Kinh nghiệm: Các Đặc Điểm Của Trẻ Được Nuôi Dưỡng Bởi Cha Mẹ Độc Hại

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi hajimarimomvietnam, 20/7/2021.

  1. hajimarimomvietnam

    hajimarimomvietnam Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    17/6/2021
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    “Cha mẹ độc hại” có những ảnh hưởng xấu đến trẻ là như thế nào?
    Mẹ có biết về nạn “cha mẹ độc hại” đang là vấn đề nhức nhối của xã hội trên thế giới? Vấn đề này càng nghiêm trọng hơn khi một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi “cha mẹ độc hại”. Điều này có ảnh hưởng rất lớn với tính cách và sự trưởng thành của trẻ và có nguy cơ dẫn đến việc trẻ cũng sẽ trở thành “cha mẹ độc hại” sau này. Lần này, chúng tôi sẽ nói về các đặc điểm của cha mẹ độc hại, những tác động ảnh hưởng đến trẻ và cách để cha mẹ vượt qua những tiêu cực này để nuôi dạy con tốt hơn.

    “Cha mẹ độc hại” là như thế nào?

    Cha mẹ độc hại là cha mẹ chi phối hoặc làm tổn thương cuộc sống của con cái họ. Nếu để ý, cha mẹ có nhiều cách để kiểm soát con cái. Trong một số trường hợp, điều này sẽ vô tình nuôi dạy con cái không nghe lời cha mẹ. Điều đáng buồn là cha mẹ độc hại thường cảm thấy việc bản thân kiểm soát trẻ là một điều đúng và không cảm thấy điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu gì đến trẻ. Mặt khác, khi trẻ lớn lên, môi trường sống của trẻ sẽ dần thay đổi và các mối quan hệ dần mở rộng. Trẻ sẽ bắt đầu nhận ra rằng cha mẹ của mình chính là những bậc “phụ huynh độc hại”. Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ chỉ có thể nhận ra rằng cha mẹ mình là phụ huynh độc hại sau khi trẻ trưởng thành và khôn lớn. Có rất nhiều đứa trẻ không thể tiếp nhận được sự thật này. Và mối quan hệ cha mẹ – con cái từ đó cũng trở nên phức tạp hơn.

    Không có sự tự tin vào bản thân, lòng tự trọng thấp
    Những người được nuôi dưỡng bởi cha mẹ độc hại thường có trải nghiệm bị chính cha mẹ của mình bác bỏ. Nếu làm sai điều gì, trẻ sẽ bị cha mẹ đổ lỗi, khiển trách quá mức. Và trong trường hợp xấu nhất, sẽ có trường hợp cha mẹ chỉ trích khắc nghiệt tính cách của con. Bởi vì cha mẹ như thế, trẻ đã không thể duy trì lòng tự trọng cao của con kể từ khi con còn là một đứa trẻ. Trẻ sẽ dần mất đi sự tự tin vào bản thân mình, và lòng tự trọng dần thấp đi.

    Luôn kìm nén cảm xúc
    Những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi “cha mẹ độc hại” luôn phải nghe lời cha mẹ từ khi còn nhỏ, và không được bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình. Vì luôn tôn trọng ý kiến của bố mẹ nên trẻ sẽ có đặc điểm là kiềm chế cảm xúc, ý kiến của bản thân. Và luôn ưu tiên ý kiến của những người xung quanh.

    Không thể tin tưởng đối phương
    Ví dụ, đối với người yêu, họ sẽ có những suy nghĩ như là “Nếu làm phiền đối phương, anh/em sẽ không thích”, “một ngày nào đó mình sẽ bị vứt bỏ”, “Tại sao đối phương lại yêu mình?”. Những đứa trẻ như thế khi lớn lên sẽ có xu hướng không thể tin tưởng vào người khác. Vì vậy, dường như có nhiều người gặp rắc rối trong chuyện tình cảm và các mối quan hệ.

    Dễ bị lệ thuộc vào người khác
    Nhiều trẻ lớn lên mà không thể đặt niềm tin vào cha mẹ thường rất tin tưởng người khác. Vì vậy, họ có xu hướng cực kỳ phụ thuộc vào những người đem đến cảm giác tin cậy, chẳng hạn như bạn bè và người yêu. Trong những trường hợp này, họ thường muốn đối phương thừa nhận bản thân mình vì có suy nghĩ rằng đối phương sẽ thay thế cha mẹ, và là nơi họ có thể tin tưởng, dựa dẫm. Ngoài ra, nếu đối phương có ý muốn tránh xa họ, họ sẽ càng có sự ràng buộc mạnh mẽ. Tuy nhiên, con người không phải là sự phụ thuộc duy nhất. Những đứa trẻ nuôi dưỡng bởi cha mẹ độc hại cũng sẽ có xu hướng thỏa mãn bản thân bằng một thứ gì đó chẳng hạn như đi mua sắm. Kết quả là mỗi lần họ cố gắng lấp đầy trái tim, họ lại đi mua sắm, điều này có thể trở nên mất kiểm soát và dẫn đến “nghiện mua sắm”.

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hajimarimomvietnam
    Đang tải...


Chia sẻ trang này