Làm thế nào để nhớ chữ Hán? Đây là vấn đề được nhiều người khi học tiếng Trung quan tâm. Trong bài này tiếng Trung THANHMAIHSK sẽ chỉ các bạn cách nhớ chữ Hán siêu đơn giản và nhớ lâu thông qua phương pháp Chiết tự nha! Giới thiệu về Chiết tự chữ Hán Chiết tự (Chiết: Bẻ gãy. Tự: chữ, ý nói chữ được phân tích ra) là phân tách một chữ Nho ra làm nhiều thành phần nhỏ, rồi giải thích nghĩa toàn phần. Ví dụ: Chữ Nam 男 là sự kết hợp giữ bộ 田 điền và phía dưới là bộ 力 lực. Bộ Điền mang ý nghĩa là thửa ruộng, bộ Lực mang hình dáng người đàn ông đang dùng ra sức để làm việc. Hàm ý chỉ người đàn ông thời xưa ra đồng làm việc sẽ phải dùng sức lực để làm việc. Phương pháp nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự Các bạn có thể tham khảo cách nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự như sau: Học Chiết tự qua thơ Thơ ca luôn là thứ dễ đi vào lòng người, nói cách khác là khiến ta dễ thuộc và nhớ rất lâu. Vì vậy mà khi nhớ chữ Hán thông qua Chiết tự, người ta đã để chiết tự đi cùng với những vần thơ dễ nhớ, dễ thuộc mô tả lại thành phần trong chữ Hán. Ví dụ: Chữ Tử 子 Zi ( Con, đứa bé) “Duyên thiên chửa thấy nhô đầu dọc Phận liễu sao đành nảy nét ngang” => Giải thích: Chữa liễu 了 là chỉ người con gái thân hình mảnh mai như cây liễu (mượn âm liễu, cây liễu: 柳 ), mà có “nảy nét ngang” thành chữa Tử 子 là con. Học Chiết tự qua bộ thủ Chữ Hán bao gồm 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ lại mang một ý nghĩa riêng. Việc học các bộ thủ có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ta viết được chữ, tra từ điển, và làm các công việc liên quan đến dịch thuật… 214 bộ này chủ yếu là chữ tượng hình, và hầu như dùng làm bộ phận biểu nghĩa, một phần nhỏ được dùng để biểu âm. Do đó thông thường, có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc. Một số ví dụ học chiết tự qua bộ thủ: 1. 家 /jiā/ – nhà Gồm bộ miên (宀 mái nhà) + bộ thỉ (豕 con lợn) => Trên người sống dưới lợn ở tạo ra nhà. 2. 楼 /lóu/ – tầng, nhà lầu Gồm bộ: Mộc (木 gỗ) + Mễ (米 gạo) + Nữ (女 phụ nữ). => Tòa nhà được làm bằng gỗ (木) phải có gạo (米) để ăn và người phụ nữ (女) chăm lo cho gia đình. Chúc các bạn tìm được sự hứng thú với chữ Hán.