Thông tin: Các Giai Đoạn Trẻ Biếng Ăn Sinh Lý Thường Gặp Mẹ Cần Lưu Tâm

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi chinhvu1989, 16/3/2023.

  1. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2021
    Bài viết:
    871
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Biếng ăn sinh lý là tình trạng hay gặp phải khi trẻ bước vào các giai đoạn phát triển khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ chỉ ra các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý thường gặp mẹ cần lưu tâm để có các biện pháp cải thiện hiệu quả nhất nhé!

    1. Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý thường gặp mẹ cần lưu tâm
    [​IMG]
    Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý thường gặp mẹ cần lưu tâm

    Nhìn chung, các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý có thể phân chia như sau:
    • Giai đoạn trẻ 3-4 tháng tuổi: Thời điểm này trẻ bắt đầu tập lẫy, ngóc đầu và quan sát, khám phá môi trường xung quanh
    • Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi: Lúc này trẻ chuyển sang một chế độ ăn mới, tập ăn dặm và làm quen với nhiều các loại thực phẩm mới
    • Giai đoạn trẻ từ 9-10 tháng tuổi: Lúc này trẻ đang bắt đầu tập bò, tập đi, tập đứng nên những bữa ăn sẽ không còn hấp dẫn và kích thích với trẻ như trước. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu mọc răng khiến cho lợi của trẻ bị sưng đau hoặc sốt, gây mệt mỏi, khó chịu đẫn đến chán ăn.
    • Giai đoạn trẻ từ 2-3 tuổi: Là lúc trẻ đã bắt đầu đi nhà trẻ. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ dễ bị biếng ăn.
    2. Gợi ý 6 giải pháp cho mẹ khi trẻ biếng ăn sinh lý
    [​IMG]
    6 giải pháp cho mẹ khi trẻ biếng ăn sinh lý
    Biếng ăn sinh lý là hiện tượng hoàn toàn bình thường và sẽ xảy ra ở hầu hết các bạn nhỏ do những thay đổi trong mặt sinh lý trong quá trình phát triển. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ cần thời gian để thích nghi với những thay đổi của cơ thể, do vậy ba mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên để các giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ trôi qua nhẹ nhàng hơn thì mẹ có thể áp dụng 6 giải pháp dưới đây:
    • Chia nhỏ các bữa ăn: nên tăng số bữa ăn trong ngày của trẻ lên và giảm bớt đi lượng thức ăn trong mỗi bữa, mỗi lần ba mẹ nên cho trẻ ăn từng chút từng chút một. Vừa đảm bảo dinh dưỡng cho con mà không khiến con cảm thấy bị nhồi nhét quá nhiều thức ăn.
    • Tăng lượng sữa cùng bữa ăn phụ nếu cần: Nếu như trẻ không ăn nhiều trong bữa chính thì ba mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, bánh quy, phô mai, bánh flan, trái cây,...
    • Ưu tiên những thực phẩm mềm, lỏng, dễ ăn dễ tiêu hóa: ví dụ như các loại canh, súp, cháo, cơm nhão ăn cùng trứng, cá,... hoặc các món mà trẻ yêu thích hàng ngày.
    • Trình bày món ăn bắt mắt, hấp dẫn: giúp trẻ kích thích vị giác và khiến trẻ muốn khám phá, thích ăn hơn.
    • Hướng sự tập trung của trẻ vào bữa ăn: không cho trẻ xem điện thoại, ipad, tivi khi trẻ đang ăn mà ba mẹ nên giúp con tập trung ăn uống và hoàn thành bữa ăn trong thời gian 30-40 phút.
    • Không dọa nạt hay quát mắng ép trẻ ăn: Nếu như trẻ không có thái độ hợp tác khi ăn hoặc kiên quyết không chịu ăn thì ba mẹ càng nên kiên nhẫn. Những hành động quát mắng, ép buộc có thể sẽ khiến cho trẻ càng sợ ăn và biến chứng thành chứng biếng ăn tâm lý kéo dài rất khó để khắc phục. Thay vào đó, cha mẹ hãy cư xử thoải mái ở trong mỗi bữa ăn để giúp trẻ thích nghi với giai đoạn phát triển thể chất mới, rồi trẻ sớm sẽ ăn uống ngon miệng như trước.
    >> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn

    Mong rằng với thông tin được chia sẻ trong bài viết ba mẹ đã biết các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý thường gặp và 6 giải pháp cho mẹ. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng con biếng ăn ba mẹ có thể tham khảo cho con yêu thực phẩm chức năng giúp bé tăng cân để giúp con nâng cao sức khỏe và bổ sung đủ các dưỡng chất. Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên lành tính như hồng sâm, kế sữa, khúng khéng, bột thảo quả kết hợp cùng các loại vitamin D3, vitamin C, canxi, kẽm cùng các loại vitamin nhóm B.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chinhvu1989
    Đang tải...


Chia sẻ trang này