Kinh nghiệm: Cách Phân Biệt Hăm Tã Và Rôm Sảy Ở Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi lehoai11061997, 14/8/2020.

  1. lehoai11061997

    lehoai11061997 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2020
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Hăm tã và rôm sảy đều là những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn thường nhầm lẫn giữa hai chứng bệnh này và có hướng điều trị chưa đúng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách phân biệt hăm tã và rôm sảy ở trẻ chi tiết!

    [​IMG]

    Cách phân biệt hăm tã và rôm sảy​

    1. Biểu hiện hăm tã và rôm sảy mẹ cần nắm
    1.1. Những điểm giống nhau
    Hăm tã và rôm sảy là chứng bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Những bệnh này đều gây ra tình trạng tổn thương da và có thể tiến triển nặng, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bé.

    Hăm tã và rôm sảy thường có những biểu hiện tương tự nhau trên làn da bé như: Bệnh khiến da bé tấy đỏ hoặc một vùng da ửng hồng lên. Trên những vùng da này dần ửng đỏ trông giống như bị phát ban, sau đó có nổi mụn rộp, mẩn đỏ, thậm chí gây viêm loét nguy hiểm nếu da bé cọ xát hoặc bé dùng tay cào gãi lên da.

    Bệnh sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, đau rát và khiến bé thường xuyên quấy khóc, cào gãi khiến da tổn thương. Vì vậy cha mẹ cần có hướng xử lý nhanh chóng khi bé mắc hăm tã hoặc rôm sảy.

    1.2. Những điểm khác nhau giữa hăm tã và rôm sảy
    Tuy hăm tã và rôm sảy có những biểu hiện khá giống nhau trên làn da bé, nhưng cha mẹ có thể nhận biết 2 bệnh này qua những điểm khác nhau như:

    1.2.1. Triệu chứng bé bị hăm tã
    • Hăm tã ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện ở những vùng da bé mặc tã như mông, đùi,…
    • Vùng da bé mắc hăm tã thường phẳng và không sần, thường ẩm ướt và mẹ sờ vào có cảm giác nóng.
    • Vùng da mắc bệnh có thể lan rộng hơn nhanh chóng nếu mẹ không có hướng điều trị kịp thời
    • Tại các nếp gấp ở vùng da bé mặc tã thường ửng đỏ và đau rát, có xuất hiện mụn rộp và trầy xước
    • Bé bị khó chịu nên quấy khóc nhiều, ngủ hay bị giật mình, nhất là những lúc bé đi vệ sinh hoặc khi mẹ thay tã cho bé.
    [​IMG]

    Bé bị hăm tã​

    1.2.2. Biểu hiện bé bị rôm sảy
    • Rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như: cổ, lưng, ngực, mặt, đầu…
    • Vùng da bé bị rôm thường sần sùi, khô ráp và có xuất hiện nhiều mụn nước hoặc mụn mủ li ti
    • Những nốt mụn nước trên da bé thường phát triển lớn hơn và vỡ ra thành các lớp vảy khô trên da
    • Rôm sảy có thể tiến triển nặng hơn khiến da bé bị trầy xước, chảy dịch hoặc phát triển thành rôm mủ, rôm sảy sâu rất nguy hiểm.
    • Bệnh khiến da bé ngứa ngáy khó chịu, bé thường quơ tay gãi lên da hoặc cọ xát vào quần áo cho đỡ ngứa.
    [​IMG]

    Bé bị rôm sảy​

    2. Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy và hăm tã ở trẻ
    2.1. Nguyên nhân bé bị hăm tã
    • Trẻ sơ sinh bị hăm tã do vùng da bé mặc tã phải tiếp xúc thời gian dài với chất thải và bị kích ứng
    • Do bé mặc tã quá chật hoặc quá lỏng, chất liệu không phù hợp, da bé bị cọ xát nhiều nên bị trầy xước, vi khuẩn gây hại có điều kiện xâm nhập và gây hại
    • Da bé bị kích ứng với sản phẩm chăm sóc da như sữa tắm, khăn giấy, khăn ướt, chất tẩy rửa, một số loại kem, phấn rôm mẹ sử dụng.
    • Da bé bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm
    • Do mẹ thay đổi khẩu phần ăn của bé, khiến bé tăng tần suất đi tiêu và tăng khả năng bé bị hăm tã
    • Do bé sử dụng kháng sinh hoặc bé bú mẹ mà mẹ sử dụng kháng sinh, bé dễ bị tiêu chảy và dẫn đến hăm tã.
    2.2. Nguyên nhân dẫn đến rôm sảy ở trẻ nhỏ
    • Do da bé bị bít tắc lỗ chân lông, mồ hôi không thoát ra ngoài hết được và gây nên rôm sảy
    • Mẹ vệ sinh da con không tốt, quần áo mặc quá chật khiến tuyến mồ hôi trên da bé bị tắc nghẽn
    • Do bé bị sốt cao gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi
    • Do bé hoạt động cường độ cao, chơi đùa ngoài trời trong thời gian dài khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, dẫn đến phát ban
    • Một số nguyên nhân khác như: thời tiết khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao, vi khuẩn trú ngụ trên da gây bít tắc tuyến mồ hôi.
    3. Kinh nghiệm điều trị hăm tã và rôm sảy “chuẩn chuyên gia”
    3.1. Hướng dẫn mẹ trị hăm tã cho con
    • Mẹ thay tã bỉm cho con thường xuyên, tốt nhất là 2 tiếng mẹ nên thay 1 lần kể cả khi bé không đi vệ sinh. Lựa chọn loại tã bỉm chất liệu an toàn với da bé, mỏng nhẹ và thấm hút tốt.
    • Mẹ vệ sinh da cho con sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm lau khô da con rồi mới mặc tã mới.
    • Giữ không gian sống của bé mát mẻ, sạch sẽ và giữ da bé luôn khô thoáng, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi.
    • Mỗi ngày mẹ nên để bé không mặc tã khoảng vài tiếng giúp da bé thông thoáng, thoải mái hơn.
    • Tuyệt đối không dùng phấn rôm hoặc các loại thuốc bôi chứa thành phần Corticoid để chữa hăm tã cho con
    • Trong trường hợp bé bị hăm tã nhẹ, mẹ có thể tham khảo dùng một số nguyên liệu dân gian như lá khế, lá trầu không, lá trầu không…để chữa hăm tã cho con. Khi thực hiện, cha mẹ cần đảm bảo sơ chế nguyên liệu sạch hoàn toàn để tránh da con bị nhiễm khuẩn.
    • Mẹ tham khảo ý kiến Bác sĩ để dùng kem trị hăm tã cho con, ưu tiên dùng sản phẩm với thành phần thiên nhiên an toàn và lành tính với da bé. Sản phẩm kem Biohoney Baby là kem trị hăm tã được các Bác sĩ khuyên dùng, thành phần 100% thiên nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, dưỡng ẩm, làm dịu da, hỗ trợ điều trị hăm tã chỉ sau 48 giờ. Sản phẩm an toàn và có thể sử dụng cho bé sơ sinh trên 10 ngày tuổi.
    [​IMG]

    Mẹ bôi kem Biohoney Baby khi bé bị hăm tã​

    • Trường hợp bé bị hăm tã nặng, da bé có dấu hiệu sưng tấy nhiều, da bị trầy xước, chảy dịch, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
    3.2. Phương pháp điều trị rôm sảy cho bé
    • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian sống của bé sạch sẽ, thoáng mát, tránh để bé đổ nhiều mồ hôi. Mẹ nên dùng quạt hoặc điều hòa giúp bé thoải mái hơn trong những ngày nắng nóng.
    • Mẹ mặc quần áo mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt, tốt nhất là từ chất liệu cotton mặc cho con, tránh chất liệu len sợi tổng hợp.
    • Khi bé chơi đùa, cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi, mẹ cần lau khô người cho con và thay quần áo mỏng nhẹ cho bé.
    • Tránh để con dùng tay cào gãi lên da gây trầy xước và có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm.
    • Mẹ tham khảo sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để chữa rôm sảy mức độ nhẹ cho con như: bột yến mạch, lá chè xanh, mướp đắng,…
    • Dùng kem trị rôm sảy để điều trị cho con nhanh chóng, dứt điểm. Một số sản phẩm tham khảo: kem Biohoney Baby, kem bôi chứa Steroid, kem dưỡng da chứa Lanolin. Nên sử dụng dòng kem từ thành phần thiên nhiên sẽ an toàn và nhẹ dịu với làn da trẻ nhỏ.
    Trên đây là những kiến thức để cha mẹ phân biệt hăm tã và rôm sảy ở trẻ nhỏ. Hy vọng các mẹ sẽ có hướng điều trị bệnh nhanh chóng và an toàn cho con nhé!
    Nguồn: https://biohoneybaby.com/cach-phan-biet-ham-ta-va-rom-say-o-tre/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lehoai11061997
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    bài viết rất hữu ích. mình thấy trẻ con bị thế này hay thế kia đều rất thương chúng
     

Chia sẻ trang này