Khác: Các ông bố tương lai cũng cần bổ xung acid folic

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi mphuong2007, 30/5/2009.

  1. mphuong2007

    mphuong2007 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/5/2009
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    77
    Điểm thành tích:
    28
    (Dân trí) - Một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho biết những quý ông đang lên kế hoạch có em bé hãy bổ sung cho cơ thể axit folic. Axit folic còn có tên gọi khác là vitamin B9 giúp nam giới giảm nguy cơ có những tinh trùng bất thường.
    Ai cũng biết các bác sỹ phụ khoa thường khuyên các bà mẹ trẻ tương lai nên bổ sung axit folic trước khi mang thai và trong những tháng đầu của thai kỳ. Bởi axit folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não của thai nhi.
    Mới đây các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định: Các ông bố tương lai cũng cần bổ sung chất này. Họ đã chứng minh được những quý ông không cung cấp đủ vitamin B9 cho cơ thể thì nguy cơ có những tinh trùng bất thường cũng rất cao.
    TS Brenda Eskenazi, ĐH California - Mỹ và các đồng nghiệp đã phân tích tinh trùng của 89 người đàn ông nhằm nhận dạng những tinh trùng bất thường thông qua một bảng litô mầu. Song song với công việc này, nhóm nghiên cứu đã đặt những câu hỏi về chế độ ăn uống của 89 người đàn ông này, từ đó biết được hàm lượng axit folic mà họ cung cấp cho cơ thể hằng ngày.
    Tác giả nghiên cứu nhận thấy, những người tiêu thụ nhiều vitamin B9 (từ 722 – 1.150mg/ngày) giảm được từ 20 - 30% nguy cơ có những tinh trùng bất thường.

    Các nhà nghiên cứu khuyên các quý ông đang dự định có em bé, hãy tăng cường bổ sung vitamin B9 cho cơ thể bằng việc uống viên sắt và ăn nhiều thức ăn có chứa chất này.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mphuong2007
    Đang tải...


  2. thuocmy

    thuocmy Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/10/2008
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    14
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Các ông bố tương lai cũng cần bổ xung acid folic

    Lợi ích của axit folic

    1.Đối với thai nhi

    Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng sức khỏe thai phụ và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

    Hơn thế nữa, axit folic còn có khả năng làm giảm nguy cơ sinh non, sinh thiếu tháng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nếu trước khi có ý định mang thai, người phụ nữ nên bổ sung axit folic trước một năm thì sẽ giảm được 50% nguy cơ sẩy thai, suy dinh dưỡng bào thai, chửa ngoài dạ con. Ngoài ra, axit folic cũng có tác dụng giúp phòng ngừa những bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ và một số bệnh ung thư khác.

    2. Acid folic và tác dụng đối với bệnh tim
    Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng nồng độ acid folic trong máu thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở con người. Rất nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, thiếu acid folic có liên quan mật thiết tới sự gia tăng của nồng độ homocysteine trong máu - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim. Hàm lượng homocysteine trong máu cao thường dẫn đến sự phá hủy thành mạch, gây ra các chứng bệnh liên quan đến tim mạch. Song acid folic có thể giúp kiểm soát dễ dàng vấn đề này bởi acid folic có thể làm giảm lượng homocysteine trong máu.

    3.Giúp tăng cường hệ miễn dịch.
    Đối với hệ miễn dịch của con người, acid folic có một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó giúp tăng cường quá trình sản sinh lượng bạch cầu trong máu (yếu tố đóng vai trò bảo vệ giúp cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn và bệnh tật), đồng thời giúp tăng cường khả năng "chiến đấu" của những bạch cầu này.

    4.Giúp mang lại sức khỏe dẻo dai
    Acid folic chính là chìa khóa giúp duy trì sự cân bằng các phản ứng hóa học trong não bộ của con người,

    Nguồn: Inmagine và tăng cường quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa các tế bào não. Nó cũng giúp duy trì và cải thiện đáng kể quá trình truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh trong não, đồng thời giúp hạn chế những áp lực tiêu cực đối với não bộ do sự tăng lên của nồng độ SAMe (S - adenosylmethionie). Do vậy giúp cho con người làm việc và hoạt động được dẻo dai hơn.

    5.Tác dụng đối với bệnh ung thư
    Ung thư xảy ra là do DNA bị lỗi và tế bào trong cơ thể bị đột biến. Theo kết quả nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì acid folic có một tác động rất tích cực trong hạn chế sự thay đổi của gen có tên là p53 (sự thay đổi của loại gen này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư). Bổ sung một lượng acid folic khoảng 1.200 - 2.000mcg mỗi ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn bệnh ung thư.

    6.Tác động đối với bệnh gut
    Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị mắc bệnh gut (một dạng bệnh kiểu như viêm khớp, xảy ra do sự tăng cao của nồng độ acid uric trong máu) nên bổ sung một lượng khoảng 10 - 40 mg acid folic có chứa trong thực phẩm mỗi ngày sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh lên một cách đáng kể.

    7.Tác động đối với bệnh Crohn và viêm đường ruột - IBD(inflammatory Bowel disease)
    Acid folic có một tác động tích cực trong việc hạn chế chứng bệnh này, bởi nó giúp cải thiện sự hấp thụ dinh dưỡng trong đường ruột. Thiếu acid folic có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc các tế bào trong màng nhầy của thành ruột, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém hấp thụ dinh dưỡng trong đường ruột.

    8.Tác động đối với chứng rụng tóc
    Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ: trong số gần 29 triệu người Mỹ bị mắc chứng rụng tóc, đa số là do thiếu acid folic, điều này khiến cho nồng độ homocysteine tăng cao và gây ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể - là một trong những nguyên nhân gây ra rụng tóc.

    Nên bổ sung axit folic khi nào?

    Việc mang thai đôi khi ngoài dự tính cuả bạn, nên việc bổ sung axit folic sẽ rất quan trọng đối với những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

    Thêm vào đó, nguy cơ sẩy thai thường tăng cao vào giai đoạn 3-4 tuần đầu của thai kỳ, vì thế việc bổ sung axit folic trong giai đoạn này sẽ rất cần thiết cho sự phát triển của bộ não và các dây thần kinh của trẻ.

    Nên bổ sung bao nhiêu axit folic?

    Các chuyên gia khuyến cáo tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên bổ sung ít nhất 400 mcg axit folic mỗi ngày. Bạn đừng quên bổ sung lượng axit folic này khi đang có ý định chuẩn bị mang thai và trong ba tháng đầu của thai kỳ.

    Nếu bạn đang mang thai cần tăng lượng axit folic lên khoảng 600 mcg và trong giai đoạn cho con bú nên bổ sung ít nhất 500 mcg axit folic mỗi ngày.

    Loại thực phẩm nào giàu axit folic?

    Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nếu muốn bổ sung hàm lượng axit folic thì đừng quên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc, bánh mì, gạo và các thực phẩm khác như: măng tây, chuối, bông cải xanh, rau bina và các loại rau có lá màu xanh sẫm, cam và nước cam, gan (trong 300g gan gà chứa tới 176mg axit folic) và các bộ phận nội tạng, đậu phộng.

    Bên cạnh các loại thực phẩm giàu axit folic bạn có thể uống bổ sung vi chất.
     

Chia sẻ trang này