Tâm sự Cách Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Và Chăm Sóc Khi Bé Bị Viêm Da Cơ Địa

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi nguyehoa1, 29/5/2020.

  1. nguyehoa1

    nguyehoa1 Thành viên mới

    Tham gia:
    16/5/2020
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Viêm da cơ địa (hay còn gọi là chàm thể tạng) đây là bệnh da liễu mãn tính phổ biến, chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng bé nhưng lại khiến bé vô cùng khó chịu và ảnh tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ cấu trúc da chưa ổn định, da rất mỏng nên dễ bị dị ứng, nhiễm trùng nếu viêm nhiễm thì sẽ rất khó chữa. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị viêm da cơ địa và làm thế nào để chăm sóc khi bé bị viêm da cơ địa.

    [​IMG]
    trẻ em dễ bị viêm da cơ địa

    Theo các chuyên gia chữa bệnh da liễu tại phòng khám đa khoa Đông phương thì viêm da cơ địa xảy da do một số bất thường tại hệ thống miễn dịch, khiến các chất trong hàng rào bảo vệ của da bị thiếu hay có chỉ số thấp hơn bình thường. Da bị khô, suy yếu, những tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào da tạo nên phản ứng miễn dịch dị ứng và gây viêm da cơ địa dị ứng tại vùng da bị tác động.

    Bệnh thường mắc ở trẻ sơ sinh và khởi phát khi bé được 3-6 tháng, ở thời điểm này hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định. Bệnh kéo dài đến khi bé 2-3 tuổi và giảm dần sau đó, ổn định hơn khi trẻ lên 4-5 tuổi. Một số người sau 40 tuổi hệ miễn dịch yếu bệnh lại quay trở lại với những người đã có tiền sử mắc viêm da cơ địa.

    Có thể bạn quan tâm:

    Cách biểu hiện chủ yếu của bệnh viêm da cơ địa
    Chúng ra có thể dễ dàng nhìn thấy các vệt hồng ban màu đỏ, gây ngứa ngáy trên vùng da mặt, trán, má và cằm. Ở giai đoạn cấp tính trên da xuất hiện các mụn nước, chảy dịch, đóng thành mảng và bong tróc dạng vảy. Nếu bé bị viêm da cơ địa mà có bội nhiễm thì vùng da viêm sẽ bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ, da bị tổn thương và loét.


    vảy nến hay viêm da tiếp xúc, rôm sảy ở trẻ,.. Vì thế, cần phải dựa vào rất nhiều tiêu chuẩn để xác định bệnh. Cụ thể:

    Bé dưới 5 tuổi thì vị trí tổn thương thường ở vùng da mặt và vùng da mặt trong của chân tay.

    Trẻ 5-6 tuổi hoặc người lớn thường là da trông dày lên, tạo thành hình ô vuông, và mặt trong những vùng nếp gấp bị dày sừng, nhưng không phù nề và tiết dịch giống trẻ nhỏ.

    Bệnh viêm da cơ địa còn xuất hiện ở những người mắc bệnh dị ứng khác như hen, viêm mí mắt hay viêm mũi dị ứng. Người bị khô da, viêm môi, thâm quần mắt, dị ứng thức ăn, cũng là đối tượng dễ bị viêm da cơ địa dị ứng

    Ở giai đoạn này, sau khi được điều trị viêm da cơ địa vẫn có thể để lại sẹo và vết thâm trên da. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm lan đến chân, tay hay toàn thân nhất là tại các nếp gấp và vùng da mỏng thì sẽ gây nhiễm trùng toàn thân, gây sốt. Nguy hiểm hơn(nhưng rất hiếm gặp) đó là vi khuẩn đi vào máu gây nhiễm trùng huyết và dẫn tới tử vong.

    Cách điều trị viêm da cơ địa và chăm sóc khi bé bị viêm da cơ địa
    Cách điều trị viêm da cơ địa
    Khi điều trị viêm da cơ địa tránh lạm dụng thuốc

    Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị viêm da cơ địa triệt để. Có 3 cách điều trị viêm da cơ địa cần được tiến hành song song đó là chăm sóc da, loại trừ các tác nhân gây bệnh hay làm nặng bệnh và cách điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc.

    Cách điều trị viêm da cơ địa ban đầu các bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng thuốc thoa ngoài da tác động mạnh, trong đó có thuốc chứa corticoid để điều trị viêm da cơ địa nhanh chóng.

    Các loại thuốc glucocorticoid bôi tại chỗ có thể kể đến là betamethasone, clobetasone được sử dụng 2 lần/ ngày trong giai đoạn bệnh cấp tính, sau khi đã kiểm soát được bệnh thì có thể cách ngày bôi một ngày hay 2 lần mỗi tuần tại vùng da bị tổn thương để ngừa bệnh tái phát.

    Một số loại glucocorticoid có tác dụng mạnh như sicorten plus hay dermovate… chỉ được dùng trong thời gian ngắn và tại vùng da bị dày sừng, tránh dùng ở mặt và những vùng da mỏng. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như tacrolimus có hiệu quả cao và rất an toàn trong điều trị viêm da cơ địa

    Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể kể đến là chlopheniramin, hydroxyzin giúp an thần và giảm ngứa nên thường được sử dụng vào tối lúc trước khi đi ngủ để giảm hiện tượng ngứa về đêm. Tuy nhiên,thuốc Glucocorticoid đường uống hay tiêm dù có tác dụng rất tốt nhưng sau khi ngưng thuốc bệnh có thể tái phát nặng hơn nên chỉ sử dụng khi bệnh nặng các loại thuốc điều trị tại chỗ không đáp ứng.


    chữa viêm da cơ địa, bệnh nhân không nên mua về sử dụng một cách tùy tiện. Cũng không nên sử dụng corticoid đường uống vì thuốc có thể làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến một số tác dụng phụ như cao huyết áp, tiểu đường, loãng xương…

    Bôi kem dưỡng ẩm da hoặc sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa và làm mềm da.

    Cách điều trị viêm da cơ địa cho trẻ em và trẻ sơ sinh
    Trẻ sơ sinh da rất mỏng và nhạy cảm nên các bậc phụ huynh nên thận trọng khi chọn cách điều trị viêm da cơ địa cho trẻ. Một số cách điều trị bệnh viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh cha mẹ có thể tham khảo

    Sử dụng lactacyd baby

    Công dụng: phòng ngừa viêm da cho bé, hỗ trợ và điều trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh và một số viêm da khác như viêm da dị ứng,…

    Cách dùng: phụ huynh nên lắc trước khi sử dụng và pha loãng thuốc với tỷ lệ 1-1.5 nắp chai trong một chậu nước và tắm cho bé sau đó tắm lại với nước sạch

    Sử dụng thảo dược tắm lá trầu không chữa viêm da cơ địa cho trẻ

    Tác dụng lá trầu không giúp: kháng khuẩn, chống viêm làm mềm da, trị mẩn ngứa, mụn nhọt.

    Cách tắm: lấy 2-3 lá trầu không cắt nhỏ cho vào cốc, đổ nước sôi vào cốc, đợi một lúc cho ngấm và pha loãng nước đó với nước sạch để tắm hoặc rửa vết thương cho trẻ.

    [​IMG]
    lưu ý chăm sóc khi trẻ bị viêm da cơ địa



    Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa cho trẻ

    Không được tự ý mua thuốc về điều trị

    Không dùng chanh tắm cho bé, trong chanh chứa axit có thể gây tổn thương da cho trẻ.

    Sau 2-3 h nên thay tã cho trẻ

    Chú ý dưỡng ẩm da bôi thuốc kể cả khi bệnh đã thuyên giảm

    Chăm sóc đúng cách yếu tố quan trọng trong các cách điều trị viêm da cơ địa
    Da của người bị viêm da cơ địa rất nhạy cảm và phản ứng mạnh với các tác nhân như hóa chất tẩy rửa, khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Do đó, cách điều trị viêm da cơ địa tốt nhất và hạn chế bệnh nặng thêm, không tái phát là tránh xa các tác nhân trên, có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp.

    Trẻ mắc viêm da cơ địa dễ dị ứng với các loại sữa thông thường vì thế các mẹ nên chuyển sang loại sữa có nguồn gốc từ đậu nành hoặc sữa thủy phân cho trẻ sử dụng. Các loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, trứng rất dễ gây kích ứng cho bé phụ huynh cần lưu ý quan sát xác định đúng thức ăn có thể gây dị ứng không nên sợ trẻ thiếu chất mà tiếp tục cho bé ăn nên thay thế bằng thực phẩm có dưỡng chất tương tự nhưng gây gây dị ứng cho trẻ. Trẻ không những không thể hấp thụ các loại thực phẩm gây dị ứng mà còn làm tình trạng viêm da cơ địa nặng hơn.

    Nếu đang cho con bé mà con bị viêm da cơ địa mẹ cũng nên kiêng thực phẩm gây dị ứng. Nhiều phụ huynh sợ con thiếu chất nên vẫn cho con ăn những loại thực phẩm không phù hợp nhiều trể bị viêm da cơ địa bị nhẹ cân hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng.

    Chú ý bôi kem dưỡng ẩm và chống khô da cho trẻ để hàng rào bảo vệ da được phục hồi, kể cả khi đã khỏi bệnh, nên thoa ngay sau khi tắm lúc da vẫn còn ẩm. Vì như vậy sẽ giúp da mau lành hơn, tránh bệnh tái phát bệnh lại. Bên cạnh đó nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước và chất tẩy rửa. Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm và các sản phẩm chăm sóc da có mùi hương vì đó là nguyên nhân gây phát bệnh. Vấn đề này rất quan trọng khi các mẹ sử dụng các cách điều trị viêm da dị ứng cho con.

    Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, vật dụng nhưng không sử dụng chất tẩy rửa, không sử dụng các chất liệu dễ sinh bụi như len, dạ bông . Không nên nuôi thú như chó, mèo, chim hay trồng hoa nếu bé bị bệnh viêm da cơ địa.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyehoa1
    Đang tải...


Chia sẻ trang này