Bạn có thể làm gì để ngăn chặn các cơn giận xảy ra. Bằng cách tìm hiểu những nguyên nhân thường xuyên nhất khiến con bạn thất vọng, bạn sẽ có cơ hội thay đổi tình huống tốt hơn trước khi con bạn nổi giận. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé giận trong một vài ngày hoặc một vài tuần. Ghi lại các chi tiết như thời gian trong ngày, tình huống xã hội, liệu gần đây con bạn có được ăn đủ, ngủ đủ hay là bé vừa mới đi nhà trẻ. Bạn có thể thấy một điều đơn giản là khi bạn cho bé ăn sớm hơn, kéo dài thời gian từ trường về nhà hay tránh thử các tình huống mà bạn biết chắc con bạn sẽ nổi giận. Đừng đặt ra những mong đợi quá cao ở con, đặc biệt là khi bé đang ở một nơi dễ kích động như cửa hàng đồ chơi chẳng hạn. Lập kế hoạch đi du ngoạn, tới những nơi đòi hỏi bé cư xử đúng đắn nhất và ít có thời gian để bé cau có. Một cơn giận thường xảy ra khi bé đói hoặc mệt (thường là cuối ngày). Để bé lựa chọn bất cứ khi nào có thể để bé cảm thấy mình có nhiều quyền hành hơn trong các tình huống. Thay vì nói "Bây giờ đến giờ đi ngủ rồi" thì bạn hãy hỏi "con muốn đánh răng trước hay mặc quần áo ngủ trước?" Để giúp con bạn ngừng chơi, bạn hãy khuyến cáo trước 5 phút, theo đến cùng thời gian mà bạn đưa ra. Giải thích các hậu quả khi bé nổi giận, như dùng thời gian đình chỉ chơi, ra về sớm hơn dự định trong một buổi hẹn chơi (playdate) hoặc ở nhà thay vì đi dạo. Bạn đừng nhượng bộ khi bé nổi giận trừ khi bạn muốn thuyết phục bé rằng nổi giận có hiệu quả đối với bạn. Cho bé một nơi để thể hiện nỗi thất vọng và giải phóng năng lượng. Để bé la hét và chạy nhảy ngoài trời vào các buổi chiều, đặc biệt là khi bé đã dành phần lớn thời gian ở nhà hoặc nơi mà bé cần phải tuân theo một số nguyên tắc. Dạy con bạn cách gọi tên các cảm xúc của bé để bé có thể nói chuyện với bạn về những cảm xúc đó, như giận dữ và thất vọng. Nếu bé vẫn chưa có đủ các kỹ năng ngôn ngữ, bạn hãy giúp bé bằng cách đoán ra những cảm xúc mà có thể bé đang trải quan. Dạy con bạn cách tự bình tĩnh, và khen ngợi những cố gắng mà bé vừa làm được. Nói nhẹ nhàng khi bạn nhận thấy con bạn sắp giận hoặc trong khi bé đang giận. Khi cơn giận lên cao, công việc của bạn là: * Bạn phải đảm bảo cho bé an toàn và bé thông thể tự làm đau mình được. * Phản ứng nhất quán. * Càng giữ được bình tĩnh càng tốt, nếu bạn giận hoặc thất vọng thì tình hình sẽ càng trầm trọng hơn. Nói nhẹ nhàng và ngôn ngữ cơ thể không tỏ ra đe doạ bé. Bé sẽ sợ hãi và càng giận hơn nếu như bạn mất tự chủ. Hơn nữa, nếu bạn la hét, thì bạn sẽ khiến con bạn tin rằng la hét là cách để hoàn thành công việc. * Làm con sao nhãng bởi các hoạt động mới hoặc các hoạt động hài hước, ngộ nghĩnh. * Cùng đứng trước gương với con bạn và để bé nhìn thấy bộ dạng của bé khi bé giận. Bé sẽ ngừng khóc và bắt đầu cười đấy. * Ngồi xuống bên cạnh con và chân đá lung tung sang bên cạnh, trông điều đó buồn cười, để bé cười và quên đi cơn giận. * Hít thở sâu. Nếu bạn ở nhà, bạn hãy bỏ đi sau khi nói với con rằng bạn sẽ muốn chơi với con khi con hết giận và cho bé biết rằng bé đang ở một nơi an toàn khi không có bạn. Hoặc nói với bé có thích đi vào phòng, đóng cửa lại và đập một thứ gì đó mà bé muốn. Nếu bé không nghe, bé sẽ bớt giận và nhanh chóng hết giận. * Ôm ấp và làm cho con bạn cảm thấy thoải mái khi bé hết giận và nhắc nhở bé rằng "Mẹ yêu con ngay cả khi con giận." * Tìm hiểu lý do khiến bé giận sau khi bé đã bình tĩnh lại. Nếu bé chưa đủ lớn để nói những điều đã xảy ra, thì bạn hãy xem xét lại điều đó, bé cư xử không phù hợp như thế nào, và những mong đợi của bạn về cách cư xử trong tương lai. Thảo luận với bé cách bạn muốn tránh lặp lại hành động như vậy. * Dán một ngôi sao hay một miếng dán (sticker) đánh dấu những ngày bé không giận. Trích từ cuốn "The Mom Book" Nguồn: Mom Central Biên dịch: Ngô Thu Hiền