Kinh nghiệm: Các Mẹ Nên Lưu Ý Rửa Tay Đúng Cách Để Phòng Bệnh Tay Chân Miệng Hiệu Quả Cho Bé

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Trangmid, 14/11/2016.

  1. Trangmid

    Trangmid Thành viên mới

    Tham gia:
    14/4/2016
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Tại sao phải rửa tay đúng cách?

    Bàn tay là nơi tiếp nối giữa cơ thể và mọi thứ xung quanh. Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với tất cả các thức bên ngoài cơ thể đều thông qua đôi bàn tay. Do vậy mà tay cũng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhiều loại vi khuẩn, virus trong môi trường nhất. Rửa tay đúng cách không chỉ là vắc xin phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả mà còn giúp ngăn chặn nguy cơ hình thành các bệnh lý khác như sốt xuất huyết, giun, các bệnh đường hô hấp…tiêu diệt các loại virus mà mắt thường không phát hiện được.
    Theo thống kê, mỗi ngày bàn tay tiếp xúc với 200 triệu mầm bệnh, trong đó móng tay, dưới bàn tay là nơi trú ẩn êm ái của hàng triệu vi khuẩn gây nên bênh tay chân miệng ở trẻ . Nếu không rửa tay đúng cách, các vi khuẩn này sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua “cầu nối” là bàn tay thông qua quá trình cầm nắm, chế biến thức ăn…

    Các bác sĩ khuyên rằng, rửa tay bằng xà phòng có thể tiêu diệt 47% vi khuẩn gây tiêu chảy, 19-45% vi khuẩn gây bệnh hô hấp. Điều này nói lên sự quan trọng của một công việc rất đơn giản mà chúng ta thường không chú trọng: Rửa tay đúng cách !

    [​IMG]
    Rửa tay đúng cách để điều trị bệnh tay chân miệng

    Khi nào phải rửa tay đúng cách?

    Rửa tay đúng cách bằng xà phòng giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả cần được thực hiện ngay trước và sau khi thực hiện các điều sau:
    • Trước khi: ăn uống, chế biến thức ăn, rửa mặt, cho trẻ ăn uống, bế trẻ sơ sinh.
    • Sau khi: tiếp xúc với người bệnh tay chân miệng, đi vệ sinh, sau khi vệ sinh cho trẻ, nấu ăn…
    Khảo sát của quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đưa ra con số đáng giật mình: chỉ 12% người dân rửa tay với xà phòng trước và sau khi thực hiện các hành vi có nguy cơ nhiễm khuẩn. Còn lại 84-88% dân số chỉ rửa tay bằng nước, bạn nằm trong số nào?

    Rửa tay phải đúng cách để phòng tránh bệnh hiệu quả.

    [​IMG]
    Rửa tay đúng cách để bàn tay luôn sạch sẽ, diệt khuẩn

    Bạn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình khỏi các tác nhân gây hại qua 6 bước rửa tay đúng cách sau:
    • Đầu tiên: Làm ướt tay bằng nước. Sau đó dùng xà phòng thoa vào lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay vào nhau.
    • Thứ hai: Chà xát kỹ từng ngón tay bằng cách nắm bàn tay bên này vào ngón tay bên kia lần lượt cả 10 ngón tay.
    • Thứ ba: Rửa mua bàn tay bằng cách lấy lòng bàn tay này kỳ lên mu bàn tay kia.
    • Thứ tư: Rửa các kẽ giữa hai ngón tay bằng đầu ngón tay của bàn tay còn lại.
    • Thứ 5: Chụm các đầu ngón tay lại với nhau, xoay vào lòng bàn tay kia để vệ sinh đầu ngón tay.
    • Thứ 6: Rửa sạch xà phòng bằng nước sạch. Sau đó lau khô.
    Rửa tay đúng cách chính là cách phòng bệnh đơn giản, tiết kiệm nhất mà cha mẹ nên hướng dẫn và làm cùng trẻ để bảo vệ sức khỏe hiệu quả, thiết thực.
    Xem thêm : Dấu hiệu bênh tay chân miệng

    Nguồn – Ytevietnam.edu.vn
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Trangmid
    Đang tải...


  2. Trangmid

    Trangmid Thành viên mới

    Tham gia:
    14/4/2016
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Cách phòng ngừa sớm các tật khúc xạ ở trẻ

    Các tật khúc xạ ở trẻ rất khó để xác định nguyên nhân, song có những yếu tố liên quan khiến nhiều trẻ có thể bị tật về mắt mà bố mẹ cũng như thầy cô nên tránh cho bé khỏi các bệnh lý này.
    Khi bé bắt đầu học cũng là lúc nên dạy cho trẻ tư thế ngồi học thẳng lưng, đầu cúi 10 – 15 độ, cùng việc bố trí chiều cao và bàn ghế cho bé ngồi học thích hợp, với các bậc học thì nên có sự điều chỉnh để phù hợp.
    Đảm bảo nơi bé học tập và đọc sách phải đủ ánh sáng, tuyệt đối không được để trẻ đọc sách và học tập khi thiếu ánh sáng, và ánh sáng nên dùng là loại ánh sáng vàng.
    Chữ viết cho bé ở trên bảng và trong sách phải rõ ràng không ghi mực đỏ hay màu mè hoa hoét khiến trẻ bị mắc các tật khúc xạ về mắt.
    Đồng thời, các bậc phụ huynh và thầy cô nên có chế đội vui chơi lành mạnh cho mắt bé được nghỉ ngơi và thư giãn, không được cho bé chơi điện tử và xem tivi quá 1h đồng hồ, phải ngồi cách ti vi khoảng 2m.
    Mẹ nên cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt của bé như cần bổ sung VitaminA để tốt cho mắt.
    Các mẹ không nên chủ quan mà nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh về khúc xạ
    Với những cách làm đơn giản trên có thể giúp phòng ngừa sớm các tật khúc xạ ở bé.

    [​IMG]
    Các mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các tật khúc xạ ở mắt trẻ

    Các dấu hiệu của tật khúc xạ ở trẻ

    Những dấu hiệu của tật khúc xạ ở trẻ sẽ giúp mẹ nhận biết ra để có biện pháp điều trị kịp thời.
    Khi bị mắt các tật khúc xạ, lúc xem ti vi bé sẽ phải lại gần để xem, còn chép bài thì phải nhìn bài bạn, ngồi xa bảng thì bé không nhìn thấy gì.
    Hoặc bé sẽ nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn một vật ở xa hay đơn giản là xem ti vi.
    Bé đọc chữ hay bị nhảy hàng và đọc chữ chậm hơn so với những đứa trẻ khác. Đồng thời, bé rất hay chép sai đề bài hoặc viết sai chữ.
    Bé còn có biểu hiện thường xuyên dụi mắt khi trẻ không buồn ngủ, và hay than thở là mỏi mắt, nhức đầu.
    Khi bé có các dấu hiệu về tật khúc xạ ở trẻ trên thì bố mẹ và thầy cô đừng nên nghĩ bé học dốt hoặc không chịu học, mà rất có thể bé đã bị bệnh lý về mắt, khiến bé không thể học tập như các bạn bình thường. Vì vậy bố mẹ và thầy cô nên tìm hiểu lí do trước khi trách móc hoặc đặt áp lực cho bé.
    Đồng thời nên cho bé đi khám Bác sĩ khi cần thiết để có biện pháp hỗ trợ thị lực của bé tốt hơn ngoài ra còn phát hiện sớm các bệnh về mắt ở trẻ em
    Nguồn – ytevietnam.edu.vn
     
  3. Điện máy Vinh Thanh

    Điện máy Vinh Thanh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    28/8/2016
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    8
    Cái vấn đề này ngày nào mình cũng phải nhắc cháu đi rửa tay à, chứ bé chẳng đi rửa đâu ý. Thanks mẹ đã chia sẻ nhé
     
  4. Trangmid

    Trangmid Thành viên mới

    Tham gia:
    14/4/2016
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Viêm thanh quản là chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ vào do thay đổi thời tiết. Cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức tổng quát về bệnh viêm thanh quản ở trẻ sau để phòng tránh bệnh viêm thanh quản .

    Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ xảy ra như thế nào?
    Các bác sĩ cho biết, khi trẻ bị nhiễm trùng ở thanh quản, trẻ thường ho sặc sụa, nó làm cho đường hô hấp bị viêm và sưng lên gây ra đờm ở họng và mũi. Làm cho việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Có tới khoảng 3 % số trẻ bị mắc viêm thanh quản mỗi năm. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 6 tuổi đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.


    [​IMG]
    Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ diễn ra như thế nào?​

    Do trẻ nhơ nên khí quản và đường hô hấp của trẻ thường nhỏ hơn do vậy mà chúng có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh hơn, nhất là khi vào mua thu và mùa xuân.
    Trẻ bị viêm thanh quản chủ yếu là do virus xâm nhập vào thanh quản gây ra chứng viêm, có rất nhiều loại virus khác nhau như virus gây bệnh sởi, các bệnh đường hô hấp,…
    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm thanh quản
    Triệu chứng mà dễ dàng nhận thấy nhất ở trẻ là ho sặc sụa, trẻ có thể bị ho từ đêm, trẻ thường ho từ đêm, có thể bị chảy nước mũi, đau họng và bị sốt nhẹ trong vài ngày trước khi bị ho.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm thanh quản

    [​IMG]

    Ngoài ra, ở trẻ còn thấy xuất hiện một số biểu hiện của bệnh viêm thanh quản như:
    • Khó thở, thở khò khè.
    • Khàn cổ họng, gặp vấn đề về đường hô hấp.
    • Ngực trẻ bị phồng trong quá trình hô hấp.
    • Trẻ bị sốt cao trước khi bị ho
    Các bác sĩ cho biết, trẻ thường gặp các triệu chứng này vào ban đêm, kéo dài khoảng vài ngày hoặc đến vài tuần. Khi gặp những dấu hiệu này thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa nhi để bác sĩ kiểm tra.
    Nếu không chữa viêm thanh quản sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hoặc viêm phổi, nếu nhiễm trùng nặng có thể làm trẻ khó thở, ngất xỉu, da xung quanh miệng có màu xanh, hoặc da xung quanh cổ bị nhúm lại. Do vậy mà cha mẹ cần cho trẻ đi khám, cấp cứu.
    Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm thanh quản?

    Cha mẹ cần làm gì để trẻ tránh bị viêm thanh quản?
    [​IMG]


    Bệnh viêm thanh quản có thể bị lây lan qua đường hô hấp, do vậy mà cha mẹ cần:
    • Vệ sinh cá nhân, chân tay cho trẻ sạch sẻ, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh.
    • Thường xuyên cho trẻ uống nước để đảm bảo trẻ không bị mất nước hoặc thiếu nước.
    • Xông hơi nước và mũi cho trẻ thường xuyên để phòng cũng như là điều trị viêm thanh quan, sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ.
    • Khi trẻ có những dấu hiệu bị viêm thanh quản, cha mẹ sử dụng thuốc điều trị cho trẻ thì cần hỏi kiến ý kiến bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về điều trị.
    • Khi điều trị bằng thuốc mà bệnh của trẻ không thuyên giảm mà còn nặng hơn thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để cho bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp.
    Nguồn – Ytevietnam.edu.vn
     
  5. Trangmid

    Trangmid Thành viên mới

    Tham gia:
    14/4/2016
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Trong các bệnh về mắt ở trẻ em thì Ung thư võng mạc ở trẻ là một trong những căn bệnh nguy hiểm và gây nên những vấn đề rất lớn về thị lực cho trẻ.

    [​IMG]
    Ung thư võng mạc ở trẻ rất khó để phát hiện

    Ung thư võng mạc là gì?
    Ung thư võng mạc là bướu nguyên bào võng mạc, đây là một bệnh lý mà các khối u ác tính nguyên phát thường gặp nhất ở trẻ và xảy ra ở một bên mắt và thưởng xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân có tiền sử gia đình cũng bị bệnh ung thư võng mạc như trên.
    Bệnh ung thư võng mạc ở trẻ thường được phát hiện ở nhưng trường hợp trẻ dưới 3 tuổi, bởi vậy rất khó để phát hiện bệnh ở những giai đoạn sớm.
    Triệu chứng của bệnh ung thư võng mạc ở trẻ
    Ung thư võng mạc điển hình thường phát hiện ra ở những trẻ dưới 1 tuổi và có thể bị một mắt hoặc cả 2 mắt.
    Bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ bởi các bậc phụ huynh, những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh ung thư võng mạc ở trẻ là:

    [​IMG]
    Có thể bị hiện tượng đồng tử trắng

    • Bé sẽ có hiện tượng đồng tử trắng hoặc ánh mắt mèo.
    • Hiện tượng lác mắt sẽ rất thường gặp sau hiện tượng đồng tử trắng. Nếu gặp hiện tượng này, thì bố mẹ cần đưa bé đi gặp Bác sĩ để nhỏ thuốc giãn đồng tử và soi đáy mắt để rà soát bệnh ung thư võng mạc.
    • Ngoài ra ở các giai đoạn muộn của bệnh thì bé sẽ có những hiện tượng đau mắt đỏ, mắt đau nhức, mắt mờ và lồi mắt, đồng tử giãn rộng, mống mắt dị sắc hay hiện tượng tăng nhãn áp và trẻ chậm phát triển.

    Tác nhân gây bệnh ung thư võng mạc

    Mặc dù chưa biết rõ nguyên nhân tại sao lại xuất hiện bệnh ung thư võng mạc ở trẻ, nhưng rất có thể đó là sự bất thường của nhiễm sắc thể số 13, như ở nhiễm sắc thể này có chromosome bị thiếu hoặc không hoạt động được gây nên. Vì vậy, tế bào này không làm được chức năng kiểm soát sự phân chia tế bào võng mạc khiến bệnh ung thư phát triển, tế bào không kiểm soát được nên gây ra các khối u.
    Song một nguyên nhân căn nguyên khác khiến hơn 90% bệnh ung thư võng mạc ở trẻ là do có người trong gia đình đã từng bị bệnh. Những người này có thể là bố mẹ, ông bà, anh em hoặc cô dì chú bác.
    Còn nếu bố mẹ mà bị ung thư võng mạc thì tỉ lệ trẻ sinh ra bị ung thư võng mạc cũng lên tới gần 50%.
    Trường hợp bố mẹ bị gel võng mạc nhưng không có triệu chứng lâm sàng thì vẫn có thể trẻ vẫn bị ung thư võng mạc.

    Quy trình điều trị ung thư võng mạc ở trẻ
    Ở những nước tiên tiến thì bệnh ung thư võng mạc ở trẻ sẽ được các Bác sĩ dùng hóa trị để tiêu diệt khối u và bảo tồn nhãn cầu cho trẻ.
    Song gần đây, phương pháp điều trị bằng laser hoặc lạnh đông được sử dụng nhiều.
    Việc xạ trị ngoài thì có thể để lại nhiều di chứng cho mắt nên ít được sử dụng.
    Còn nếu ở vào những trường hợp xấu nhất thì phải cắt bỏ nhãn cầu khi khối u đã phát triển vào giai đoạn cuối và gieo rắc tế bào ung thư khắp nội nhãn.
    Để phòng ngừa căn bệnh này, tốt nhất trong 3 năm đầu tiên, các mẹ nên cho bé đi thăm khám định kỳ để tránh những hậu quả khôn lường về thị giác và tính mạng của trẻ.Ngoài ra còn các bệnh lý khác về mắt ở trẻ mà các mẹ cần lưu ý như biến chứng của đau mắt đỏ , các tật khúc xạ về mắt …….
    Nguồn – ytevietnam.edu.vn
     
  6. ngocbich12

    ngocbich12 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/2/2016
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    Nhìn mắt có chấm đỏ thế kia ai ngờ là bị ung thư võng mạc nhỉ, sợ quá
     
  7. Yêu Cún Con

    Yêu Cún Con Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/11/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    em chưa có gia đình, nhưng hay vào đọc mấy cái kinh nghiệm của các mẹ chia sẻ lắm. hihi
     
  8. Yêu Cún Con

    Yêu Cún Con Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/11/2016
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    đánh dấu lại, mai này biết đâu lại dùng. hihi
     
  9. gavang9x

    gavang9x Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    23/9/2016
    Bài viết:
    4,234
    Đã được thích:
    909
    Điểm thành tích:
    823
    ngay từ bé phải dạy cho trẻ thói quen rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh
     
  10. sampoo

    sampoo Thành viên tập sự

    Tham gia:
    19/11/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Nay bé dễ mắc bệnh viêm họng dẫn đến viêm phế quảng lắm . Nhưng mình hiện đang rất yên tâm vì đã có giải pháp điều trị viêm họng mà không dùng đến kháng sinh các mẹ ạ ! Ai quan tâm thì nhắn cho mình nhé !
     
  11. mecun3377

    mecun3377 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/11/2016
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Ngay từ bé phải rèn cho con thói quen rửa tay vệ sinh đúng cách :)
     

Chia sẻ trang này