Cách chăm sóc cho bé tiểu học thể lực kém

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi support, 16/7/2014.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Con tôi năm nay lên lớp 4, nặng 22,5 kg cao 1m30. Nói chung là cháu yếu về thể lực, ăn kém. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chăm sóc cháu tốt hơn. (Ngô văn Thành)

    Trả lời:

    Chào bạn,

    Bạn không nói rõ bé trai hay gái để có thể biết chính xác được cân nặng và chiều cao trung bình của lứa tuổi này. Trường hợp bé học lớp 4 thì tuổi trung bình là 9, so với chuẩn bé đều ở diện trung bình thấp. Bé có nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng nên “thể lực yếu kém” như bạn nói. Bé nhà bạn đang đi học nên nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ không những ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn ảnh hưởng cả đến việc học hành nữa. Vì vậy chế độ ăn cho bé cần lưu ý:

    - Trong thời gian này bé ốm yếu không ăn nhiều một lúc được, bạn có thể cho bé ăn 3 bữa chính và một đến hai bữa phụ. Không để bé bỏ bữa, đặc biệt bữa ăn sáng rất quan trọng. Sau một đêm dài, sáng ra cần bổ sung năng lượng đảm bảo cho bé có đủ sức khỏe để đi học và hoạt động. Nếu bé bị đói dễ bị ngủ gật, không tập trung vào học được.

    [​IMG]

    Bữa trưa và chiều tối chú ý thay đổi nhiều loại thực phẩm (ví dụ có thịt, vẫn thêm một ít cá...), nên chọn thịt nửa nạc nửa mỡ, cá béo, tôm, cua, trứng… tránh tình trạng bé chỉ ăn được một số thức ăn đơn điệu. Tăng cường ăn nhiều rau và hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết và chất xơ tránh táo bón. Chế biến tăng các món xào, rán để tăng thêm năng lượng cho bé.

    Mỗi ngày bạn có thể bổ sung cho bé 400-500 ml sữa, có thể một ly vào buổi sáng và một ly vào buổi tối trước khi ngủ. Ngoài ra bạn có thể cho ăn một cốc sữa chua sau khi ăn khoảng 30 phút, chú ý không cho bé ăn sữa chua lúc đói.

    Để ý không cho bé ăn vặt, ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, bimbim… trước bữa ăn sẽ làm bé ngang dạ không muốn ăn bữa chính. Bạn có thể bổ sung vitamin nhóm B, C, A và một số khoáng chất cần thiết để giúp bé ăn ngon miệng hơn. Chú ý chế độ nghỉ ngơi, tập thể dục, học tập để bé sinh hoạt được điều độ.

    Sau một thời gian nếu bé không lên cân, bạn cần cho bé đi khám xác định xem có vấn đề gì về sức khỏe không.

    Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi
    Nguồn:VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


Chia sẻ trang này