Khi mang thai, mẹ nhận thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt, cảm nhận được một mầm sống đang lớn lên từng ngày. Bên cạnh niềm hạnh phúc ấy, mẹ sẽ phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu đặc trưng, những đau đớn từ nhiều bộ phận cơ thể. Dễ nhận thấy nhất là… 1. BÀN CHÂN Khi mang thai, cân nặng của mẹ tăng vọt trong 9 tháng, đặc biệt là tam cá nguyệt cuối. Vì vậy, đôi chân phải chịu sức ép rất lớn, dẫn đến đau nhức thường xuyên. Nhiều mẹ còn phải đối mặt với bệnh giãn tĩnh mạch trong giai đoạn mang thai, mạch máu nổi rõ, chân sưng phù ngay cả khi không đi bộ nhiều. Cách giảm đau chân cho mẹ khi mang thai: gác cao chân khi nằm, massage 45 phút mỗi ngày và thường xuyên cử động các khớp cổ chân để máu lưu thông dễ dàng. 2. VÙNG HÔNG Có lẽ vùng thắt lưng của mẹ bầu là nơi đau nhức thường xuyên nhất. Cơn đau tỉ lệ thuận với sự lớn dần của thai nhi. Dù đứng, ngồi, hay nằm, cơn đau vẫn có thể hoành hành do nhiều nguyên nhân khác nhau: Bụng càng to, cơ thể càng có khuynh hướng ngã về phía trước, làm thay đổi trọng tâm. Hầu như các mẹ thường cố ngửa người ra sau khi đi lại, dẫn đến cơ hông phải gồng quá sức. Hormone xuất hiện trong thai kỳ như relaxin có tác dụng giúp xương chậu dãn nở để bé chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hormone này ảnh hưởng đến hoạt động của khớp xương và dây chằng trong cơ thể. Một trong những cách giảm đau hông khi mang thai là mát xa vùng lưng. Mẹ cũng nên thực hiện các bài tập thể dục vùng xương chậu, bụng dưới dành cho mẹ bầu và cố gắng nằm nghiêng khi ngủ. 3. RỐN Chỉ có ai từng mang thai mới thấu, rốn trở nên nhạy cảm hẳn khi mẹ mang thai. Ngay cả hắt hơi hoặc ho đều khiến vùng rốn đau thắt. Mẹ hãy chọn trang phục bầu bằng vải mềm mại, trơn láng ngay vùng bụng để hạn chế cọ xát phần rốn. 4. ĐẦU Nhiều mẹ bầu đã chia sẻ, đầu mẹ lúc nào cũng trong tình trạng ‘đau như búa vỗ’, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai. Những lúc như vậy, mẹ nên uống đủ nước, massage nhẹ nhàng bằng dầu gió. 5. THẬN Kích thước tử cung tăng lên, chèn ép sự lưu thông nước tiểu từ thận sang bàng quang, gây lắng đọng nhiều tạp chất trong nước tiểu. Càng về cuối thai kỳ, mẹ cần uống đủ nước để thận dễ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, cơn đau thận thường dễ bị nhầm lẫn với đau lưng, mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời tình trạng sỏi thận, suy thận. Morinaga hy vọng những thông tin nêu trên phần nào giúp mẹ chuẩn bị tinh thần vững vàng, không phải bỡ ngỡ trước những cơn đau của thai kỳ. Và trên hết, mẹ hãy uống sữa bầu Mori-mama mỗi ngày, ngay từ khi mang thai, để bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức mạnh cho công cuộc vượt cạn sắp tới. --- Biên tập và tổng hợp bởi Sữa nhật morinaga - Sữa bầu tốt nhất 2019 Hình ảnh sưu tầm từ Internet Hotline: 0996 161 686 (miền Bắc), 0916 434 429 (miền Nam)