Cách Nuôi Dạy Trẻ 3 Tuổi Để Trẻ Tự Lập, Vui Vẻ, Biết Nghe Lời

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi OanhTrinh0810, 25/12/2021.

  1. OanhTrinh0810

    OanhTrinh0810 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/7/2021
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Điều đặc biệt nhất ở giai đoạn này là trẻ rất muốn làm theo ý mình. Làm thế nào để trẻ vẫn được thỏa mãn mà không đi quá giới hạn?

    Trước hết, chúng ta cùng khái quát lại những đặc điểm về sự phát triển của trẻ giai đoạn này.

    Trẻ 3 tuổi biết làm gì?
    Sự phát triển về mặt thể chất và kỹ năng
    • Tự xúc cơm ăn.
    • Tự rửa và lau khô tay.
    • Tự đi dép (có thể làm dù nhiều cha mẹ vẫn đang làm thay bé).
    • Cởi quần, mặc quần, tuy nhiên thường vẫn cần cha mẹ trợ giúp.
    • Dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong.
    • Có thể lấy đồ vật, cất đồ vật thông thường ở mọi vị trí trong nhà.
    • Biết tự đánh răng, dù cha mẹ vẫn nên để ý để hướng dẫn bé làm đúng.
    • Vẽ được hình tròn (khép kín), dán hình, xếp hình, xúc cát...
    Sự phát triển về mặt cảm xúc

    • Bắt đầu nhận thức về cảm xúc của bản thân và nói những câu như “Mẹ làm thế con buồn đấy” hay “Con vui lắm”.
    • Giận dữ nhất thời, bùng phát trong tức khắc nhưng sau đó khi cha mẹ cùng con bình tĩnh nói chuyện thì bé có thể nhận thức được và nghe theo người lớn.
    • Nhiều bé có cảm xúc sợ hãi khi gặp người lạ, hoặc đề phòng, tránh xa.
    [​IMG]

    Sự phát triển về mặt xã hội
    • Biết chia sẻ đồ chơi nếu được nhắc nhở những đồng thời cũng biết bảo vệ đồ chơi của mình. Ý thức về sở hữu cá nhân của trẻ giai đoạn 3 tuổi rất cao.
    • Bé bắt đầu nhận thức về giới tính.
    • Bé nhớ rất nhiều nội dung trong sách, truyện, bài hát, bài thơ, một số bé còn tự sáng tác lời bài hát theo giai đoạn riêng.
    • Trò chuyện tốt với cả người thân và người ngoài.
    • Trẻ có thể lạ lẫm với người lạ phút đầu nhưng nhanh chóng hòa nhập khi có sự dẫn dắt.
    • Trẻ thường xuyên xem người lớn nói gì, làm gì để thử nghiệm các hành vi của mình, hay hỏi “Được không”, biết mặc cả để làm một điều gì đó dù biết không nên làm (như xem điện thoại).
    7 điều lưu ý khi dạy trẻ tuổi lên ba
    Cho trẻ được lựa chọn

    Trẻ làm được gì, thích làm gì, hãy cho trẻ làm việc đó và khuyến khích trẻ được thực hành nhiều nhất có thể. Ví dụ đơn giản nhất là trẻ có thể tự xúc ăn thì cha mẹ đừng giành phần việc này với trẻ. Tuy mọi việc sẽ mất thời gian hơn vì trẻ chưa làm thành thục, tuy nhiên chắc chắn sau này con sẽ biết làm nhanh hơn và quan trọng nhất là muốn tự làm mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của cha mẹ. Đó chính là bước khởi đầu phát triển khả năng tự lập cho con. Ngoài ra, cho trẻ tự do vẽ hình con thích, tự chọn bộ đồ con muốn mặc, đi dạo ở những nơi con thích…

    Đặt ra giới hạn

    Về một vấn đề mà nhiều cha mẹ còn thấy khó xử là trẻ thường xuyên ăn vạ. Kinh nghiệm cho thấy, trẻ ăn vạ hay không phần nhiều phụ thuộc vào cách xử lý của cha mẹ. Nếu đã đặt ra giới hạn, chỉ cần cha mẹ nhất quyết không đáp ứng yêu cầu của trẻ là trẻ sẽ nhận thức được điều đó và dần dần bỏ tính ăn vạ. Tốt hơn hết, ngay từ nhỏ cha mẹ có thể giúp trẻ tránh hoàn toàn tính xấu này nhờ sự quyết đoán, dứt khoát của mình.

    [​IMG]

    Làm gương

    Vì trẻ tiếp thu và bắt chước cực nhanh, cha mẹ nên tự xây dựng những thói quen tốt để trẻ học theo. Ví dụ như sự ngăn nắp, lời chào khi gặp mọi người, tập thể dục… Nếu bé làm sai, hãy kiên trì nói chuyện với bé và hướng dẫn bé nên làm thế nào.

    Đối thoại với trẻ thường xuyên - tương tác 2 chiều

    Về phát triển nhận thức cho bé, ngoài việc thường xuyên trò chuyện, đọc sách cho con, cha mẹ nên hỏi trẻ và cùng con thảo luận về những gì diễn ra xung quanh, hỏi con cảm thấy gì và đặt tên cảm xúc cho trẻ. Đó là cách giúp trẻ biết bộc lộ cảm xúc, diễn đạt suy nghĩ, mong muốn.

    Tránh nói “không” khi có thể

    Một trong những điểm lớn cần lưu ý là trẻ giai đoạn 3 tuổi rất muốn làm theo ý mình và nói không với mọi điều con không thích. Cha mẹ nên làm gì để trẻ nghe lời và hợp tác với cha mẹ hơn? Hãy tôn trọng quyền lựa chọn của con, vì đó là cách để trẻ cảm thấy thỏa mãn và thấy mình được tôn trọng. Tất nhiên, lựa chọn của con là có giới hạn. Không thể cho phép trẻ làm những gì sai hay lựa chọn quá đà. Bởi suy cho cùng, cha mẹ đang muốn giúp trẻ phát triển theo hướng đúng đắn và tích cực. Một lần nữa, tránh nói “không” với trẻ mọi lúc mọi nơi.

    Giúp trẻ cởi mở hơn

    Về kỹ năng xã hội, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài gia đình nhỏ. Cho con tiếp xúc với người lạ nhiều hơn, đến những nơi mới, làm những việc mà con chưa từng được làm.

    Kỷ luật nhất quán

    Cuối cùng, tuy đã kiên nhẫn nhưng sẽ có nhiều lúc trẻ làm trái lại tất cả mọi điều. Khi này, một hình phạt nhỏ sẽ có hiệu quả. Time-out là cách được nhiều ba mẹ áp dụng, đó là để trẻ ở một mình trong một thời gian ngắn. Nên nhớ là với cùng một lỗi sai, cha mẹ cần áp dụng sự kỷ luật nhất quán. Không thể lúc này phạt, lúc kia lại cho phép con được làm. Trẻ không hiểu con nên làm gì và cũng không coi trọng hình phạt của cha mẹ.

    Chia sẻ cùng bạn từ: Cách nuôi dạy trẻ 3 tuổi để trẻ tự lập, vui vẻ, biết nghe lời (hoovada.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi OanhTrinh0810
    Đang tải...


Chia sẻ trang này