Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Thú y cho thấy, 43% số mẫu nước tiểu tại các trang trại chăn nuôi dương tính với nhóm B- Agonit. Còn với các loại thịt tại lò giết mổ, kết quả kiểm tra tới 26% số mẫu phát hiện các chất cấm tăng trọng, kích thích gốc B-Agonit. Con số này làm “chấn động” cả ngành chăn nuôi cũng như các chuyên gia an toàn thực phẩm. “Sử dụng chất cấm nguy hại trong chăn nuôi là một tội ác, không còn là vi phạm quy định nữa. Chỉ vì người chăn nuôi hám lợi mà đầu độc hàng chục triệu người”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát nói. Vì lợi nhuận, việc sử dụng các chất cấm này trong chăn nuôi ngày càng nhiều. Tỷ lệ phát hiện chất cấm trong thức ăn, trong thịt heo nhiều hơn trong thời gian gần đây. Các tỉnh bị phát hiện chủ yếu là phía Nam, mà trọng tâm là ở các trung tâm chăn nuôi như Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM. Trên thế giới, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) đã loại bỏ chất này trong danh sách các chất được sử dụng trong chăn nuôi, bởi tính nguy hại nghiêm trọng của nó đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, tại Việt Nam, qua 10 năm triển khai, tình hình lại ngày càng tệ hại. Các cơ quan chức năng cũng chưa tìm được giải pháp để thực thi hiệu quả. Bởi đặc điểm chăn nuôi nước ta là nhỏ lẻ, người bán cũng như người sử dụng đều lén lút, quản lý và phát hiện là rất khó. Trong khi đó, các ngành, các địa phương vẫn chưa nhận thức được tầm nguy hại của sự việc để truy quét đến cùng những hành vi này. Bà Liên từ khi biết thông tin trên, hàng ngày đi chợ bà chỉ chăm chăm các món tôm, cá, trứng cho thực đơn của cháu mình. Không chỉ cháu bé, gia đình bà 4 người lớn cũng nhất trí tạm thời loại món thịt lợn ra khỏi bữa ăn, bà Liên bảo vì nuôi cháu nhỏ nên cũng phải cẩn thận trong ăn uống, vì không cho cháu ăn thịt lợn nên cả gia đình bà Liên đều phải kiêng thịt theo. Nhưng vì kiêng món thông dụng và chủ đạo lâu nay trong bữa ăn gia đình thì việc chọn các món khác thay thế cũng khiến cho ví tiền của bà Liên cũng vèo vèo theo tôm, cá, thịt bò… “Xót cả ruột nhưng vì an toàn nên… nghiến răng thôi” – bà Liên lắc đầu. Chị Hạnh Lê thì vẫn rón rén mua thịt lợn nhưng chủ yếu bố mẹ ăn, 2 con thì chị mua hàng cân tôm sú đút tủ ăn dần, thay bằng thịt nạc rim thì giờ cậu con trai lớn của chị ăn tôm rim, tuy cậu cũng nhớ món thịt nhưng chị Hạnh Lê nịnh con vài câu là cu cậu nguôi nguôi chịu ăn tôm. “Có lẽ do tôm cũng ngon, mình sợ sau đợt này con lại nghiện tôm thì chắc bố mẹ… lõm túi thôi” – chị Hạnh cười. Bà Liên thì bày tỏ, hy vọng vụ “tẩy chay” thịt siêu nạc tạm lắng xuống một thời gian để người chăn nuôi bỏ chất Beta Agonists đi cho người tiêu dùng được quay về ăn thịt lợn. Nhiều người như chị Hạnh Lê đều chia sẻ, lo thì lo nhưng vẫn phải ăn thịt thôi, bởi nghe nói chỉ khoảng gần 50% thịt lợn bị nhiễm Beta Agonists, “như vậy vẫn còn khoảng 50% là thịt an toàn”, theo đó, mọi người đều mong sao có nhiều thông tin chính thống “bày” cho các cách phân biệt được 50% thịt an toàn để không ai mua trúng phải thịt nhiễm độc. Theo chị Hạnh Lê, các bạn chị đang truyền nhau mấy bí quyết để được ăn thịt an toàn, nào là vào mua thịt lợn trong Metro hay mua ở một số công ty thực phẩm có thương hiệu vì ở đó có nguồn gốc thịt rõ ràng, kiểm dịch tốt, nào là nếu mua ở các hàng thịt ngoài chợ thì cũng nên chọn loại thịt có bì dày hoặc mua thịt có nhiều mỡ, nào là “tránh xa” những miếng thịt có màu đỏ tươi khác thường, tránh những miếng thịt có phần nạc và mỡ gần như tách rời rỉ nước vàng hay những miếng thịt có lớp mỡ quá mỏng…
Ðề: Các chiêu chóng thịt lợn nhiễm độc ôi, sợ mấy vụ thực phẩm này quá. tớ chọn cách mua của mấy bạn trên diễn đàn, hy vọng là ổn, hic
If you find yourself distressed about something, ask yourself if it will still matter tomorrow or next week or next month.
Review Map 3s thôi là có tiền Chỉ cần tài khoản Google là làm được ngay – đánh giá xong là nhận tiền liền tay! Kiếm 50k/5 phút, bằng cách Review map 5 sao - Nền tản đánh giá map 5 sao Kiếm tiền online bằng cách review địa điểm google map một cách dễ dàng Always block trolls.