Kinh nghiệm: Cách Dạy Bé Để Tránh Bị Xâm Hại

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Thanh Ngoc Dinh, 2/10/2021.

  1. Thanh Ngoc Dinh

    Thanh Ngoc Dinh Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    23/7/2021
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    I. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì?
    Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng mềm thể hiện sự hiểu biết của một người về những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh để có những hành động đúng đắn, có thể tự bảo vệ bản thân mình an toàn. Đối với trẻ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ biết xử lý tình huống, những mối nguy hiểm như thế nào, hoặc đơn giản là khám phá thế giới xung quanh một cách an toàn.

    II. Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân - Nên bắt đầu từ đâu?
    Dạy trẻ các bộ phận trên cơ thể
    Để giúp trẻ tránh bị xâm hại cơ thể trước những đối tượng xấu, đặc biệt là tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em, phụ huynh nên giáo dục cho trẻ từ sớm về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là những bộ phận nhạy cảm.

    [​IMG]

    Phụ huynh có thể dạy con qua các hình ảnh hoạt hình, giúp trẻ nhận biết trực tiếp trên cơ thể trẻ để trẻ ghi nhớ. Hãy nhắc nhở với trẻ rằng: “Ngoại trừ ba mẹ khi tắm rửa cho trẻ hay khi bác sĩ, ý tá khám bệnh thì không để bất cứ ai tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm”.

    Giáo dục giới tính
    Ở Việt Nam, việc giáo dục giới tính còn là một vấn đề khá nhạy cảm, rất ít phụ huynh giáo dục giới tính cho trẻ từ nhỏ mà cứ thể để trẻ tự lớn lên, tự tìm hiểu, đến khi có những vấn đề ngoài ý muốn hay những vấn đề đáng tiếc xảy ra rồi lúc đó các bậc phụ huynh mới nuối tiếc “Giá như mình không nói cho con biết sớm hơn”. Việc giáo dục giới tính giúp cho trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi được những người xấu cố tình lợi dụng, tấn công. Ba mẹ hãy nói cho trẻ về giáo dục giới tính càng sớm càng tốt nhưng không nên quá vội vã, hãy để cho trẻ tiếp cận một cách dần dần. Bạn có thể cùng trẻ học qua sách báo, qua video. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lựa chọn những nội dung phù hợp.

    [​IMG]

    Ba mẹ không nên tránh né những thắc mắc của con và nói sai những vấn đề đó mang tính chất né tránh. Ví dụ, khi bé hỏi mẹ sinh con ra như thế nào thì ba mẹ hay có tình trạng né tránh và trả lời “con được sinh ra từ nách, con được sinh ra từ rốn…” Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ xem những bộ phim mô tả hành trình chú “nòng nọc” đi tìm trứng, sự hình thành của bé trong bụng mẹ… và dần dần nói với con về việc con được sinh ra.

    Ngoài ra, ba mẹ cũng cần giáo dục cho trẻ vai trò của bao cao su, và cách sử dụng qua những ví dụ như cách mặc “áo mưa” cho trái chuối. Và bạn hãy nói cho trẻ biết vai trò của bao cao su giúp cho quan hệ tình dục trở nên an toàn, tránh lây các bệnh tình dục và mang thai ngoài ý muốn. Việc giáo dục giới tính còn chưa cởi mở với các phụ huynh, nhưng bạn hãy cởi mở cùng con học về giáo dục từ sớm để con trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình.

    Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ mình trước người lạ
    Dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước người lạ là vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể tự xử lý những tình huống khi không có người lớn ở bên.

    Không để cho người lạ chạm vào vùng kín trên cơ thể
    Như đã đề cập đến ở phần giáo dục trẻ các bộ phận trên cơ thể, phụ huynh hãy dạy cho trẻ nhớ rằng “Không để cho người lạ chạm vào vùng kín trên cơ thể bé”.

    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân
    Tuyệt đối bé không được đi theo người lạ
    Đối với người lạ, hãy dạy bé kỹ rằng tuyệt đối không được đi theo người lạ. Không được nghe theo những lời dụ dỗ của người lạ như: đi với cô, cô cho kẹo nha, đi với chú, chú mua đồ chơi cho nha…

    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân

    Không được nhận bất kỳ vật gì từ người lạ

    Hãy dạy trẻ và thường xuyên nhắc lại cho trẻ nhớ rằng không được nhận bất cứ thứ gì từ người lạ vì ở đó tiềm tàng rất nhiều mối nguy hiểm cho bé. Thông thường những đối tượng xấu thường dùng những món bánh kẹo, món đồ chơi mà trẻ thích để dụ dỗ trẻ, ba mẹ hãy hình thành cho trẻ sự quyết tâm từ chối những vật từ người lạ để, kẻ xấu không thể dụ dỗ và làm hại trẻ.

    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân

    Không được mở cửa cho người lạ khi người lớn vắng nhà

    Khi ở nhà cùng trẻ, phụ huynh cũng có thể thường xuyên cùng trẻ ngồi chơi và trong những câu chuyện nói với trẻ, hãy nhắc trẻ rằng: “Tuyệt đối không được mở cửa cho người là vào nhà khi người lớn vắng nhà.” Việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ giúp trẻ có thể ghi nhớ và đến khi gặp trường hợp thực tế, trẻ sẽ nhớ lời ba mẹ dặn.

    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân

    Dạy trẻ cách ứng xử khi lạc bố mẹ

    Việc đưa trẻ ra người, đặc biệt là ở nơi đông người sẽ không tránh khỏi trường hợp trẻ bị lạc người lớn. Vậy nên, người lớn hãy dạy cho trẻ ngay từ bé cách để có thể ứng xử khi lạc bố mẹ. Việc đầu tiên bạn nên dạy trẻ đó chính là dạy trẻ học số điện thoại của ba mẹ hoặc người nuôi dưỡng bé. Và dạy trẻ rằng, khi trẻ bị lạc hãy đến tìm chú bảo vệ, chú công an hoặc người lớn đáng tin cậy xung quanh để gọi điện cho ba mẹ, người thân. Và bạn cũng cần nhắc với trẻ rằng khi bị lạc thì trẻ hãy ở yên vị trí đó không được đi lại lung tung sẽ khiến ba mẹ và người thân khó có thể tìm thấy trẻ.

    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân

    III. Làm thế nào để có thể giáo dục trẻ tự bảo vệ bản thân?

    Với những nội dung cần giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân như bên trên, phải làm thế nào để có thể cho trẻ tiếp thu một cách dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng thử một số hình thức dưới đây:

    Dạy trẻ quy tắc bàn tay
    Quy tắc bàn tay giúp giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân với người lạ, xác định cử chỉ thân mật đối với từng đối tượng xung quanh. Quy tắc bàn tay:

    Ngón cái (Là con to nhất, thể hiện sự quan trọng nhất): Người thân, ruột thịt trong gia đình - Ôm hôn.

    Ngón trỏ: Bạn bè, thầy cô, họ hàng - Nắm tay.

    Ngón giữa: Người quen biết - Bắt tay.

    Ngón áp út: Người xa lạ - Vẫy tay.

    Ngón út: Người lạ mà có cảm giác bất an, nguy hiểm, người cố tình tiếp cận, đụng chạm vào trẻ - Xua tay.

    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân
    Dạy trẻ qua phim ảnh với các tình huống thực tế
    Để trẻ có thể có cái nhìn tổng quát và thực tế nhất, bạn có thể dạy trẻ qua phim ảnh với những tình huống thực tế. Khi đó, trẻ có thể có những cái nhìn chân thực nhất để khi gặp trường hợp tương tự, trẻ có thể xử lý, làm theo.

    Cùng trẻ chơi trò chơi nhập vai để xử lý tình huống
    Cùng trẻ chơi trò chơi nhập vai cũng là một cách rất tốt giúp trẻ có thể tự mình biết cách xử lý tình huống ngoài thực tế. Bạn hãy cùng trẻ đề ra những giả định trường hợp trẻ gặp phải khi có người xấu tiếp cận và hãy để trẻ thực hành cách xử lý tình huống.


    Dưới đây là một số gợi ý những tình huống trẻ có thể gặp phải:

    Tình huống 1: Khi có kẻ xấu có ý định sờ vào vùng riêng tư trên cơ thể trẻ
    Trong tình huống trẻ gặp kẻ xấu có ý định sờ vào vùng riêng tư trên cơ thể của trẻ, bạn hãy hướng dẫn trẻ hãy lấy hết sức mình, dùng tay gạt tay kẻ xấu ra hoặc hất mạnh lên đầu, và có thể dùng cả hai tay để đảm bảo cơ thể mình. Kế tiếp hãy hướng dẫn trẻ hét thật lớn để tìm đến sự giúp đỡ của người xung quanh, đó cũng là cách để kẻ xấu sợ và bỏ đi.

    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân
    Tình huống 2: Kẻ xấu đột ngột ôm chặt trẻ từ phía sau
    Khi kẻ xấu đột ngột ôm chặt trẻ từ phía sau, lúc này bạn hãy hướng dẫn trẻ ngồi thật nhanh xuống, kết hợp với đó là dơ hai tay thật mạnh lên phía đầu để đẩy vòng tay của kẻ xấu ra khỏi người của mình. Sau đó trẻ hãy chạy thật nhanh và kêu giúp đỡ từ người xung quanh.

    Tình huống 3: Kẻ xấu nắm chặt cổ tay
    Nếu gặp trường hợp kẻ xấu nắm chặt cổ tay, trẻ hãy giữ thẳng cánh tay và dùng hết sức để có thể hất tung tay kẻ xấu ra. Trẻ cũng có thể giật mạnh tay xuống phía dưới để thoát thân. Trong trường hợp trẻ bị cầm cả hai cổ tay thì trẻ cũng có thể giật mạnh hai tay và thoát thân. Với tình huống này, trẻ cần dùng sức khá nhiều, nên bạn nên cho trẻ tập nhiều để có thể hiểu và quen cách xử lý tình huống.

    Tình huống 4: Kẻ xấu ôm chặt từ phía trước
    Có thể không ít trường hợp kẻ xấu sẽ ôm chặt bé từ phía trước, lúc này trẻ hãy dùng hai ngón tay cái để ấn mạnh vào mắt kẻ xấu để có thể lợi dụng lúc họ bị đau, mất tập trung mà thoát thân.

    Tình huống 5: Kẻ xấu nắm tóc từ phía trước
    Khi gặp tình huống kẻ xấu nắm tóc từ phía trước, lúc này trẻ không nên giãy giụa vì lúc đó trẻ sẽ bị nắm chặt hơn và đau hơn. Gặp trường hợp này, phụ huynh hãy dạy trẻ cách phối hợp các động tác sau: Đưa tay phải lên trên, tay trái để hờ ở phía trước mặt và di chuyển hai chân sang ngang rồi dồn đẩy đối phương ngã xuống. Lúc này, dù ít hay nhiều thì kẻ xấu cũng sẽ bị mất thăng bằng và trẻ có thể tận dụng cơ hội đó để chạy thoát.

    Tình huống 6: Khi bị kẻ xấu dí dao hoặc dọa đâm kim tiêm

    Với tình huống kẻ xấu dí dao hoặc dọa đâm kim tiêm trẻ phải ngay lập tức bỏ chạy nếu không bị khống chế. Còn nếu bị khống chế trẻ có thể bẻ tay kẻ xấu về phía sau nếu trẻ lớn còn không có thể cắn thật đau vào tay của kẻ xấu.

    Tình huống 7: Kẻ xấu tấn công lúc trẻ bị đẩy ngã
    Kẻ xấu đẩy ngã trẻ và có ý định cúi xuống tiếp cận, trẻ hãy dồn sức đạp thật mạnh vào mặt hoặc hạ bộ của kẻ xấu. Lúc đó kẻ xấu sẽ bị đau và chững lại một chút, hãy nhanh chóng ngồi dậy và dùng đầu gối tấn công vào lưng kẻ xấu thật mạnh để kẻ xấu nằm xuống. Lúc này trẻ có thể thoát khỏi sự kìm kẹp của kẻ xấu và chạy thật nhanh và tìm sự giúp đỡ.

    Tình huống 8: Thoát khỏi nơi không an toàn khi đi xe taxi, xe ôm
    Trẻ cũng có thể gặp phải những tình huống không an toàn khi đi xem ôm hoặc xe taxi. Vậy nên phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ có thể cách mở cửa kính xe ô tô để kêu cứu, hoặc yêu cầu taxi, xe ôm chở đến chỗ đông người yêu cầu dừng xe hoặc kêu cứu sự giúp đỡ của người xung quanh. Với những tình huống giả định trên có thể sẽ phù hợp với những trẻ lớn và phải có sức khỏe, sự chống cự tốt. Nhưng cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ từ sớm để trẻ làm quen và có thể ghi nhớ sử dụng khi gặp trường hợp xấu.


    Cùng trẻ nghe những audio, những câu chuyện trên KIDPOD về kỹ năng tự bảo vệ bản thân
    Trẻ nhỏ có trí tưởng tượng rất phong phú và khả năng ghi nhớ rất tốt, chính vì vậy, việc cùng trẻ học cách tự bảo vệ bản thân qua audio là cách để trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách chủ động và hiệu quả. KIDPOD là thiết bị âm thanh thông minh không màn hình dành riêng cho trẻ em, với kho tàng 1,000+ audio đa dạng, trẻ và ba mẹ có thể cùng nhau lắng nghe những câu chuyện có bài học ý nghĩa rút ra hoặc các audio chia sẻ về kỹ năng sống cho bé. Từ đó, ba mẹ có thể định hướng cho trẻ những cách tự bảo vệ bản thân một cách hiệu quả.




    [​IMG]
    Giáo dục cách trẻ tự bảo vệ bản thân với KIDPOD
    Nguồn: KIDPOD
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thanh Ngoc Dinh
    Đang tải...


  2. Minhngocbts8

    Minhngocbts8 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    21/9/2021
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
    Hay quá bạn. Mình nhiều khi cũng băn khoăn không biết nên dạy bé sớm không, vì có khi lại vẽ đường cho hươu chạy. Nhưng bảo vệ khỏi bị xâm hại là cần thiết.
     

Chia sẻ trang này