[h=1]Giả danh nhân viên Viettel để lừa thuê bao di động[/h] [h=2]Hãng viễn thông Viettel vừa phát đi thông tin cảnh báo hiện tượng kẻ giả danh nhân viên của hãng để khai thác thông tin cá nhân của khách hàng rồi chiếm đoạt sim số đẹp của người được hỏi.[/h] Viettel cho hay thời gian gần đây, đơn vị này nhận được phản ánh về hiện tượng một số cá nhân tự nhận là nhân viên chăm sóc khách hàng cũng hãng. Người này lấy lý do gọi điện để xử lý một rắc rối liên quan đến thuê bao của khách hàng như có người yêu cầu cắt số, chặn một chiều… Sau đó, kẻ mạo danh yêu cầu người nghe trả lời những câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân như những thuê bao thường liên lạc, thời gian nạp thẻ, số chứng minh thư nhân dân… Những thông tin cá nhân này sau khi thu nhập được, kẻ mạo danh này sử dụng kết hợp với những thủ thuật khác để gây khó dễ cho liên lạc, chuyển quyền sử dụng chiếm sim số đẹp… Không ít khách hàng vì tin tưởng, cho rằng đây là nhân viên Viettel nên đã sập bẫy tự tiết lộ thông tin cá nhân, thuê bao đang liên lạc bất ngờ bị khóa. Viettel khẳng định tất cả các cuộc gọi từ trung tâm chăm sóc khách hàng của hãng đều xuất phát từ điện thoại cố định. Đồng thời, khi trực tiếp gọi điện cho khách, nhân viên phải xưng tên đầy đủ và danh số. Hãng khuyến cáo với tất cả các cuộc gọi không rõ ràng và cảm thấy nghi ngờ, khách hàng cần liên lạc tới tổng đài của Viettel để được hướng dẫn. Thời gian qua, người dùng di động không chỉ phàn nàn chuyện thường xuyên nhận được tin nhắn rác, thông báo kết quả lô đề, mời chào các chương trình quay số trúng thưởng rởm, họ còn bị mất tiền oan vì các cuộc điện thoại lừa giả danh nhân viên các hãng viễn thông. Chiêu lừa vẫn là thông báo thuê bao di động trúng thưởng một món quà rất có giá trị. Để nhận quà, khách hàng buộc phải gửi một khoản tiền gọi là cước vận chuyển hoặc thuế thu nhâp cá nhân thông qua hình thức gửi mã số thẻ nạp tiền hoặc chuyển khoản. Không ít người tin vào các lời chào mời này đã mất khoản tiền từ vài trăm nghìn đồng đến cả chục triệu đồng. Trước đó, hai hãng viễn thông VinaPhone và MobiFone cũng không ít lần gửi khuyến cáo cho khách hàng cảnh báo chiêu thức lừa tương tự. ST **************************************************************** Mánh lừa mới moi tiền thuê bao di động Trên Internet xuất hiện một số website nạp tiền di động online và diễn đàn hướng dẫn cách hack thẻ cào của các nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone. Không ít người tiêu dùng làm theo hướng dẫn đã mất tiền oan. > Cảnh giác với bẫy lừa siêu khuyến mãi di động Tại website yeusim, một người tự xưng là Hoàng Kỳ Anh, sinh viên năm thứ 4, một trường đại học ở Hà Nội, chia sẻ cách hack tài khoản của nhà mạng Viettel. Theo đó, người muốn hack thẻ cào phải có sim Viettel với số dư lớn hơn 32.000 đồng và hoạt động trên 15 tháng. Chủ thuê bao phải nhắn tin theo cú pháp *136*mật khẩu*00841647270072*... rồi nhấn phím gọi và ấn tắt ngay lập tức. Theo chủ trang web, cách làm trên sẽ giúp người dùng di động nhận được mệnh giá thẻ cào ngẫu nhiên của nhà mạng Viettel. Cách hack tiền điện thoại của nhà mạng bị cho là lừa đảo xuất hiện trên nhiều trang mạng. Nội dung trên đã được không ít diễn đàn, forum sao chép lại. Tuy nhiên, ở những trang web khác nhau, con số ở giữa cú pháp tin nhắn thường không giống nhau. Như cùng hack thẻ Viettel, tai web yeusim, dãy số là 00841647270072 nhưng ở diễn đàn khác, được chia sẻ từ người mang tên Thu Hằng, trong cú pháp lại xuất hiện số 008-416-7653-5765. Cách hack thẻ cào của MobiFone và VinaPhone cũng được hướng dẫn tương tự. cú pháp dành cho thẻ VinaPhone là *999*mật khẩu*012-9947-2938*50000# và đối với mạng MobiFone là *119*012-28-371-692*30000 *11010#. Con số ở giữa có thể thay đổi ở những trang mạng khác nhau. Không ít lời cảnh báo trên các diễn đàn cho rằng hướng dẫn trên là lừa đảo. Thành viên website simdepHaNoi cho hay, cách làm trên nhằm lừa người tiêu chuyển tiền vào các số điện thoại trung gian. Như cách hack thẻ Viettel của người mang tên Thu Hằng theo cú pháp trên là bắn tiền cho số thuê bao 016789883xxx. Còn trên diễn đàn SSC, nick thuoctrusau đăng cách hack tiền cùng khuyến cáo “các bạn đừng tin nhé, không mất tiền oan. Nội dung này đã được post không dưới 20 lần trên VN-Z dưới nhiều nick khác nhau và không ít người đã bị mất tiền oan” Anh Phúc, một người chuyên kinh doanh điện thoại, thẻ cào và sim số đẹp ở Hà Nội cho hay, cách lừa đảo trên dựa vào dịch vụ bắn tiền của nhà mạng như I-Share của Viettel, 2Friends của VinaFone và M2U của MobiFone. Bằng cách hướng dẫn như trên, người dùng di động sẽ bắn số tiền tương ứng với con số trong cú pháp: 30.000, 50.000... cho số điện thoại trung gian nằm kẹp giữa các dấu hoa thị. Đây cũng là lý do mà điều kiện để hack được thẻ cào là tài khoản phải có trên 30.000 đồng hay 50.000 đồng... Theo anh Phúc, những website lừa nạp thẻ di động xuất hiện ngày càng nhiều, đa dạng về cách thức nên dù được cảnh báo liên tục, không ít người tiêu dùng vẫn mất tiền oan. Thời gian và tần suất của những trang web đó cũng tồn tại không lâu để tránh bị phát hiện. Song chỉ cần duy trì được từ một đến 2 hôm, “tác giả” cũng đã thu về số tiền không nhỏ từ việc lừa đảo. Ngoài chiêu mời khách moi tiền nhà mạng, những trang web dẫn dụ người dùng di động tới cách thức nạp thẻ siêu khuyến mãi cũng xuất hiện. Cứ hôm nay, nhà mạng ra khuyến cáo, ngày mai, website lừa trên bị đóng cửa. Rồi khoảng một tuần sau đó, trang web khác lại được mở ra. Vẫn các chiêu câu khách bằng các chính sách khuyến mãi tặng tới 200%, thậm chí gần 300% giá trị thẻ cào cho các thuê bao VinaPhone, MobiFone và Viettel nạp tiền qua mạng. Không ít người đã sập bẫy lừa này. Hơn một tháng trước, một webisite giả danh mạng Viettel cũng với hình thức lừa tương tự đã moi tiền không ít người dùng di động. Sau đó, hãng viễn thông Viettel đã có văn bản gửi cơ quan công an. Theo một cán bộ điều tra trước những lời chào mời trúng thưởng, hoặc khuyến mãi siêu rẻ, người dùng di động cần thận trọng. Trên thực tế, rất nhiều lần đơn vị chức năng đã vào cuộc để điều tra, nhưng cái chính là người tiêu dùng chưa thực sự hợp tác. Hầu như khi bị lừa, thuê bao di động chỉ biết than thở chứ họ chưa nghĩ đến việc làm đơn khiếu nại, tố cáo với tư cách là người bị hại. Hồng Anh - Xuân Ngọ
Ðề: Các chiêu lừa - các mẹ cẩn thận Giả danh nhân viên Viettel, lừa đảo vợ chồng già nuôi hai con da cam (Dân trí) – “Chào bác Thất – chủ nhân của số điện thoại 01632.135.275. Cháu là nhân viên của hãng điện thoại Viettel xin chúc mừng bác là chủ nhân vừa trúng giải thưởng trị giá 95 triệu đồng từ chương trình quay số trúng thưởng của công ty chúng cháu…”. vuongxinh gửi ngày: 03/05/2012 01:04 PM ▪ Theo dantri.com.vn ▪ xem link gốc 484 click 0 bình luận Đó là quái chiêu mà bọn lừa đảo đã lừa ông Phạm Thất và bà Hoàng Thị Quê, ở thôn Phú Trịch, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Trong ngôi nhà tình thương chắp vá, ông Thất và bà Quê ngồi bất thần tường tình lại sự việc: Vào khoảng 12h trưa ngày 29/4, ông bà nhận được cuộc điện thoại từ số máy 01644845922 với nội dung: “Chào bác! Bác là Thất quê ở xã Quảng Lộc, Quảng Trạch, Quảng Bình phải không ạ? Cháu là nhân viên bên hãng điện thoai di động Viettel ở Hà Nội. Vừa rồi công ty bọn cháu thấy số điện thoại của bác có đăng trên mạng. Trong đợt quay số trúng thưởng tháng trước, số điện thoại của bác đã may mắn trúng giải thưởng trị giá 95 triệu đồng (trong đó có một chiếc xe máy, một ti vi và một số món quà có giá trị khác cùng với 50 triệu đồng tiền mặt). Ông Thất và bà Quê ngồi bất thần kể lại sự việc với phóng viên Tuy nhiên, để nhận lô hàng trên, bác phải nộp tiền cước phí vận chuyển là 1 triệu đồng, bằng hình thức thanh toán thẻ card điện thoại di động của hãng Viettel. “Tui nghe họ nói rứa nên tức tốc đạp xe đi mua 10 cái thẻ card trị giá 1 triệu đồng, rồi lần lượt cào và đọc mã số thẻ cho họ”, ông Thất thật thà cho biết. Sau khi nộp đủ số thẻ trên cho kẻ lạ mặt tự xưng là nhân viên của hãng điện thoại di động Viettel, ông bà Thất mòn mỏi chờ đợi số hàng trên. Đến khoảng 4h chiều cùng ngày, ông tiếp tục nhận được cuộc gọi từ số điện thoại trên với tin báo: “Bọn cháu chuẩn bị lên máy bay vào TP Đồng Hới. Khoảng gần một tiếng đồng hồ nữa bác cho người tới sân bay để nhận hàng”. Đang xốn xang nhờ người chở vào thành phố để nhận hàng thì ông Thất tiếp tục nhận được cuộc gọi với nội dung: “Cháu vừa xuống sân bay nhưng số hàng trên giờ phải đưa vào Chi cục thuế Quảng Bình để “làm luật”. Bác cử người đưa đến cho cháu 3,5 triệu đồng tiền mặt. Khi làm xong mọi thủ tục cháu sẽ giao lại hàng cho bác”. Nghe từ “làm luật”, ông Thất tỏ ra ngạc nhiên và nghi ngờ. Ông liền hỏi một số người thân quen để tham mưu. Sau khi nghe mọi người bảo là thời gian qua nhiều người bị lừa đảo kiểu này thì ông Thất mới tá hỏa ra khi biết mình bị kẻ gian lừa. Số điện thoại bên kia vẫn chưa buông tha và liên tục gọi hối thúc ông Thất mang tiền đến. Ông bảo chờ tí có người đưa tiền tới. “Tôi thấy có nhiều biểu hiện nghi vấn. Bọn chúng hỏi ai đưa tới thì tui nói có ông bác bên công an tỉnh về hưu đưa tới. Nói đến đó, bọn chúng tắt máy và sau đó gọi lại thì số máy kia không còn liên lạc được nữa”, ông Thất buồn lòng kể. Nghe ông bà Thất kể lại vụ việc, nhiều hàng xóm tốt bụng cảm thương gia cảnh ông bà, bực dọc: “Đúng là cái bọn lừa đảo nó không tha một ai. Lương tâm chúng nó để mô mà còn lừa hai ông bà già yếu đã nghèo khó, còn phải vất vả mưu sinh để nuôi hai đứa con bị chất độc da cam. Mong rằng các cơ quan chức năng sớm truy tìm ra những tên lừa đảo đó và xử lý nghiêm trước cơ quan pháp luật”. Đến hai ông bà già nuôi hai đứa con bị nhiễm chất độc da cam quái ác mà kẻ gian cũng không tha Được biết, năm 1972, ông Thất đi dân công hỏa tuyến ở chiến trường đường 9 - Nam Lào. Đến năm 1973, ông bị thương trong một trận chiến ác liệt và được đơn vị cho xuất ngũ. Rời chiến trường trở về, ông mang trên mình thương tật 3/4. Còn bà Quê bị bom bi làm què chân khi đang vận chuyển đạn, lương thực tiếp tế cho bộ đội trên sông Gianh. Hiện ông bà Thất đang nuôi hai đứa con bị nhiễm chất độc da cam và một đứa đang học Cao đẳng ở Đà Nẵng. Viettel khuyến cáo: Thời gian gần đây, tình trạng kẻ gian lợi dụng sự cả tin của khách hàng để thực hiện các hành vi lừa đảo qua điện thoại có xu hướng tăng lên. Chiêu thức của các đối tượng lừa đảo là mạo danh các nhà mạng (trong đó có Viettel) để nhắn tin hoặc gọi điện cho khách hàng thông báo trúng thưởng với giá trị lớn, sau đó yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, nạp tiền, chuyển tiền vào tài khoản đã được chỉ định,… hoặc giả danh bạn bè, người thân nhờ nạp thẻ cào. Để bảo vệ khách hàng, Viettel đã liên tục đăng tải thông tin trên website công ty và nhắn tin tới thuê bao toàn mạng để khuyến cáo khách hàng về các hình thức đối tượng lừa đảo sử dụng chủ yếu như: - Nhắn tin cho khách hàng bằng đầu số di động. - Nhắn tin cho khách hàng bằng đầu số mạo danh các đầu số nhắn tin của Viettel như 199, 195,... - Gọi điện trực tiếp cho khách hàng (sử dụng số điện thoại di động hoặc cố định của mạng Viettel) thông báo cho khách hàng đã trúng thưởng của Viettel; - Tạo ra các nội dung tin nhắn bạn bé nhắn tin cho nhau, để nhờ mua hộ thẻ cào vì đang có việc bận - Gửi tin nhắn với nội dung chuyển tiền sau đó gọi điện nhờ chuyển tiền lại với lý do "chuyển nhầm" tài khoản. Mọi thông tin liên quan đến các chương trình khuyến mại đều được Viettel đăng tải trên website chính thức của Công ty tại địa chỉ http://vietteltelecom.com.vn và được cập nhật trên tổng đài 19008198. Trong trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của các thông tin trúng thưởng, quý khách vui lòng liên hệ 19008198 (200đ/phút) hoặc tham khảo tại địa chỉ http://vietteltelecom.com.vn để biết thêm chi tiết./.
Ðề: Các chiêu lừa - các mẹ cẩn thận Cám ơn chủ topic về bài viết hữu ích này.Bây giờ xã hội nhiều mánh khóe lừa đảo quá.Sợ thật.Vật chất đi lên mà tình người ngày càng đi xuống