Thông tin: Các vấn đề về sức khỏe phụ nữ !!!!!!!!!!!!

Thảo luận trong 'Làm đẹp' bởi thanhnhan11111984, 21/11/2008.

  1. thanhnhan11111984

    thanhnhan11111984 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/11/2008
    Bài viết:
    362
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    VIỆC PHÒNG NGỪA
    Sức khỏe tổng thể tốt giúp phòng ngừa các loại vấn đề về sức khỏe kể cả vấn đề về sinh sản của phụ nữ. Có bảy lĩnh vực trong đời sống của chúng ta ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và qua đó chúng ta kiểm tra một vài vấn đề chính.
    1. Dinh dưỡng: Dinh dưỡng đầy đủ cần thiết cho sức khỏe tốt.
    2. Thể trọng: Béo phì hoặc quá ốm sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và tăng thêm vấn đề nan giải cho sức khỏe.
    3. Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn là điều cần thiết để có sức khỏe tốt.
    4. Hút thuốc: Hút thuốc đã được chứng minh là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề sức khỏe và góp phần vào những vấn đề khác.
    5. Lạm dụng các chất: Dùng rượu hoặc các thuốc kích thích nhiều có thể gây ra một vài rắc rối cho sức khỏe và lan truyền cho người khác.
    6. Căng thẳng thần kinh: Các tác nhân gây căng thẳng thần kinh như kiệt sức, làm việc quá độ, giận dữ, v.v:,. có thể gây một vài vấn đề khác.
    7. Vệ sinh: vệ sinh tốt có thể phòng ngừa nhiều vấn đề cho sức khỏe.
    VỆ SINH
    Trong thời kỳ hiện đại của các loại thuốc "thần dư¬ợc" đôi khi chúng ta quên điều quan trọng là vệ sinh tốt hoặc sạch sẽ giúp phòng ngừa nhiều vấn đề cho sức khỏe. Tắm rửa hằng ngày giúp chúng ta vệ sinh cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục và hậu môn. Rửa sạch tay sau khi đi cầu và tr¬ước khi ăn uống cũng giúp vào việc phòng ngừa.
    Vệ sinh âm đạo
    Âm đạo là cơ quan tự làm sạch tự nhiên thư¬ờng không cần dùng bất cứ sự làm sạch hoặc thụt rửa đặc biệt nào. Chất nhờn từ thành âm đạo và dịch nhầy do cổ tử cung tiết ra th¬ường giữ cho âm dạo sạch sẽ. Dịch nhầy, tinh dịch, máu kinh nguyệt và các tế bào bị thải ra từ thành âm đạo đều được tống xuất khỏi âm đạo một cách tự nhiên do trọng lực. Nhiều vi khuẩn và sinh vật khác sống trong âm đạo cũng có loại gây viêm âm đạo. Th¬ường thì chúng không gây ra vấn đề gì, nh¬ưng nếu có sự xáo trộn, sự nhiễm trùng âm đạo phát triển và tạo ra nhiều bệnh. Không nên th¬ường xuyên thụt rửa âm đạo vì nó có thể làm xáo trộn sự quân bình tự nhiên này. Chỉ thụt rửa khi có sự chỉ định điều trị.
    Xịt dầu thơm và tắm n¬ước có pha hư¬ơng liệu cũng chẳng phải là điều tốt. Một số sản phẩm này có thể gây khó chịu cho các mô âm đạo và có thể gây ra nhiều bệnh tật. Phụ nữ có vấn đề về mùi hôi hoặc chảy mủ âm đạo nên đi khám để tìm ra bệnh và có cách điều trị.
    THĂM KHÁM
    Tự khám vú
    Tự khám vú là điều rất quan trọng giúp phụ nữ tự bảo vệ chống lại ung thư. Việc này nên làm đều đặn hàng tháng ngay sau khi bắt đầu có kinh và tiếp tục theo dõi suốt đời. Mặc dù nguy cơ ung thư ở các phụ nữ trẻ còn rất thấp nhưng không có nghĩa là không có. Việc tự khám đều đặn bắt đầu trở nên thiết yếu khi người phụ nữ đã lớn tuổi. Thật vậy, ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở độ tuổi 40 đến 45. Mà hầu hết việc phát hiện sớm đều là do cách tự khám này. Có điều 80 đến 90% các khối u ở vú là lành tính, nhưng vẫn cần kiểm tra.
    Tự khám vú là một việc làm đơn giản, chỉ mất mươi phút. Ðề nghị nên khám khoảng một tuần trước khi hành kinh, vì đây là thời điểm mức nội tiết estrogen thấp, vú ít sưng và mềm.
    Có hai bước để tự khám.
    1. Nhìn bộ ngực qua tấm gương.
    2. Tự khám bằng việc cảm nhận của những ngón tay.
    Bước 1:
    Ðứng hoặc ngồi trước gương, hai tay chống nạnh, xem coi có thay đổi gì ở vú so với tháng trước không, từ hình dáng, hư¬ớng của đầu núm vú và sự cân đối của hai bên bầu vú. Lưu ý bất cứ vùng nào bị lệch hoặc bị lõm xuống hay nhấp nhô, da ửng đỏ. Tiếp theo, giơ tay cao khỏi đầu và tiếp tục quan sát. Sau đó đặt một tay lên hông, còn tay kia ấn mạnh xuống các cơ vùng ngực để kiểm soát những sự thay đổi. Bước cuối cùng là bóp nhẹ từng bên núm vú để kiểm tra xem có chất dịch tiết có ra không.
    Bước 2:
    Nằm ngửa ra và bờ nắn. Ðặt một tay sau đầu, dùng mặt trong của các ngón tay của bàn tay kia cẩn thận sờ khắp bộ ngực để cảm nhận đ¬ược mỗi vùng trên ngực. ấn mạnh vào mỗi vùng rồi di chuyển toàn bàn tay theo vòng tròn (xoa tròn), để tay l¬ướt nhẹ trên từng phần nhỏ của vú, từ vùng gần sát và sau núm vú, phần sau cùng của mô vú trải dài tới nách. Kiểm tra xong bên vú này thì qua bên vú kia. Vấn đề xoa nắn là để tìm ra bất kỳ khối u hay chỗ nào bị dày cứng. Khối u có thể lớn hoặc nhỏ, có dạng tròn hoặc không đều và có thể đứng yên hay di động. Một số khối u dường như phồng lớn trước kỳ kinh và nhỏ lại vào sau đó.
    Nếu phát hiện khối u hay những bất thư¬ờng sau, họ nên đi bác sĩ:
    - Một chỗ lõm hoặc lồi trên ngực.
    - Thay đổi hình dạng và kích cỡ bộ ngực.
    - Tiết dịch ở núm vú.
    - Một cục bướu hoặc khối u mới trên ngực.
    - Hạch bạch huyết nở lớn d¬ưới cánh tay.
    Thường ra thì không có vấn đề nghiêm trọng, nhưng vẫn cần được kiểm tra. Ða phần các u này là những u nang vô hại hơn là ung thư. Những khối u mới thường nhỏ, cứng và không di động có thể được bác sĩ phát hiện ngay khi khám.
    BẮT ÐẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE
    Khi nào cần chăm sóc sức khỏe mọi phụ nữ đều cần khám phụ khoa và xét nghiệm PAP khi họ bắt đầu sinh hoạt tình dục, hoặc vào tuổi hai m¬ươi.
    Sau đó, họ có thể xét nghiệm mỗi năm. Căn cứ vào tuổi tác, công việc có vấn đề cho sức khỏe hay tiền sử gia đình mà nhiều phụ nữ cần đi khám thường xuyên hơn. Nếu nghi có thai cần đi thử thai và có kế hoạch theo dõi tiền sản.
    Việc chọn bác sĩ và nơi chăm sóc sức khỏe
    Hiện có nhiều bệnh viện, trung tâm chuyên khoa cũng như ngày càng có nhiều y bác sĩ sản, phụ khoa chuyên nghiệp nên các phụ nữ có nhiều lựa chọn, tư hoặc công, tùy theo điều kiện của từng ng¬ười và từng địa phương. Bạn có thể chọn bác sĩ chuyên khoa sản hay phụ khoa, nhưng cũng có thể khám nơi các y bác sĩ gia đình hay đa khoa, có điều các vị sau ít chuyên môn hơn, nên nếu gặp những trường hợp đặc biệt cần tìm đến các vị chuyên môn.
    Khám phụ khoa
    Việc khám phụ khoa đều đặn phải được coi là việc làm của phụ nữ có hiểu biết, và bất kể tuổi tác. Việc khám này bao gồm các việc như tiền sử bệnh, khám tổng quát, khám ngực và vùng tiểu khung (gồm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung), điều mà nhiều phụ nữ thư¬ờng e ngại, kể cả khi có vấn đề cần điều trị.
    Thực ra việc khám phụ khoa không có gì đau đớn trừ khi bị nhiễm trùng nặng hoặc có những bệnh khác. Ða số các phụ nữ sẽ quen dần nên bớt ngại ngùng.
    Tiền sử bệnh
    Bạn sẽ được yêu cầu điền vào một mẫu hoặc trả lời các câu hỏi sau:
    - Vấn đề rắc rối hiện nay, nếu có.
    - Chu kỳ kinh và các bệnh tật, nếu có.
    - Sử dụng biện pháp ngừa thai nào.
    - Quá trình mang thai và sinh nở, có vấn đề gì không.
    - Những bệnh khác trước đây.
    - Ðã phải nằm viện hoặc giải phẫu gì chưa.
    - Tiền sử gia đình, đặc biệt là ung thư.
    - Tiểu đường và cao huyết áp.
    - Việc dùng thuốc trước đây và hiện nay, bao gồm cả việc dị ứng thuốc.
    Khám tổng quát
    Hầu hết những lần khám phụ khoa còn bao gồm việc kiểm tra tổng quát như thể trọng, áp huyết, cũng có khi cần xét nghiệm nước tiểu và máu, kiểm tra một số cơ quan chủ yếu như khám tổng quát tim và phổi, mắt, mũi, họng, tuyến giáp.
    Khám ngực
    Ngoài việc kiểm tra, bác sĩ cũng hỏi về việc tự khám hàng tháng và có thể hướng dẫn thêm về cách khám.
    Khám vùng tiểu khung
    Khi khám vùng tiểu khung, người phụ nữ được đặt nằm trên chiếc bàn đặc biệt có bàn đạp ở cuối chân để tựa gót chân vào đó, hai gối gập lại, hông hơi hạ thấp để việc khám được dễ dàng và thuận lợi, nghĩa là giúp y bác sĩ nhìn rõ.
    Trước khi khám không nên thụt rửa ít nhất 24 giờ trước khi khám, vì điều này có thể làm việc khám gặp trở ngại và có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm PAP.
    Trước lúc khám cần đi tiểu. Sau đó, họ được yêu cầu cởi quần và được phủ một tấm vải lớn phủ trên đầu gối. Bạn cần giữ cho mình được thoải mái, nhất là vùng cơ âm đạo và thành bụng.
    Việc khám này chỉ mất ít thời gian, bao gồm việc khám ngoài (âm hộ, môi, lỗ tiểu và phần ngoài âm đạo); sau đó y bác sĩ dùng banh để soi vào phía trong khám vùng trên của âm đạo và cổ tử cung, có thể dùng phép thử Pap và lấy mẫu dịch để xét nghiệm; khám bằng tay biết vị trí, kích cỡ, hình dáng tử cung, buồng và vòi trứng xem có bị nhiễm trùng hay có khối u không; và cuối cùng là khám trực tràng, âm đạo bằng cách đưa một ngón tay vào âm đạo và một ngón khác vào trực tràng xem có bị những điểm yếu hoặc thoát vị (thoát vị trực tràng), bị trĩ hay các u thịt thừa.
    Xét nghiệm kính phết Pap
    Kính phết Pap là xét nghiệm các tế bào được lấy từ cổ tử cung của phụ nữ bằng cách quẹt nhẹ (và không làm đau) vào nơi đó.
    Ðây là cách tìm ung thư cổ tử cung qua các tế bào bất thường, và cả các bệnh nhiễm trùng khác.
    Ðây là xét nghiệm quan trọng cần thực hiện đều từ lúc bắt đầu có sinh hoạt tình dục, nhờ nó mà tử vong vì ung thư cổ tử cung giảm rất nhiều. Xét nghiệm Pap được thực hiện như cách khám bằng phễu soi.
    Một dụng cụ bằng gỗ, nhỏ hình mái chèo được đưa nhẹ vào chỗ miệng cổ tử cung để lấy một số tế bào quết lên miếng kính và đưa đi xét nghiệm.
    Kết quả xét nghiệm Pap được thông báo theo nhóm từ 1 đến 5 như bảng dưới đây:
    Nhóm I Các tế bào bình thường hoặc viêm nhiễm nhẹ
    Nhóm II Viêm hoặc có các tế bào bất thường
    Nhóm III Các tế bào bất thường (tiền ung thư)
    Nhóm IV Ung thư biểu mô tại chỗ, cần điều trị để tránh di căn
    Nhóm V Ung thư xâm lấn (di căn)
    Những trường hợp từ nhóm hai trở lên cần được theo dõi điều trị. Ða phần các bất thường không phải ung thư.
    Những xét nghiệm và thử để chẩn đoán khác.
    Có nhiều cách và phương pháp xét nghiệm khác có thể thực hiện ở phòng mạch bác sĩ hoặc trạm xá giúp chuẩn đoán hoặc điều trị các bệnh phụ khoa.
    Đốt và phẫu thuật lạnh
    Sự đốt (bằng hơi nóng, và cháy xém) và phẫu thuật lạnh (được biết như liệu pháp lạnh) là hai phương pháp dùng để hủy diệt các tế bào và mô, mụn khác thường trong cổ tử cung hoặc âm đạo. Cách này thường rất công hiệu. Phương pháp này có thể thực hiện ở phòng mạch hay bệnh xá. Riêng phẫu thuật lạnh đòi hỏi phải có chuyên môn cao và trang bị tinh vi hơn.
    CÁC VẤN ÐỀ VỀ CHU KỲ SINH SẢN
    Các vấn đề về kinh nguyệt
    Có nhiều loại vấn đề kinh nguyệt khác nhau, kể cả các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe phổ biến nhất của phụ nữ. Ða số phụ nữ hành kinh trên 30 năm và trải qua các rắc rối khác sau một thời gian. Có điều đa số các vấn đề này chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của họ. Những rắc rối nhất thời ấy thường là:
    Vọp bẻ (Chuột rút)
    Là những co rút cơ ở vùng bụng dưới gây đau, xảy ra trong lúc hành kinh (một, hai ngày đầu), ảnh hưởng đến việc xuất huyết.
    Nhiều phụ nữ bị chứng này nặng lúc mới hành kinh, và rồi sẽ giảm dần lúc đã ngoài hai mươi hoặc sau khi mang thai lần đầu. Những trường hợp nặng có thể khiến phụ nữ biếng ăn, đau nhức, choáng váng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Có điều người ta chưa biết rõ nguyên nhân của chứng này, có thể do mức prostaglandine cao, cổ tử cung mở ít và tình trạng cung cấp máu cho các cơ của tử cung hơi bị thiếu. Bác sĩ có thể cho sử dụng aspirin hay ibuprofen (tên thương mại Nuprin và Advil), kháng lại prostaglandine có hiệu quả, nó cũng có hiệu quả chống lại chứng vọp bẻ. Cần uống thuốc trước khi bị vọp bẻ nặng tiến triển. Trường hợp nghiêm trọng có khi cần dùng thuốc đặc biệt. Các phương pháp thư giãn cũng giúp ích cho vấn đề.
    Ngoài việc dùng thuốc giảm đau ra, có nhiều cách giúp giảm chứng vọp bẻ:
    - Bổ sung canxi và ma giê một vài ngày trước kỳ kinh.
    - Nằm nghỉ trên giường và thử tìm tư thế tiện lợi nhất (đầu gối kéo lên).
    - Tắm nước nóng hoặc đặt túi nước nóng lên bụng và phía dưới lưng.
    - Uống một hớp rượu mạnh; giúp thư giãn cơ bàng quang.
    - Tìm sự cực khoái trong giao hợp hoặc bằng cách thủ dâm; nó làm máu và chất dịch ở vùng xương chậu lưu thông.
    - Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần.
    - Việc dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau lúc hành kinh (có bán sẵn ở cửa hàng thực phẩm).
    Chú ý:
    Phụ nữ dùng thuốc viên ngừa thai hầu như không bị vọp bẻ nặng.
    Hội chứng tiền kinh nguyệt
    Hội chứng tiền kinh nguyệt là tên gọi một số triệu chứng phát sinh trong một vài ngày trước khi hành kinh.
    Ðiều này phổ biến nhất ở những phụ nữ độ tuổi 30 và 40.
    Triệu chứng có thể bắt đầu sớm mười ngày trước kỳ kinh kế tiếp hoặc có thể báo trước hai hoặc ba ngày cuối cùng trước khi có kinh. Triệu chứng phổ biến nhất là tình trạng phù và tích dịch, mà nguyên do là mức estrogen tăng cao trong lúc sắp có kinh, gây ra các triệu chứng như chân bị phù, vú phồng lên, xư¬ơng chậu đau, nhức đầu, hay bẳn gắt và mất khả năng tập trung.
    Những triệu chứng này thường hết ngay khi bắt đầu hành kinh. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc từng người. Những trư¬ờng hợp nặng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
    Vì y học chưa giải thích được hết tất cả các trường hợp PMS nên chưa có cách điều trị chuyên biệt nào đó kết quả. Hiện có ph¬ương pháp tăng cường progesterone để quân bình mức estrogen tăng cao bất ngờ trong cơ thể, hoặc dùng các loại thuốc như lợi tiểu thuốc an thần. Có điều, việc dùng thuốc lợi tiểu gây ra tình trạng giảm lượng kali trong cơ thể, và cần bù lại bằng cách dùng các thực phẩm giàu kali nh¬ư chuối hoặc dùng liều bổ sung kali.
    Cũng có thể áp dụng các biện pháp sau:
    - Tránh các thức ăn mặn hoặc có muối ít nhất một tuần trước kỳ kinh (hoặc dài hơn nếu triệu chứng bắt đầu sớm).
    - Dùng thức ăn giàu kali như¬ chuối, trái cam, quýt hoặc các loại trái cây tươi khác.
    - Uống nhiều nước.
    - Dùng sinh tố B6 cùng với sinh tố B tổng hợp.
    - Tập thể dục nhiều và nghỉ ngơi phù hợp.
    - Tránh dùng cà phê và rượu.
    - Dùng trà lợi tiểu mua trong các tiệm thực phẩm và nghiên cứu kỹ thức ăn và sinh tố nào lợi tiểu một cách tự nhiên.
    - Nói chuyện với những phụ nữ khác về hội chứng này; nhiều phụ nữ có hội chứng đó và mỗi người có một cách chế ngự riêng của mình.
    Kinh nguyệt bất thường
    Kỳ kinh bình thường được tính trung bình 24 đến 32 ngày từ ngày thứ nhất của kỳ kinh trước đến ngày thứ nhất của kỳ kinh kế tiếp. Máu ra kéo dài từ 3 đến 7 ngày, lượng máu và mô sẽ bị mất đi khoảng từ một đến bốn muỗng canh. Chu kỳ được xem là bình thư¬ờng và đều đặn khi người phụ nữ có thể :
    - Ðoán trước trong vòng vài ngày
    - Không trễ quá bảy ngày,
    - Máu và mô không mất quá bốn muỗng canh.
    Bất kỳ sự chảy máu nào của âm đạo không nằm trong kỳ kinh bình thường đều cần điều trị bằng phẫu thuật (nong và nạo) cũng thường được dùng để chẩn đoán các bệnh trong tử cung. Nếu vấn đề đó do mất quân bình lư¬ợng nội tiết tố thì được điều trị bằng việc tăng cường progesterone mỗi tháng vài ngày để cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Nếu do việc sử dụng thuốc ngừa thai, lúc ấy cần đổi thuốc.
    Cấy vi khuẩn
    Thường lấy mẫu của chất dịch âm đạo, chất nhày cổ tử cung, của vết thương, máu hoặc nước tiểu gửi đến phòng thí nghiệm để cấy và xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Kết quả thường có sau vài ngày. Một số sinh vật rất khó xác định, cần được cấy theo kỹ thuật đặc biệt và mất nhiều thời gian hơn.
    Cấy và xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Kết quả thường có sau vài ngày. Một số sinh vật rất khó xác định, cần được cấy theo kỹ thuật đặc biệt và mất nhiều thời gian hơn.
    Các xét nghiệm máu
    Có hàng trăm xét nghiệm khác nhau được thực hiện trên máu. Xét nghiệm phổ biến nhất là đếm hồng cầu trong máu để phát hiện bệnh thiếu máu, bằng cách trích máu ở đầu ngón tay hoặc dái tai, còn phấn lớn là lấy máu từ mạch máu ở khuỷu tay vì cần phải lấy nhiều máu hơn để gởi đến phòng thí nghiệm. Nhiều loại bệnh, gồm có giang mai, tính chất của việc chuyển hóa, mức nội tiết tố, v.v... có thể được chuẩn đoán qua xét nghiệm máu.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thanhnhan11111984
    Đang tải...


Chia sẻ trang này