Các thực phẩm giúp chống lại suy dinh dưỡng ở trẻ em

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Hai Yen, 20/12/2009.

  1. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp. Sau đây là các nhóm thực phẩm mà bạn nên bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng.Bạn cần chuẩn bị cho bé một chế độ ăn, uống phù hợp, có chứa nhiều calo, vitamin và khoáng chất với các nhóm thực phẩm như:

    Thực phẩm RUTFs

    Trong những năm gần đây, thực phẩm trị bệnh (RUTFs) đã được sử dụng rộng rãi cho việc điều trị suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này là ngô và đậu tương.



    Đậu nành giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ.

    Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đạm đậu tương có giá trị như đạm động vât. Còn trong hạt ngô có chứa flagellat 38%, abscisin 18%, protein từ 1,8 - 4,45% và tryptophan 0,4 - 1%... Chính vì thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ này mà ngô đã được dùng rất nhiều trong thành phần thức ăn bổ sung. Ngô vừa là món ăn ngon vừa giúp tái tạo và tăng cường năng lượng.

    Mặt khác, trong ngô có chứa nhiều vitamin E và tốt cho tiêu hóa. Kết hợp ngô và đậu tương làm món ăn pha trộn thì nó rất có giá trị trong việc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em.

    Sử dụng thực phẩm RUFs

    RUFs là loại thực phẩm rất tốt, đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vừa bị suy dinh dưỡng. RUFs bao gồm rau, chất béo, sữa và đường.



    Rau xanh đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vừa bị suy dinh dưỡng

    Năng lượng cao và bánh quy (HEBs)

    HEBs có thành phần chủ yếu là lúa mì. Trong khoảng 100gram bánh quy thì lúa mì cung cấp khoảng 10 - 15 gram protein. Ngoài ra, là các thành phần vitamin và khoáng chất khác. Bánh quy và năng lượng cao là những chất rất dễ hấp thu và nhanh chóng cải thiện mức độ dinh dưỡng cho trẻ.

    Vi bột hay “Sprinkles”

    Đây là loại bột có chứa 16 vi sinh tố và khoáng chất. Nó được nấu ngay trước khi cho bé ăn. Bột này được nấu để cho bé một bữa ăn nóng, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

    Đồng thời, bột này có chứa men amylaza thủy phân tinh bột, làm bột lỏng ra nên có thể tăng lượng bột lên mà thể tích và độ lỏng không thay đổi. Trẻ ăn hết khẩu phần mà không bị tức bụng, hiệu suất chuyển hóa gluxit, protein tăng đáng kể.

    Ngoài ra, hạt nảy mầm còn cung cấp thêm một số vitamin, các vi chất dinh dưỡng có tác dụng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

    Hạt nảy mầm gồm đỗ, ngô, lúa, giá đậu xanh. Với bát bột 200 ml, chúng có thể làm tăng lượng bột lên 2 - 3 lần mà vẫn giữ nguyên độ lỏng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hai Yen
    Đang tải...


  2. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Tập cho bé ăn dặm bằng quả dứa

    Các bà mẹ thường loại bỏ dứa trong thực đơn ăn dặm vì loại quả này thường khó gọt vỏ và chế biến, điều này rất thiệt thòi cho bé vì dứa rất tốt cho tiêu hóa.Phần lớn cha mẹ loại bỏ dứa trong thực đơn ăn dặm của bé vì loại quả này thường khó khăn khi gọt vỏ và chế biến.



    Dứa giàu chất xơ, canxi, kali và enzim kích thích tiêu hóa.

    Dứa rất giàu chất xơ, các enzym kích thích tiêu hóa, canxi và kali. Dứa còn dồi dào mangan – chất cần thiết để xây dựng hệ xương. Vitamin C trong dứa cung cấp cho bé sức đề kháng tốt, giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt. Ngoài ra, chất bromelain có trong dứa có tác dụng giúp bé phòng ngừa ho.

    Nếu biết cách chế biến, bạn có thể cho bé dùng nước ép dứa với mùi vị thơm ngon mà không gây ngứa miệng cho con.

    Thời điểm cho bé ăn dứa

    Khoảng 8 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho con tập ăn dứa đóng hộp hoặc dứa tươi đã qua chế biến. Nếu mua dứa đóng hộp, bạn cần đảm bảo đó là nhãn hiệu dành riêng cho bé ăn dặm vì dứa đóng hộp bình thường có thể được thêm nhiều đường hóa học – thứ cần tránh trong thực đơn của bé.



    8 tháng tuổi bé có thể ăn dứa.

    Cách chọn mua

    Dứa tươi cần chọn quả chín đều, không bị dập nát hoặc nẫu ở bên trong. Khi bổ ra, thịt dứa phải có mùi vị thơm ngon mà vẫn giữ được độ chắc chắn.

    Cách chế biến

    Dứa chín sau khi cắt bỏ hai đầu, gọt sạch mắt dưới, ngâm qua với nước sôi để nguội, được cắt thành hình vuông nhỏ. Ban đầu, bạn có thể cho dứa vào nồi hấp, rồi mới xay thành nước ép (pha loãng với nước lọc) và cho bé thưởng thức. Khi đã quen, có thể cho bé ăn dứa dạng thái hạt lựu nhỏ, ăn bốc hoặc dứa với khoanh to hơn, tùy độ tuổi của bé.
     
  3. Hai Yen

    Hai Yen Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/1/2009
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    218
    Điểm thành tích:
    83
    Khi nào nói "không" với socola?

    Những thỏi socola ngọt ngào luôn hấp dẫn các bé. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo, những lúc bị bệnh, nếu cho bé ăn nhiều socola sẽ khiến tình hình thêm tệ hại.Những thỏi socola ngọt ngào luôn hấp dẫn các bé. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo, những lúc bị bệnh, nếu cho bé ăn nhiều socola sẽ khiến tình hình thêm tệ hại.

    Khi bé ươn người, vòi vĩnh, các bậc phụ huynh sẽ không mấy khi từ chối những yêu cầu của bé. "Con muốn ăn socola, mẹ ơi". "Thuốc đắng quá, cho con socola nhé"... nhưng, bạn có biết, những lúc bệnh, ăn nhiều socola sẽ không tốt một chút nào.



    Socola là món khoái khẩu của hầu hết mọi trẻ em.

    Được làm từ đường nguyên chất, sữa, hạt kacao, trong quá trình chế biến, những nguyên liệu này được nghiền rất nhỏ, tạo thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Không những vậy, socola có chứa nhiều protein, đường, mỡ, khoáng chất và các chất vitamin có lợi cho sức khỏe. Những điểm tốt của loại thực phẩm này hẳn ai cũng biết, nhưng lạm dụng nó sẽ khiến socola trở nên phản tác dụng.

    Ăn quá nhiều socola sẽ ảnh hưởng đến sự tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày, khiến thức ăn không thể tiêu hóa và cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi. Điều này không chỉ khiến bé dễ bị béo phì nhưng sức khỏe lại yếu, mà ăn quá nhiều socola còn là nguyên nhân gây sâu răng và nhiễm khuẩn vòm miệng.



    Những khi bé ốm, socola không phải là sự lựa chọn tốt.

    Do đó, khi bé bệnh, hoặc mới khỏi bệnh, các bà mẹ không nên để bé ăn socola như một loại thức ăn tăng cường và bồi bổ sức khỏe. Ăn nhiều socola lúc này khiến bé cảm thấy mệt mỏi, hơn nữa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các thức ăn khác.

    Không nên cấm trẻ ăn socola, mà nên định lượng phù hợp với tuổi và cân nặng của bé. Sau khi bé ăn, nên vệ sinh kỹ và uống nước lọc. Trước khi ngủ và khi ốm, không nên để bé làm bạn với món ngọt hấp dẫn này.
     

Chia sẻ trang này