Mang thai an toàn là tiền đề cho việc ra đời của một đứa trẻ thông minh, bụ bẫm. Để làm được điều đó, các bà mẹ trẻ cần trang bị cho mình thật đầy đủ những kiến thức về sinh sản. Chuẩn bị làm mẹ Đây thực sự là một khâu rất quan trọng đối với tất cả các bà mẹ. Việc chuẩn bị này không chỉ đơn thuần là chỉ thời điểm trước khi quyết định sinh con, mà phải từ khi người phụ nữ còn ở tuổi vị thành niên. Cần tránh việc nạo phá thai khi còn trẻ - một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh cho phụ nữ thời kỳ sinh sản. Nhất là với phụ nữ trẻ, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, rất dễ bị các tai biến như dính buồng tử cung, viêm nhiễm gây tắc nghẽn vòi trứng hoặc thủng tử cung... Trước khi có thai 3 tháng, nên ngưng uống những thuốc có ảnh hưởng không tốt đến bào thai. Đồng thời bổ sung một số thuốc giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, đủ sức đề kháng để mang thai an toàn như: viên sắt, cacid folic, calci. Vệ sinh và sinh hoạt trong khi mang thai Thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và mang dép thấp để an toàn khi di chuyển. Một số bà mẹ bụng sẽ ngả quá nhiều về phía trước nhất là những phụ nữ sinh con lần thứ 2, nên mang nịt bụng nâng bụng lên để tránh bị đau lưng. Trong thời gian mang thai, thai phụ rất dễ bị chảy máu răng, cần chọn loại bàn chải mềm. Trong thời kỳ mang thai, cần vệ sinh thân thể mỗi ngày, tránh bơm rửa sâu trong âm đạo, dễ làm chảy máu hay làm vỡ mạch máu, gây tắc mạch máu hay viêm nhiễm bên trong rất nguy hiểm. Bởi khi mang thai, sức đề kháng ở phụ nữ giảm hẳn. Thai phụ rất dễ lây nhiễm các bệnh phụ khoa như trùng roi và đặc biệt là nấm. Phụ nữ bình thường nguy cơ nhiễm nấm là 6% thì ở thai phụ là 30%. Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, khoảng 15% phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm. Viêm âm đạo do nấm gây ngứa ngáy có thể bị sẩy thai tự nhiên. Trẻ bị nhiễm nấm từ mẹ trong khi sinh, gây viêm niêm mạc, viêm da và viêm phổi, thậm chí gây tử vong. Có nhiều người sai lầm khi quan niệm rằng khi mang thai là thời kỳ rất khó chịu. Thực tế, trong thời gian này người mẹ vẫn có thể làm mọi việc bình thường để tận hưởng cuộc sống: thể dục, vui chơi, lao động, học tập, sáng tạo... Tuy nhiên, không nên làm quá sức, dễ gây sẩy thai hoặc sinh non. Thai phụ nên khám thai thường xuyên, tốt nhất là mỗi tháng 1 lần. Việc khám thai rất quan trọng, giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường của mẹ và thai nhi. Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai khi cao tuổi hoặc từng nạo thai, sinh khó, sẩy thai; có người thân trong gia đình có vấn đề về sinh nở... thai phụ nên tiêm phòng uốn ván. 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm quan trọng, cần thường xuyên đi khám thai để theo dõi sự phát triển của thai nhi, để quyết định việc sinh thường hay sinh mổ. Với một số người khi thấy khung chậu và ngôi thai bất thường thì nên chụp X quang để xử lý kịp thời khi sinh. Nguyễn Y Linh
Trong bài viết của mẹ TrungHoa có nhắc đến cái "nịt bụng". Theo canhcutvn biết thì ở nc ngoài nhiều mẹ sử dụng cái này vào những tháng cuối để dễ dàng đi lại mà kg bị đau lưng . Canhcutvn có thai được gần 6 tháng rồi, BS siêu âm nói canhcutvn bị nhau bám thấp nên e rằng những tháng cuối khi thai phát triển to lên cổ tử cung sẽ kg đỡ được thai, và có nhiều khả năng sẽ sinh non . Đọc bài của mẹ TrungHoa canhcutvn nghĩ có lẽ cái "nit bụng" giúp đc mẹ canhcutvn trong những tháng cuối với bệnh "nhau bám thấp". Không biết có mẹ nào biết cái nịt này ở TP-HCM bán ở đâu không ? chỉ cho mình với . Và mẹ nào có thai bị nhau bám thấp giống mình chia sẽ cho mình chút kinh nghiệm với, chứ hiện nay canhcutvn thấy rất lo lắng . Thanks you nhiều .
em chua nhìn thấy cái nịt bụng đó như thế nào. Nhưng thấy công dụng của nó cũng hay, e đang bầu tháng thứ 7 có lẽ cũng cần, Chị Bupbevip cho e cái đt để e liên hệ. Thanks. E mới mang thai lần đầu, các thông tin và kinh nghiệm của các chị thật là hữu ích Ah, mà các chị đã sinh con rồi, các chị có thể tư vấn cho e nên sinh ở đâu an toàn sạch sẽ chu đáo ko? E thấy bà chị e sinh ở Phụ sản Hn kêu lắm, thấy toàn tồng ngồng, khi chuẩn bị sinh mới lôi lên bàn nghĩ mà tủi thân. Mong sớm nhận hồi âm của các chị