hoặc một hành động của con thì việc đưa ra các câu hỏi tại sao sẽ giúp bé sâu chuỗi lại các sự việc và từ đó nhận ra mấu chốt của vấn đề một cách tốt nhất.

    Ví dụ:

    -Trẻ: Mẹ ơi, quả xoài này sắp chín rồi

    -Mẹ: Tại sao con biết rằng quả xoài sắp chín?

    -Trẻ: Con đoán vậy ạ?

    -Mẹ: Điều gì khiến đoán như vậy?

    -Trẻ: Vì con thấy vỏ của quả xoài đã chuyển sang màu vàng và nó có mùi thơm rồi mẹ ạ.

    -Mẹ: tại sao…?

    Cứ mỗi lần trả lời câu hỏi của mẹ, trẻ sẽ một lần tư duy và suy nghĩ về những kiến thức mà con học hỏi được. Khi trẻ không biết đáp án, bố mẹ hãy gợi mở và hướng dẫn cho con để con học hỏi thêm những điều bổ ích nhé.

    Tuy nhiên có một điều cha mẹ thường không để ý, đó là trẻ rất sợ sai, bởi người lớn thường hay hướng trẻ đến những suy nghĩ chủ quan của riêng mình. Hãy để con trả lời theo cách của mình, cho con có quyền sai bởi việc suy nghĩ về câu trả lời đúng đắn sẽ kích thích quá trình kết nối nơ ron thần kinh của trẻ. Đừng nên đưa ra những kết quả chủ quan của cha mẹ. Thay vì nói “Con sai rồi, con không được nghĩ như vậy” cha mẹ hãy nói “con hãy thử suy nghĩ theo cách khác xem?” Hoặc “Con còn câu trả lời nào khác không?”. Đừng lãng phí sự suy nghĩ của con bởitrí tưởng tưởng của trẻ em là vô cùng phong phú, đặc biệt là mốc thời điểm vàng (3-8 tuổi), não bộ sẽ không ngừng được kích thích. Hãy cùng con thảo luận những câu hỏi và lắng nghe những suy nghĩ và phương án của con nhé!

    Nguồn: wedowegood-school
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi trancongvu123
    Đang tải...


  2. linhh4627

    linhh4627 " hạnh phúc là một hành trình"

    Tham gia:
    8/5/2018
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    95
    Điểm thành tích:
    28
    rất hay
     

Chia sẻ trang này