Cần giúp: Con Em Mới Hơn 2 Tuổi Mà Bây Giờ Em Bướng Bỉnh Quá.

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi nguyễn Tuyết 1102, 21/4/2015.

  1. tuvan_nuoiconbangsuame

    tuvan_nuoiconbangsuame MẸ LÀ GỐC, GỐC CÓ TỐT THÌ CÂY MỚI PHÁT TRIỂN <3

    Tham gia:
    11/5/2015
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    118
    Điểm thành tích:
    43
    Những bé như này mồm mép lắm nên được ông bà và bố bênh, mẹ phải thống nhất với "hậu phương" của bé và nghiêm khắc, khi dạy con chỉ nên có 2 mẹ con thôi, ko cho mọi người trong gia đình can thiệp thì mới có hiệu quả được.
     
    Đang tải...


  2. tiinnguyen

    tiinnguyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/3/2016
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    54
    Điểm thành tích:
    28
    Đập cho một trận cho chừa cái tật ngỗ nghịch
     
  3. nickky

    nickky Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/1/2011
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Con mình cũng thế đó bạn, từ 2 tuổi trở đi khó bảo lắm, ngang và không biết sợ mẹ nữa. Nghịch và không bảo nổi, mình nóng tính nên cũng hay đánh, nhưng nó ko sợ cơ. Mình cũng không biết làm cách nào để con ngoan hơn. Đi học thì được cái là ngoan, chỉ về nhà mới thế .
     
  4. nhunguyetdva

    nhunguyetdva Thẩm mỹ viện Á Đông

    Tham gia:
    26/1/2015
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
     
  5. nhunguyetdva

    nhunguyetdva Thẩm mỹ viện Á Đông

    Tham gia:
    26/1/2015
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Em tuy chưa có gia đình, chưa có con nhưng là 1 người chuyên làm về sản phẩm giáo dục thì em phân tích vấn đề của chị là như sau:
    - Thứ nhất, vấn đề ăn uống: Mấu chốt khiến con chị bày đủ trò để làm nũng như vậy là vì được ông chiều chuộng kèm theo việc chị dễ dãi với con. Lần thứ nhất, bé lấy cớ đau bụng không ăn, chị bỏ qua. Trong tiềm thức bé đã hiểu rằng cách làm này là hiệu quả với mẹ mình. Và như vậy nó lặp lại những lý do tương tự mỗi khi chị gọi ăn cơm. Thêm vào nữa, ông nội chiều cháu như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho việc dạy con của chị. Nếu c không nói chuyện riêng với ông nội thì về lâu dài con bé sẽ vin vào ông nội để bao biện. Dần dần nó sẽ không xem lời nói của mẹ mình ra gì bởi vì nó biết là đã có người bảo vệ nó rồi thì nó sẽ không sợ.
    --> Giải pháp e đề xuất cho chị là nói chuyện riêng với ông nội để thống nhất về quan điểm giáo dục con cháu. Chị nên nói rõ những hậu quả có thể xảy ra nếu cứ tiếp tục chiều cháu một cách vô cớ để ông hiểu và không lặp lại nữa. Hoặc chị có thể cho cháu ăn ở 1 vị trí nào đó mà không có ông nội ngồi chung để cháu không vin vào ông nội mà làm nũng. Đồng thời, chị nên nghĩ ra một số hình phạt nếu con không ăn cơm. Và chị phải quy định rõ giờ giấc ăn dù nắng hay mưa cũng không được thay đổi. Chị hãy bảo với cháu đó là nhiệm vụ mỗi ngày cháu phải thực hiện, ăn ít hay ăn nhiều thì cũng phải ăn. Nếu cháu ngán không ăn được thì nên xem xét lại thực đơn. Còn nếu cháu kiếm cớ thì chị nên hỏi vì sao con không muốn ăn cơm? Trong trường hợp cháu mè nheo, lì lợm hoặc ăn vạ chị nên áp dụng các hình phạt chẳng hạn như:
    - Không cho đi chơi công viên cuối tuần, không cho đụng vào đồ chơi, nói chung là không cho cháu được làm những thứ mà cháu thích.
    Thêm vào nữa, chị tuyệt đối không được tập cho con thói quen đòi hỏi bằng việc đưa ra lời hứa mỗi khi con làm bất cứ việc gì, chẳng hạn như chuyện ăn uống. Bởi vì lâu dần cháu sẽ có tâm lý đòi hỏi người khác. Nếu bất đắc dĩ phải đưa ra cái gì đó để khích lệ, chị cần áp dụng theo công thức sau:
    - Con hoàn thành - NHIỆM VỤ- xong trước ... giờ, thì mẹ sẽ cho con: đi ngủ, xem ti vi, chơi trò chơi
    - Nếu con không hoàn thành- NHIỆM VỤ- xong trước... giờ thì mẹ sẽ không cho con: ngủ cùng mẹ, ngủ cùng ông, đi siêu thị, xem ti vi.
    Chẳng hạn, con không chịu ăn cơm: Con không ăn cơm xong trước 6 giờ thì mẹ sẽ không cho con xem ti vi trong tối nay, không cho con đi siêu thị vào ngày mai.
    Cứ áp dụng như vậy một số lần và nhớ rằng đã phạt thì phải làm dù con có khóc lóc van xin cỡ nào đi nữa. Nhớ rằng dạy con cũng như uốn cây, chị cần kết hợp giữa cứng rắn và mềm dẻo mới giúp con ngoan được.
    Trước hết em trả lời vấn đề đó để chị áp dụng thử còn những vấn đề khác em sẽ trả lời tiếp khi nhận được phản hồi từ chị.
     
  6. safetystore

    safetystore Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/5/2016
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    lót dép ngồi hóng tuyệt chiêu
     
  7. nhunguyetdva

    nhunguyetdva Thẩm mỹ viện Á Đông

    Tham gia:
    26/1/2015
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Đôi khi chị đánh con, mắng con nhưng bản thân đứa bé nó thực sự cũng không hiểu nó đã làm sai điều gì. Vậy nên, muốn dạy con nghe lời thì chị cần thay đổi cách xử lý vấn đề. Mỗi lúc con làm sai chuyện gì, chị cần giải thích cặn kẽ cho cháu hiểu. Giải thích theo hướng chỉ ra hậu quả để cháu hiểu và tránh. Em ví dụ, cháu lấy hộp sơn đổ khắp nhà, khắp tường. Nếu theo phản xạ thông thường, chị sẽ đánh cháu, la cháu. Nhưng chị cần thay đổi cách phản ứng như sau:
    - Tại sao con lại lấy sơn ra đổ khắp nhà khắp tường? (hỏi nhẹ nhàng)
    - Nếu cháu không trả lời thì chị tiếp tục:
    - Con nhìn đi, giờ con đổ sơn ra nhà thì cái nước sơn này nó sẽ dính xuống sàn, kết quả là con đi lên đó bị dính sơn vào chân, mẹ cũng bị dính sơn vào. Nhà bị dính sơn dơ thì nhìn sẽ xấu đúng không, con mà nằm xuống sàn là cũng dơ hết người.
    Khi chị nói nhẹ nhàng trẻ con sẽ im lặng lắng nghe và hiểu được hậu quả mình vừa gây ra. Với các lỗi khác của con chị cũng áp dụng cách tương tự nhé. Nhớ là giải thích cho con hiểu mỗi khi bé làm sai.
     
  8. nhunguyetdva

    nhunguyetdva Thẩm mỹ viện Á Đông

    Tham gia:
    26/1/2015
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Đôi khi chị đánh con, mắng con nhưng bản thân đứa bé nó thực sự cũng không hiểu nó đã làm sai điều gì. Vậy nên, muốn dạy con nghe lời thì chị cần thay đổi cách xử lý vấn đề. Mỗi lúc con làm sai chuyện gì, chị cần giải thích cặn kẽ cho cháu hiểu. Giải thích theo hướng chỉ ra hậu quả để cháu hiểu và tránh. Em ví dụ, cháu lấy hộp sơn đổ khắp nhà, khắp tường. Nếu theo phản xạ thông thường, chị sẽ đánh cháu, la cháu. Nhưng chị cần thay đổi cách phản ứng như sau:
    - Tại sao con lại lấy sơn ra đổ khắp nhà khắp tường? (hỏi nhẹ nhàng)
    - Nếu cháu không trả lời thì chị tiếp tục:
    - Con nhìn đi, giờ con đổ sơn ra nhà thì cái nước sơn này nó sẽ dính xuống sàn, kết quả là con đi lên đó bị dính sơn vào chân, mẹ cũng bị dính sơn vào. Nhà bị dính sơn dơ thì nhìn sẽ xấu đúng không, con mà nằm xuống sàn là cũng dơ hết người.
    Khi chị nói nhẹ nhàng trẻ con sẽ im lặng lắng nghe và hiểu được hậu quả mình vừa gây ra. Với các lỗi khác của con chị cũng áp dụng cách tương tự nhé. Nhớ là giải thích cho con hiểu mỗi khi bé làm sai.
     
    nickky thích bài này.
  9. dacsanphanthiet01

    dacsanphanthiet01 TRAO GIÁ TRỊ TẶNG NIỀM TIN <3

    Tham gia:
    26/2/2016
    Bài viết:
    9,444
    Đã được thích:
    2,510
    Điểm thành tích:
    963
    các mẹ ơi làm sao để tập cho con ăn cơm nhỉ con nhà mình nghiện cháo ko chịu ăn cơm hơn 3 tuổi rồi
     
  10. MiTomUp

    MiTomUp Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/10/2015
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    18
    Thay vì giận dữ và la mắng, bạn hãy nghiêm giọng lại và nói với con về việc bé vừa làm là không tốt và đừng quên chỉ ra cho con những hậu quả mà bé đã gây ra.
     
  11. nickky

    nickky Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/1/2011
    Bài viết:
    343
    Đã được thích:
    53
    Điểm thành tích:
    28
    Bây giờ mới biết dậy trẻ sao mà khó thế các mẹ. Minh khâm phục mẹ nào nhẹ nhàng dậy con, tại tính mình nóng lắm, câu trước câu sau là quát ,,, phải học cách kìm nén mới được
     

Chia sẻ trang này