Các Lễ Hội Ở Sapa

Thảo luận trong 'Du lịch' bởi Jade Viet, 24/7/2017.

?

bạn thích đi du lịch Sapa?

  1. 100.0%
  2. không

    0 phiếu
    0.0%
Multiple votes are allowed.
  1. Jade Viet

    Jade Viet Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/7/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Xem :
    Những Lý Do Nên Đi Du Lịch Sapa Tháng 10 ?
    Biết hết về những lễ hội du lịch Sapa từ a đến z sẽ giúp các bạn chuẩn bị sẵn hành trang cẩn thận cho hành trình sắp tới của bản thân. Đây không chỉ là dịp để bạn có thể tham quan các thắng cảnh, thưởng thức các món đặc sản thơm ngon mà còn là dịp để tìm hiểu bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số nơi đây.

    1. Lễ hội Roong Pooc

    Lễ hội đầu tiên phải nhắc đến trong “Cẩm nang các lễ hội du lịch Sapa từ a đến z“ là lễ hội Roong Pooc - tập tục truyền thống của người Giáy ở Tả Van. Lễ hội được tổ chức hàng năm với mục đích cầu cho mùa mang được tươi tốt, thời tiết mưa thuận gió hoà, người vật đều bình an, thịnh vượng. Ban đầu, lễ hội chỉ là tập tục cả người Giáy nhưng qua thời gian, tập tục lại phát triển và trở thành lễ hội chung của thung lũng Mường Hoa.

    [​IMG]

    Đến với lễ hội, bạn sẽ được tìm hiểu những nghi lễ độc đáo cùng các trò chơi, điệu múa quen thuộc của người dân nơi đây, vô cùng nhộn nhịp.

    2. Lễ hội Nào Cống

    Lễ hội Nào Cống là phong tục của dân tộc Mông, Dao và Giáy Mường Hoa. Mỗi năm vào tháng 6 âm lịch, ngày Thìn, mọi người đều tập trung hết về miếu thờ tại bản Tả Văn để thực hiện lễ hội. Theo truyền thống, mỗi gia đình sẽ cử một người đại diện để cùng cầu mong thần phật phù hộ. Cũng như lễ hội Roong Pooc, người dân đều mong có những mùa màng bội thu, mong cho mưa thuận gió hoà, vạn vật thịnh vượng bình yên.

    3. Lễ tết nhảy

    Hàng năm, lễ tết nhảy được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc 2 tháng Giêng, là phong tục của người dân tộc Dao Tả Văn. Lễ hội được tổ chúc khá cẩn thận và cầu kỳ, là lễ hội quan trọng, được tổ chức để cầu thần phù hộ cho người dân nơi đây. Đặc sắc của lễ hội chính là 14 điệu nhảy do một số chàng trai trẻ được lựa chọn kỹ thực hiện, hay các nghi lễ của thầy cúng cũng vô cùng độc đáo.

    [​IMG]

    4. Lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng

    Mang trong mình ý nghĩa to lớn, nếu không nhắc đến hai lễ hội Nhặn Sồng và Nào Sồng sẽ là thiếu xót vô cùng lớn về các lễ hội cho chuyến du lịch Sapa từ a đến z

    Lễ hội Nhặn Sồng là tập tục của người Dao, làng Giàng Tả Chải. Lễ hội cũng giống như những buổi tuyên truyền của người Kinh, được tổ thức để nâng cao ý thức phòng chống nạn phá rừng hiện nay. Lễ hội không được tổ chức hàng năm mà chỉ vào những năm rừng bị lâm tặc phá hoại nhiều, trâu bò thả rông nhiều, phá hoại đến mùa màng. Tại buổi lễ, người trông coi rừng do dân làng bầu chọn - được gọi là Chẩu Chiếu, sẽ đọc những quy định, những điều luật để nghiêm cấm nạn phá rừng và trừng phạt người

    Lễ hội Nào Sồng cũng mang ý nghĩa tương tự như lễ hội Nhặn Sồng. Đây là phong tục của dân tộc Mông ở làng Séo Mí Tỷ, Lao Chải, Hầu Thào và Dền Thàng Tả Van, được tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng. Bên cạnh mục đích là phòng chống nạn phá rừng, lễ hội còn nhằm tuyên truyền việc không thả rông súc vật để phá hoại mùa màng, cũng như nhắc đến các vấn đề bảo vệ, tương trợ giúp đỡ lần nhau của người

    dân nơi đây

    5. Lễ hội Quét làng

    Ngoài các lễ hội trên, ở Sapa còn có lễ hội Quét làng của người Xà phó được tổ chức vào ngày ngọ, mùi, con người vào tháng hai âm lịch hàng năm. Lễ hội được tổ chức để cầu mong mọi thứ đều bình an, mùa màng bội thu, súc vật nuôi khoẻ mạnh. Tất cả mọi người đều chung tay, cùng nhau góp đồ như lợn, gà, chó, gạo, rau quả,.. để làm mâm cúng. Khi thầy cũng làm lễ, tất cả người dân cũng làm tập tục vẽ mặt rồi nhảy múa, như cầu mong thần phật phù hộ. Cuối lễ, mọi người sẽ cùng nhau nói chuyện, ăn uống vui vẻ hết các mâm cũng để cúng ma, không được để mang vào làng.

    [​IMG]

    6. Lễ hội Gầu Tào

    Lễ hội Gầu Tào là phong tục của người Mông ở Sapa, được tổ chức để cầu phúc hoặc cầu mệnh. Những gia đình hiếm con hoặc sinh con một bề, mong muốn được thêm con sẽ nhờ thầy cúng làm một hội Gầu Tào để cầu phúc. Hoặc nếu gia đình nào có người hay đau ốm, sức khoẻ yếu ớt, mùa màng súc vật nuôi yếu kém, không phát triển thì có thể nhờ thầy cúng để cầu mệnh. Thông thường, lễ hội được tổ chức vào đầu năm.

    7. Lễ hội Xuống Đồng

    Lễ hội Xuống Đồng là phong tục của người Tày, xã Bản Hồ, tổ chức vào mùng 8 Tết hàng năm. Có rất nhiều hoạt động trong lễ hội, nhưng vui nhất phải kể đến những điệu múa xoè của các cô gái Tày và mời gọi tất cả mọi người, khách du lịch cũng tham gia. Đây là lễ hội vô cùng đặc sắc, nếu không kể đến trong cẩm nang các lễ hội du lịch Sapa từ a đến z thì vô cùng đáng tiếc.

    [​IMG]

    Trên đây là những lễ hội sôi nổi, độc đáo và đặc trưng nhất của các dân tộc thiểu số ở Sapa. Mỗi lễ hội đều mang trong mình vẻ đẹp riêng nhất, sự thú vị độc đáo riêng của nó. Hy vọng rằng, trong bài viết về các lễ hội du lịch Sapa từ a đến z có thể giúp các bạn cái nhìn chung nhất về nền văn hoá Sapa và có những chuyến đi, những kỷ niệm đáng nhớ về vùng đất này
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Jade Viet
    Đang tải...


  2. minhkhang01279

    minhkhang01279 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    12/4/2017
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Nhân lúc tuổi còn trẻ mình sẽ cố đi hết các điểm =)))
     
  3. Jade Viet

    Jade Viet Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/7/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    cố gắng lên bạn. đi hết việt nam là đc rồi
     
    minhouse thích bài này.
  4. chiase.lamchame

    chiase.lamchame Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/4/2017
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    đẹp lắm, còn sức thì mình đi thôi nào...
     
  5. Jade Viet

    Jade Viet Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/7/2017
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    3
    Lần Sau cần đi Sapa đặt vé xe đi Sapa nhé bạn : 220k / chiều
     
    minhouse thích bài này.

Chia sẻ trang này