Thông tin: Các Thuốc Tay Chân Miệng Hiệu Quả Nhất

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Mileva278, 8/4/2021.

  1. Mileva278

    Mileva278 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    17/7/2020
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    [​IMG]
    Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccin phòng bệnh. Vậy những thuốc tay chân miệng nào hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị , hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

    I. Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, có thể lây truyền từ người sang người. Căn nguyên gây bệnh chủ yếu do chủng virus Enterovirus với các đặc điểm sau:
    • Là chủng virus đường ruột nên bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa.
    • Enterovirus có sức đề kháng tương đối tốt, sống lâu ở nhiệt độ giá lạnh.
    • Dễ dàng bị tiêu diệt bởi các hóa chất tẩy rửa thông thường như Clo, KMNO4, H2O2, formol. Vì vậy mọi người cần vệ sinh tay chân thường xuyên bằng xà phòng.
    • Tác nhân gây bệnh thường gặp là virus Coxsackie A16, Entervirus 71 ít gặp hơn. Tuy nhiên số trường hợp tử vong vì tay chân miệng chủ yếu là do Enterovirus 71 gây ra.
    • Bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi. Do hệ thống miễn dịch còn yếu đồng thời việc vệ sinh thường xuyên không đảm bảo. Nhóm trẻ dưới 3 tuổi chiếm 75-86% tổng số các trường hợp tử vong vì tay chân miệng.
    II. Trẻ bị tay chân miệng có triệu chứng gì?
    Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu điển hình ngay từ khi khởi phát. Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng có thể kể đến như.

    [​IMG]
    1. Sốt và triệu chứng giống cúm

    Khi bị nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng từ 3 đến 6 ngày, trẻ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.
    • Sốt cao 39 độ.
    • Trẻ kém ăn, ăn uống không ngon miệng.
    • Trẻ bị mệt mỏi, không có hứng thú chơi đùa, thường xuyên quấy khóc.
    • Xuất hiện triệu chứng đau rát họng.
    2. Nổi mụn nước trên da
    Mụn nước, nổi ban trên da là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng. Mụn nước xuất hiện đầu tiên ở lòng bàn tay, chân, mông sau đó lan ra các vị trí khác trên cơ thể. Chúng có đường kính từ 2-10 mm, phồng lên, bao xung quanh là những vết hồng ban, thường không gây ngứa hay đau đớn. Những mụn nước này chứa virus gây bệnh, rất dễ vỡ gây bội nhiễm. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ cào gãi làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng.
    3. Loét miệng
    Loét miệng là dấu hiệu trẻ nào cũng gặp phải khi bị tay chân miệng. Nó gây ra cảm giác khó chịu, ăn uống không ngon miệng dẫn đến việc trẻ bỏ ăn. Cha mẹ rất dễ nhầm sang các tình trạng viêm loét thông thường dẫn đến điều trị sai cách. Hãy theo dõi cẩn thận tất cả các triệu chứng con gặp phải. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế để đưa ra kết luận chính xác nhất. Từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh sẽ khỏi và không để lại bất kỳ biến chứng gì sau 7-10 ngày.
    III. Thuốc điều trị bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ là hỗ trợ và tăng cường miễn dịch giúp trẻ khỏi bệnh. Tùy vào từng mức độ của bệnh mà sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau.
    1. Độ 1: có sốt và kèm loét miệng
    • Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, cha mẹ cho con uống Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 6 giờ. Đồng thời kết hợp trườm khăn ấm cho con.
    • Trẻ sốt cao sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải. Cần bổ sung cho trẻ đủ nước và các chất điện giải như Oresol.
    • Nếu trẻ bị loét miệng, bổ sung vitamin C cùng nguyên tố vi lượng như kẽm, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da, nhanh liền vết loét.
    2. Độ 2
    Độ 2a: trẻ có các biểu hiện:
    • Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám.
    • Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 39°C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
    Khi trẻ sử dụng paracetamol vẫn không hạ sốt, cha mẹ cần kết hợp cho con dùng ibuprofen.
    Đưa trẻ ngay đến bệnh viện. Tại đây các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng Phenobarbital giúp an thần, gây ngủ, chống co giật.
    Độ 2b: Xuất hiện các biến chứng về tim mạch, thần kinh hoặc hô hấp ở mức độ nhẹ. Lúc này ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần kết hợp sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể là:
    • Hạ sốt tích cực, thở oxy và vệ sinh vùng mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn.
    • Theo dõi các chỉ số sinh tồn bệnh nhân thường xuyên: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi…
    • Thuốc an thần, chống co giật: phenobarbital.
    • Sử dụng huyết thanh miễn dịch để tăng miễn dịch cơ thể với virus
    [​IMG]
    3. Độ 3

    Ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ xuất hiện các biến chứng nặng hơn như: viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch. Khi đó, các bác sĩ có chỉ định:
    • Bổ sung điện giải, ngăn ngừa thiếu lưu lượng tuần hoàn.
    • Điều trị co giật nếu có bằng midazolam, diazepam.
    • Hỗ trợ triệu chứng suy tim mạch: dobutamin.
    4. Độ 4
    Đây là mức độ nặng nhất của bệnh, trẻ có các dấu hiệu sốc, phù phổi cấp, ngưng thở hoặc thở nấc. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong cao sau vài giờ. Việc sử dụng thuốc chỉ mang tính bổ trợ, các bác sĩ cần có những can thiệp y khoa như:
    • Đặt nội khí quản, thở máy
    • Nếu không có dấu hiệu biến chứng phù phổi hay suy tim: truyền điện giải..
    • Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.
    • Hỗ trợ triệu chứng suy tim mạch: truyền dobutamin.
    • Sử dụng thuốc lợi tiểu khu quá tải dịch: furosemide.
    • Sử dụng huyết thanh miễn dịch khi huyết áp trung bình > 50mmHg.
    • Kháng sinh: chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hay chưa loại trừ nhiễm khuẩn nặng.
    • Theo dõi các chỉ số sinh tồn bệnh nhân thường xuyên: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, ran phổi...
    Trên đây là cách điều trị bệnh tay chân miệng ở thể nặng. Tuy nhiên bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ xuất hiện loét miệng hay nổi ban da thì có thể tự điều trị ngay tại nhà. Các thuốc tay chân miệng cần được sự chỉ định và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
    IV. Sát khuẩn bằng dung dịch Dizigone khi bị tay chân miệng
    1. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
    Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ có thể tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Để hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tay chân miệng, bạn đọc có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
    Dizigone được ứng dụng công nghệ kháng khuẩn từ Châu Âu. Sản phẩm thích hợp để sát khuẩn cho vùng da bị loét do bệnh tay chân miệng với nhiều ưu điểm sau.
    • Khả năng sát khuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ, đảm bảo tiêu diệt đến 100% vi khuẩn trong vòng 30 giây.
    • Phù hợp với trẻ em, không nhuộm màu, không đau xót, khi lành da không để lại sẹo.
    • Tính an toàn và hiệu quả đã được kiểm chứng bởi chuyên gia, được Sở Y tế cấp giấy phép lưu hành.
    Hướng dẫn sử dụng:
    • Dùng trực tiếp dung dịch lên vị trí các nốt mụn nước.
    • Để khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Duy trì đều đặn 2-3 ngày/lần đến khi khỏi bệnh.
    2. Kem dưỡng da Dizigone Nano Bạc
    Để thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương, cha mẹ nên kết hợp sử dụng kem dưỡng da cho con. Kem Dizigone Nano Bạc là sự lựa chọn tối ưu mà bạn có thể tham khảo.
    • Kem Dizigone Nano Bạc với thành phần các phân tử bạc ở dạng Nano có khả năng sát khuẩn kéo dài.
    • Thành phần D – Panthenol cùng tinh chất thảo dược Lô Hội, Cúc La Mã là những thành phần lành tính. Chúng có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết thúc đẩy da mau lành và không để lại sẹo.
    Sử dụng kết hợp dung dịch Dizigone và Kem Dizigone Nano Bạc để x3 khả năng diệt khuẩn. Sau khi dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone, bôi một lớp kem Dizigone Nano bạc lên da, dùng 2 lần mỗi ngày.

    [​IMG]

    V. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc đặc trị và dễ dàng lây lan từ người sang người. Vì vậy cha mẹ cần nắm được những lưu ý sau để phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.
    • Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn, tắm rửa cho trẻ.
    • Giáo dục trẻ cần rửa tay trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh.
    • Xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ, hợp vệ sinh và khử trùng thường xuyên.
    • Cho trẻ vui chơi ở những khu vực thoáng đãng, sạch sẽ, đồ chơi cần được rửa sạch, khử trùng thường xuyên.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất để trẻ có được sức đề kháng với tác nhân có hại.
    • Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần cách ly tại nhà vừa để tiện theo dõi, vừa tránh lây lan cho trẻ khác.
    Trên đây là những biện pháp để phòng tránh bệnh tay chân miệng hiệu quả. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mileva278
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Thiết bị vệ sinh nhập khẩu Hàn Quốc

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,430
    Đã được thích:
    930
    Điểm thành tích:
    823
    bị bệnh này nên đến bệnh viện khám nhé
     
    Mileva278 thích bài này.
  3. chunghv458

    chunghv458 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/6/2017
    Bài viết:
    671
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    cái này phải đến bệnh viện khám cho chắc ăn
     
    Mileva278 thích bài này.

Chia sẻ trang này