Khác: Các kiểu ngôi thai khác nhau

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Zin_thoi, 5/9/2014.

  1. Zin_thoi

    Zin_thoi Thành viên uy tín.

    Tham gia:
    27/6/2011
    Bài viết:
    17,911
    Đã được thích:
    5,501
    Điểm thành tích:
    3,113
    Vị trí của thai nhi là một yếu tố quyết định sự thành công và thuận lợi của quá trình sinh đẻ. Thông thường từ tuần thai thứ 28 thai nhi bắt đầu xoay đầu và trúc đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mặc dù đã đến kỳ sinh đẻ nhưng ngôi thai vẫn nằm ở những vị trí khác nhau buộc các bác sỹ phải chỉ định đẻ mổ cho các sản phụ. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những kiểu ngôi thai đó:

    Các kiểu ngôi thai

    Ngôi trước chỏm đầu - ngôi thai lý tưởng
    - Đặc điểm: Đầu thai nhi hướng xuống, mặt quay về phía lưng của mẹ và chỏm đầu hơi nghiêng sang trái hoặc phải. Cằm thai nhi thường thu về phía ngực nên chỏm đầu là phần ló ra đầu tiên.

    - Đây là kiểu ngôi thai giúp bạn sinh nở dễ dàng nếu ngôi thai chẩm trước, nghiêng bên phải hay bên trái. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.

    Ngôi sau chỏm đầu
    - Đặc điểm: Đây là vị trí mà thai nhi quay mặt về phía trước của người mẹ.

    - Hạn chế: Ngôi thai này không thuận lợi vì đầu của thai nhi ở vị trí không dễ điều chỉnh. Khu vực hẹp nhất của thai nhi không ra trước và tử cung phải co bóp nhiều hơn để đẩy bào thai ra ngoài. Do đó khiến cho thời gian sinh kéo dài. Cột sống của thai nhi có thể ép sát vào cột sống của bạn, vì vậy bạn sẽ thấy đau lưng nhiều hơn trong khi chuyển dạ

    Ngôi mông
    Đặc điểm: Các thai nhi sinh ngôi mông thường nằm ở tư thế đưa xuống dưới, hai chân ép sát người, co lại ở phần đùi và đầu gối.

    Hạn chế: Sinh ngôi mông tiềm ẩn những khả năng xay ra rủi ro như:

    - Khi sản phụ chuyển dạ có thể một chân của bé sẽ rơi xuống và bàn chân sẽ được sinh ra đầu tiên.

    - Dây rốn có thể lọt vào đường sinh và bị kẹp ở đó.

    - Ngôi mông làm tử cung không giãn đủ rộng, khiến cho đầu thai nhi đi qua khó khăn.

    - Nếu thai nhi sinh non và ở vị trí ngôi mông thì phải tiến hành mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
    http://www.********/UploadedMirror/nguyenquynh/nguyen-quynh/tuan-thai/Thai-nhi-37-tuan.jpg​
    Ngôi trán
    Đặc điểm: đầu thai nhi đã hướng xuống dưới nhưng lại ngửa ra sau khiến cho phần trán là phần sẽ được sinh ra đầu tiên.

    Hạn chế: Phải tiến hành mổ đẻ vì vùng trán rộng hơn vùng chỏm đầu nên dẫn đến khả năng sinh khó.

    Ngôi mặt
    Đặc điểm: Đầu thai nhi ngửa ra phía sau nhiều hơn.

    Hạn chế: Việc sinh nở có thể diễn ra bình thường, tuy nhiên đôi khi phải dùng kẹp forceps hoặc phẫu thuật để lấy em bé ra.

    Ngôi xiên hoặc ngôi ngang

    Đặc điểm: Thai nhi có thể nằm ở tư thế xiên, lưng ra đằng trước hoặc nằm vắt ngang tử cung. Trường hợp này xảy ra khi nhau thai nằm thấp hoặc sản phụ mang thai đôi.

    Hạn chế:

    - Thai nhi ở vị trí này sẽ khiến cho quá trình sinh đẻ của người mẹ khó khăn hơn. Do áp lực của tử cung không đều, dễ phát sinh màng thai rách sớm, có khi bị đứt dây rốn.

    - Nếu không xử lí kịp thời sẽ bị vỡ tử cung.

    - Trường hợp sinh đơn, thai nhi ở vị trí này sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

    - Ở những ca sinh đôi, sau khi bé thứ nhất ra đời, bác sĩ sẽ phải cố gắng xoay vị trí để em bé thứ hai có thể ra đời bình thường.

    Ngôi cao lúc sắp sinh
    Đặc điểm: Lưỡng đỉnh đầu thai nhi lọt xuống cửa xương chậu, phần thấp nhất xương sọ của thai nằm ở xương toạ xương chậu, gọi là hàm tiếp. Thông thường, khoảng 2 tuần trước thời gian sinh dự kiến mà sản phụ vẫn không hàm tiếp thì gọi là ngôi cao.

    Nguyên nhân: Do xương chậu hẹp, thai nhi dị dạng, thai nhi quá to hoặc ngôi thai không thuận.

    Hạn chế: Dễ gây vỡ nước ối sớm, sau khi vỡ ối còn dễ khiến sa cuống rốn, gây nguy hại cho thai nhi.

    Phương pháp xoay thai
    Khi phát hiện ngôi thai không thuận, có thể lúc khám bác sĩ sử dụng các phương pháp xoay ngôi thai, có thể phân thành phương pháp xoay ngoài và phương pháp xoay trong.

    - Điều kiện: Áp dụng phương pháp này cần chuẩn bị các điều kiện như: Thai và tử cung bình thường, không có tiền sử mổ tử cung hoặc tiền sử sảy thai, xương chậu không hẹp, thai nhi còn chưa lọt vào xương chậu, không có hội chứng cao huyết áp trong khi mang thai.
    http://www.********/UploadedMirror/nguyenquynh/nguyen-quynh/thai-phu/ngoi-thien.jpg
    - Thời gian thuận lợi nhất để xoay thai là trước tuần thai thứ 32 và thai có thể xoay chuyển tự nhiên, nhưng sau tuần 32, thai nhi khá to, xoay chuyển sẽ khó khăn. Nếu sang tuần 36, thậm chí sau khi chuyển dạ, thai nhi vẫn chưa lọt xuống xương chậu, tử cung co lại không nhiều thì cần phải áp dụng phương pháp xoay ngôi thai.

    - Trước khi thực hiện xoay thai, sản phụ nên giữ tinh thần thoải mái, đi tiểu tiện, nên hít thở sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ: Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:

    - Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.

    - Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.

    - Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.

    - Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.

    - Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.

    - Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.

    Nguồn: suckhoesinhsan​
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Zin_thoi
    Đang tải...


  2. shb

    shb Banned

    Tham gia:
    6/9/2014
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Các kiểu ngôi thai khác nhau

    Nhiêu ngôi quá nhỉ. Mình giờ mới biết đấy. Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé.
     

Chia sẻ trang này