Cách Chữa Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhhuyen1011, 11/5/2017.

  1. minhhuyen1011

    minhhuyen1011 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/3/2017
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    28
    Nắm rõ cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em có thể giúp chăm sóc bé an toàn, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu ở trẻ em

    Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, do một loại siêu virus tên là varicella zoster gây nên. Bệnh có thể dễ dàng lây lan qua đường tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh và đường hô hấp. Thông thường, bệnh kéo dài trong vòng 2 tuần. Sau khi nốt đậu mọc lên thì người bệnh sẽ giảm bớt sốt, những bóng nước dần khô và tự bong đi sau vài ngày, vài tuần sau sẹo cũng mờ và hết hẳn. Tuy nhiên, có một số trường hợp gặp phải biến chứng nguy hiểm nên người lớn cần chú ý:

    – Nốt đậu bị nhiễm trùng: Khi nốt đậu bị trầy xước hoặc vỡ ra có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, chốc lở hoặc có thể gây nên bệnh viêm cầu thận cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ để lại sẹo rỗ mất thẩm mỹ, tổn thương ăn sâu có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm mô tế bào.

    [​IMG]

    – Viêm não: Nếu không được chăm sóc điều trị đúng cách, bệnh thủy đậu có thể gây ra biến chứng viêm màng não vô khuẩn và dẫn tới viêm não với tỷ lệ tử vong lên tới 5-20%. Ngay cả khi cứu sống vẫn có nguy cơ cao để lại những di chứng nặng nề, thậm chí sống thực vật.

    Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

    Hiện tại vẫn chưa có phương thuốc đặc trị, cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em cần căn cứ vào thời gian phát hiện bệnh, tình trạng bệnh để quyết định xem sẽ điều trị ngoại trú hay nội trú.

    Đối với bệnh thủy đậu, việc quan trọng nhất trong điều trị là cần phải giữ vệ sinh da và thân thể sạch sẽ:

    • – Để trẻ nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, thoáng mát.
    • – Cắt móng tay và giữ cho tay trẻ sạch sẽ.
    • – Vệ sinh thân thể bằng dung dịch sát khuẩn, tránh cọ xát để không làm vỡ bóng nước.
    [​IMG]

    • – Xoa phấn rôm hoặc bột talc vô khuẩn lên khắp người trẻ để giảm ngứa.
    • – Đeo bao tay cho trẻ tránh việc cào xước vết đậu.
    • – Chấm dung dịch xanh metylen vào nốt đậu bị vỡ và dùng thuốc chống ngứa theo chỉ định của bác sĩ.
    Điều quan trọng là cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng thuốc tránh dẫn tới tình trạng bội nhiễm nặng. Trong thời gian bệnh mới lành, cần tránh nắng tuyệt đối, không gãy gây xước da. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và yếu tố vi lượng đồng thời giữ cơ thể sạch sẽ.

    Nguồn: hongngochopital
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhhuyen1011
    Đang tải...


Chia sẻ trang này