Thông tin: Các Mẹ Chú Ý Khi Dùng Thuốc Đông Y Gia Truyền Chữa Biếng Ăn Cho Trẻ Nhé!

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi bong_va_tit, 22/9/2012.

  1. bong_va_tit

    bong_va_tit Thành Viên Hội Rắn

    Tham gia:
    26/2/2009
    Bài viết:
    3,831
    Đã được thích:
    959
    Điểm thành tích:
    773
    Chắc nhiều mẹ cũng đọc bài báo này rồi. Em cứ post lên đây cho mẹ nào chưa biết thì đọc để biết mà thận trọng nhé.

    Thuốc gia truyền kích trẻ ăn bị phát hiện trộn độc dược

    Theo chị Thu, cả hai cô con gái đều lười ăn, bé thứ hai suy dinh dưỡng, 5 tuổi nhưng chỉ nặng 14 kg. Chị đã đưa con đi khám Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhưng tình hình không mấy cải thiện.

    Tháng 7, chị được hàng xóm giới thiệu về một nhà thuốc đông y tại Đà Nẵng có bán thuốc giúp trẻ hay ăn, tăng cân. Người bán giới thiệu tên là Lợi, bác sĩ đông y ở một bệnh viện Đà Nẵng đã nghỉ hưu và gia đình có 10 đời làm thuốc.

    Chị Thu đặt mua 4 chai nhựa (500 ml một chai) hết 1,4 triệu đồng cho cả bé 5 tuổi và cháu lớn 12 tuổi cùng uống. Mỗi ngày chị cho con uống 2 lần, mỗi lần 5 ml. Sau khi uống hết 3 chai thì chị thấy có sự khác biệt rõ. Bé đầu ăn khỏe hơn hẳn, bình thường một bát cơm ăn mãi không hết, đến khi uống thuốc vào thì ăn liền 3 bát cơm, chưa kể còn ăn nhiều thứ khác như bánh, xúc xích. Trong một tháng cháu lên 5 kg.

    "Thấy con lên cân nhanh tôi mừng lắm. Đến cháu thứ hai tôi hơi nghi vì cháu không ăn nhiều như chị nhưng cũng lên được 3 kg, mặt căng ra, tròn, có cảm giác hơi phù, cổ và vai dày lên, đặc biệt là ria mép rậm hơn hẳn", chị Thu cho biết.
    Kết quả kiểm nghiệm phát hiện dexamethason với hàm lượng 2,86 mg trong 100 ml. Ảnh: N.P.

    Chị lên mạng tìm hiểu thông tin và thấy có nhiều loại thuốc đông y trộn tân dược nhằm kích thích ăn ngon, giữ nước, tăng cân nhưng lại có quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Chị lo sợ nên dừng cho con uống và mua tiếp hai chai để mang đến Viện Kiểm nghiệm thuốc (Bộ Y tế) kiểm tra.

    "Kết quả khiến tôi sửng sốt khi phát hiện thuốc có pha dexamethason với hàm lượng 2,86 mg trong 100 ml. Trong thành phần của thuốc được dãn trên nhãn chai thì không hề ghi tên chất này, mà chỉ là các vị thuốc đông y như: nhân sâm, ba kích, đương quy, đông trùng hạ thảo...", chị Thu nói.

    "Tôi thấy con chị hàng xóm lúc đầu cũng còi, thế mà sau khi uống thuốc lại trở nên mũm mĩm, bụ bẫm. Có việc thật người thật nên cũng tin. Tôi đã cảnh giác hỏi trước người bán là thuốc có các thành phần gây tăng trọng, giữ nước không thì được trả lời là không có. Không ngờ vẫn bị mắc lừa", chị cho biết thêm.
    Loại thuốc mà chị Thu cho con dùng. Ảnh: V.K.

    Loại thuốc chị Thu mua có tên là Thuốc Bổ Tỳ, nắp được bọc nilon đóng chữ Phước Lợi Đường (màu đỏ). Thân chai ghi rõ sản phẩm của hiệu thuốc bắc đông y tư nhân gia truyền, Thầy Giãng - Kiện, địa chỉ: Quốc lộ 1, đối diện chợ Miếu Bông, Đà Nẵng.

    Công dụng của thuốc là bổ huyết, bổ thận, tăng cường thể lực. Trị suy nhược cơ thể, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ do khi huyết hư, bạch đới dưỡng thai. Dùng cho mọi lứa tuổi (kể cả trẻ em). Đặc biệt, có dòng ghi chú "Thuốc không giữ nước, tiểu tiện nhiều, không có tác dụng phụ".

    "Sau khi dừng thuốc thì con lại kén ăn như lúc trước, nhưng thôi tôi cũng kệ. Con mình mới uống 1 chai rưỡi, hy vọng là chưa có tác dụng phụ gì, chứ con chị nhà hàng xóm còn uống hết 6 chai", chị Thu thở dài nói.
    Thành phần của thuốc (trái) không hề ghi dùng tân dược, và công dụng (phải) cũng cho biết không gây giữ nước, không có tác dụng phụ. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Ảnh: V.K.

    Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Minh Sơn, Trưởng phòng Quản lý hành nghề Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết trước đây hiệu thuốc của ông Lợi từng bị đình chỉ vì có trộn độc dược.

    Cụ thể, tháng 12/2010, phía Sở có nhận được đơn tố cáo của người dân về nhà thuốc Bắc Phước Lợi đường (phòng chuẩn trị y học cổ truyền) tại địa chỉ chợ Miếu Bông, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang do lương y Trần Văn Lợi làm chủ, có pha độc dược.

    Sau khi lập đoàn kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện tại cơ sở của ông Lợi có một số thuốc không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng, cơ sở bào chữa không có nhãn. Trong quá trình chờ kết quả xét nghiệm, Sở đã xử phạt hành chính 10,5 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động nhà thuốc của ông Lợi.

    Sau đó, kết quả xét nghiệm cho thấy trong thuốc do ông Lợi pha chế có Cyprheptadin với hàm lượng 7,7 mg trong 100 ml. Đồng thời có chất gây thèm ăn, ngủ, giữ nước, tăng cân với hàm lượng 2,9 mg trong 100 ml. Vì thế, Sở đã ra quyết định đình chỉ hoạt động, yêu cầu ông Lợi nộp phí xét nghiệm.

    Ngày 5/3/2011, ông Lợi làm đơn xin lại giấy phép kinh doanh, cam kết không bán loại thuốc có độc tố trên. Đến cuối tháng 12, cơ quan chức năng đã đồng ý cho cơ sở của ông Lợi được hoạt động trở lại.

    Mới đây, Sở Y tế đã nhận được đơn tố cáo của chị Thu về loại thuốc của cơ sở này tiếp tục có trộn tân dược nguy hại. Thanh tra sở đã yêu cầu Trung tâm kiểm nghiệm thành phố lấy mẫu gửi xét nghiệm.

    “Nếu cơ sở của ông Lợi tiếp tục tái phạm việc bán loại thuốc đã bị cấm trước đó, Sở Y tế sẽ tăng nặng hình phạt và không loại trừ đình chỉ hoạt động vĩnh viễn”, ông Sơn khẳng định.

    Cũng theo ông Sơn, ông Lợi là người nối nghề thuốc từ gia đình chứ không phải là bác sĩ ở bệnh viện như trong “quảng cáo” với người mua thuốc.

    Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân chịu tác dụng phụ khi lạm dụng corticoid hoặc dùng phải thuốc đông y trộn chất này. Theo các bác sĩ, những tác dụng phụ của thuốc này vô cùng nguy hiểm. Nhẹ thì khiến người bệnh phù thũng, tăng cân, nổi mẩn... Nghiêm trọng hơn, họ có thể bị suy thượng thận, hạ canxi trong máu, loãng xương, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng, thậm chí tử vong.

    Nguyễn Đông - Nam Phương

    http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/20...n-kich-tre-an-bi-phat-hien-tron-doc-duoc-1-2/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi bong_va_tit
    Đang tải...


  2. bong_va_tit

    bong_va_tit Thành Viên Hội Rắn

    Tham gia:
    26/2/2009
    Bài viết:
    3,831
    Đã được thích:
    959
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Các mẹ chú ý khi dùng thuốc đông y gia truyền chữa biếng ăn cho trẻ nhé!

    Đọc mấy bài báo này mà mình thấy thật sợ quá đi.

    Hiểm họa khi vô tình dùng thuốc bị trộn corticoid

    Bị bệnh khớp hành hạ, ông Hải, Bắc Ninh được người quen giới thiệu một loại thuốc phong tê thấp thủy. Thấy dùng thuốc đỡ hẳn, ông sử dụng liền một tháng thì bụng to lên trong khi chân tay teo tóp, người yếu, mệt.
    Ông Hải là một trong những người bị bệnh do sử dụng quá liều thuốc chứa corticoid mà không biết.

    Cũng như ông, anh Long (Phú Xuyên, Hà Nội) bị viêm đa khớp đã mua một loại thuốc chữa mà anh từng nghe nhiều người quảng cáo là rất hiệu nghiệm và chính họ đã kiểm chứng. Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng sử dụng, anh thấy nổi mẩn khắp người, các khớp đau nhiều hơn, đặc biệt, cân nặng tăng rất nhanh. Anh ngưng thuốc mấy tháng mà các dấu hiệu trên vẫn chưa hết. Mãi sau này, khi tham gia một diễn đàn trên mạng, anh mới được một số người có bệnh như mình chia sẻ, có lẽ anh đã uống phải loại thuốc bị làm giả, có trộn thêm corticoid vào.

    Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, Trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều người chịu tác dụng phụ khi lạm dụng corticoid hoặc dùng phải thuốc đông y trộn chất này. Thuốc bị trộn chủ yếu là các loại thuốc hen, thuốc chữa thấp khớp hay viêm xoang...
    Ảnh: MT.
    Một bệnh nhân bị Lupus ban đỏ buộc phải dùng corticoid và chấp nhận các tác dụng phụ như phù thân, mặt nặng... Ảnh: MT.

    Bác sĩ Trường cho biết, một thời gian, bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị tác dụng phụ của corticoid khi sử dụng thuốc chữa hen. Sau một giai đoạn dùng thuốc, các bệnh nhân này đều có chung đặc điểm là đi tiểu nhiều, mặt tròn và nặng, râu ria, tóc mọc rất nhanh, nhiều, chân tay teo lại... Có những phụ nữ còn râu ria mọc lởm chởm, tay, chân đầy lông.

    Chị Như, Cầu Giấy, Hà Nội sau một thời gian dài bị chàm hành hạ, dùng đủ thứ thuốc vẫn không đỡ, đã tìm đến một cơ sở thuốc Đông Y ở khu phố cổ Hà Nội. Chị được bán cho một lọ thuốc bột, nói là thuốc đông y hoàn tán. Mấy ngày đầu uống chị thấy bệnh đỡ hẳn. Nhưng sau vài tháng, các vết chàm lại tái phát mạnh hơn. Tham khảo nhiều người cùng hoàn cảnh, chị nghi ngờ mình đã dùng phải thuốc có trộn corticoit.

    Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trường, corticoid là một loại thuốc có tác dụng giảm miễn dịch, được sử dụng cho các bệnh nhân bị Lupus hệ thống - một loại bệnh do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức - nên có một tác dụng phụ rất đáng sợ là làm suy giảm hệ thống miễn dịch của người sử dụng. Bởi vậy, nếu dùng không đúng, người bệnh sẽ rất dễ nhiễm các bệnh khác vì cơ chế bảo vệ của cơ thể bị yếu đi.

    "Corticoid là một con dao mà cả hai lưỡi của nó đều rất sắc. Nếu biết sử dụng đúng, nó như thần dược, có thể chữa trị được rất nhiều loại bệnh khác nhau: giảm đau, tiêu viêm, kích thích ăn uống... Thuốc có tác dụng rất nhanh và mạnh. Và cũng chính vì đặc điểm này mà nó thường bị trộn vào rất nhiều loại thuốc, trong đó có thuốc đông y", ông Trường nói.

    Người sử dụng các loại thuốc chứa chất này thường rất "chuộng" bởi thấy ngay tác dụng. Tuy nhiên, sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu như dùng thuốc kéo dài và không đúng chỉ định. Những tác dụng phụ của thuốc cũng vô cùng nguy hiểm: nhẹ thì khiến người bệnh phù thũng, tăng cân, nổi mẩn... Nhưng nghiêm trọng hơn, họ có thể bị suy thượng thận, hạ canxi trong máu, loãng xương, ảnh hưởng dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể tử vong.

    "Điều đáng lo là người bệnh không thể tự nhận biết được việc thuốc có bị trộn corticoid hay không. Các dấu hiệu lạm dụng hóa chất này cũng chỉ có thể nhận ra khi nó đã phát ra ngoài", bác sĩ Trường cảnh báo.

    Theo kết quả kiểm nghiệm thuốc của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Bộ Y tế, từ 2008 đến nay có một số loại thuốc bị trộn corticoid là: Thuốc nước Hạnh Đức khu phong tê thấp thủy (của cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền Hinh Hòa), thuốc dân tộc cứu nhân vật, thuốc nước Tân Hòa truy phong tê thấp thủy...

    Một dược sĩ của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho biết, đây chỉ là vài trường hợp cá biệt, do một số cơ quan chức năng các địa phương thu giữ và gửi kiểm nghiệm. Theo ông, thực tế, số lượng các thuốc bị trộn corticoid bao nhiêu chưa rõ, cần có sự điều tra rộng mới có thể xác định được. Dự kiến trong năm tới, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương sẽ dành một phần kinh phí để điều tra khảo sát tình trạng thuốc tân dược trộn trái phép trong đông dược.

    Giải thích lý do vì sao nhiều loại thuốc đông y lại bị trộn corticoidcorticoid dược sĩ này cho rằng, thường các đông dược có tác dụng từ từ, thậm chí nhiều bài thuốc của các ông lang vườn còn không có tác dụng thực sự. Lợi dụng tâm lý người bệnh muốn nhanh khỏi bệnh, vừa muốn chỉ dùng đông y có nguồn gốc tự nhiên nên không độc hại, nhiều người thiếu lương tâm đã trộn thêm tân dược vào. Trong các thành phần thuốc tây, corticoid có rất nhiều tác dụng, lại hiệu quả nhanh chóng, nên bị lạm dụng cũng là điều dễ hiểu.

    Theo ông, điều nguy hiểm là, khi dùng thuốc đông, mọi người thường cho là thuốc "lành" nên có thể tự dùng và dùng lâu dài được. Trong khi, bất kỳ loại hóa chất tổng hợp nào cũng đều gây ra các tác dụng phụ và khi dùng phải có liều lượng và thời gian nhất định, để giảm thiểu tác dụng phụ và cơ thể có thể đào thải được, nên cần có chỉ định và theo dõi điều trị của bác sĩ.

    Riêng với corticoid thì chỉ định càng nghiêm ngặt hơn. Đây là loại thuốc nội tiết, khi dùng phải giảm liều dần dần và do bác sĩ quyết định. Chất này do tuyến thượng thận tiết ra: Khi uống vào, cơ quan sản sinh nó trong cơ thể sẽ giảm tiết chất đó. Nếu đang dùng mà ngừng lại đột ngột, thì có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận, rất nguy hiểm. Ngược lại, nếu dùng lâu dài, cũng gây nhiều hệ lụy như các bác sĩ đã cảnh báo.

    Bởi vậy, ông cho rằng, người dân cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Tốt nhất, khi có bệnh cần đi khám và tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Không nên tự dùng thuốc kể cả thuốc đông y, đặc biệt việc tự dùng thuốc theo mách bảo của người không có chuyên môn. Khi sử dụng thuốc đông y nên đến khám tại các cơ sở điều trị được cấp phép của cơ quan quản lý y tế.

    Vương Linh

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/2010/04/3ba1a3b2/
     
    Sửa lần cuối: 22/9/2012
    p0mchu thích bài này.
  3. p0mchu

    p0mchu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/8/2011
    Bài viết:
    3,042
    Đã được thích:
    425
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Các mẹ chú ý khi dùng thuốc đông y gia truyền chữa biếng ăn cho trẻ nhé!

    eo ui, đọc mà ghê, các mẹ nên cẩn thận khi chọn thuốc nhé, nhất là các loại quảng cáo tăng cân hay giảm cân trong 1 tuần ý...........ghê lắm...
     
    bong_va_tit thích bài này.
  4. mehoatrau0510

    mehoatrau0510

    Tham gia:
    23/3/2015
    Bài viết:
    11,765
    Đã được thích:
    1,708
    Điểm thành tích:
    913
    thuốc đông y có tin tưởng được không?
     
  5. alomevabe.vn

    alomevabe.vn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/5/2016
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Em sợ các loại thuốc đông y lắm . Em thấy vitamin wellbaby xài khá ổn . bé em ăn ngon miệng và nhiều hơn , thấy hoạt bát linh động hơn hẳn dù cân nặng không tăng nhiều so với con của bạn em cũng dùng wellbaby y chang . Chắc do tạng người nó giống má nó , mình dây ăn nhiêu cụng không mập , cứ ro ro hoài .
     
  6. trankimvan2013

    trankimvan2013 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    7/5/2013
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    ôi trời tớ sợ kiểu cho uống đông y lắm, chả biết thé nào đâu. Thôi cứ tây y hoặc là các thuốc hỗ trợ, thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng là ok nhất
     
  7. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các mẹ nên cẩn thận khi chọn thuốc nhé
     

Chia sẻ trang này