Ðề: các chị ơi giúp em với! 1. Phòng ngừa: - Vận động sớm. - Uống nhiều nước. - Không nên nín tiểu. Khuyến khích người mẹ tự đi tiểu không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn. - Tập ngồi tiểu theo tư thế ngồi tiểu tự nhiên. - Rửa hoặc ngâm vùng sinh dục bằng nước ấm (dội âm hộ bằng nước ấm), hoặc nước rửa vệ sinh phụ khoa như Gynofar, Lactacyd FH. - Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ. - Phòng tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. - Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh. 2. Điều trị: 4 nguyên tắc sau: - Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu. - Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng. - Dùng kháng viêm chống phù nề chèn ép cổ bàng quang. - Hỗ trợ tăng trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường. * Thứ tự xử trí: - Dội nước ấm vùng âm hộ, vận động sớm, tập đi tiểu. - Nếu thủ thuật trên thất bại thì đặt sonde tiểu và lưu trong 24 giờ. - Tập bàng quang: + Đặt sonde tiểu giữ lại và tháo kẹp mỗi 3 - 4 giờ /lần, tạo lại phản xạ đi tiểu (lưu ý: khi tháo kẹp, người mẹ phải tập rặn tiểu qua sonde). + Trước khi rút sonde tiểu: Kẹp sonde tiểu 4 giờ, chờ cảm giác mót tiểu, cho người mẹ rặn tiểu qua sonde, nếu tiểu được qua sonde thì mới rút sonde. - Dùng thuốc (khi các phương pháp trên thất bại): + Prostigmine 0,5 mg trên bắp mỗi ngày; hoặc + Domitazol 2 viên x 2 lần uống trong 5 ngày; hoặc + Xatral SR 5 mg 1viên x 2 lần uống trong 5 ngày. + Ngoài ra, kết hợp các thuốc vitamin B1, B6, B12 nhằm tăng sức khỏe. + Có thể dùng đông y, châm cứu. - Nếu sử dụng thuốc không hiệu quả thì tiến hành đặt thông tiểu