Thông tin: Cách Sơ Cứu Nhanh Khi Trẻ Bị Bỏng (phỏng) Mẹ Nào Cũng Cần Nằm Lòng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi hotgirlthekymoi, 22/2/2017.

  1. hotgirlthekymoi

    hotgirlthekymoi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/10/2016
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Sơ cứu bỏng đơn giản và không quá phức tạp, tuy nhiên, không ít vị phụ huynh vẫn sơ cứu theo cách truyền miệng hoặc sơ cứu sai khiến trẻ gặp biến chứng đáng tiếc.


    [​IMG]

    Khi trẻ bị bỏng, nếu phụ huynh sơ cứu không đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng và nhiễm trùng nặng. Do đó, cha mẹ cần sơ cứu như sau:

    - Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng của trẻ vào chậu nước nguội, sạch hoặc đưa vùng da bị bỏng dưới vòi nước (vòi sen) và xả nhẹ trong khoảng từ 15-20 phút. Việc làm này sẽ giúp vết bỏng dịu lại, bớt đau rát, giảm sưng phồng, giảm độ sâu của vết bỏng và làm sạch vùng bị bỏng, tránh các viêm nhiễm.

    Xem thêm video hướng dẫn chi tiết



    - Nếu vết bỏng nặng, nên dùng kéo cắt áo quần khỏi vết bỏng, tránh để áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến trẻ bị đau rát, dễ viêm nhiễm.
    - Tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc, nhẫn hoặc đồng hồ, giày dép… trước khi vết bỏng bị sưng nề.
    - Nếu vết bỏng đã phồng rộp, không nên chọc vỡ các bong bóng nước trên da trẻ.
    - Cho trẻ uống nhiều nước khoáng, muối để tránh tình trạng bệnh nhân bị sốc nặng vì mất nước qua vết bỏng…
    - Đặt trẻ ở tư thế nằm và chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

    [​IMG]

    Không làm các điều sau khi trẻ bị bỏng:

    - Không dùng cách chữa bỏng dân gian như dùng kem đánh răng, mỡ trăn hay nước mắm bôi lên phần da bị bỏng vì có thể làm tổn thương da hoặc nhiễm trùng nặng hơn.
    - Không dùng nước đá làm mát vết bỏng trực tiếp, vì có thể khiến vết bỏng trở nên trầm trọng hơn.
    - Không dùng các loại vải có sợi tua rua, dễ bám vào vùng da bị tổn thương mà che phủ da bị bỏng bằng gạc vô khuẩn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hotgirlthekymoi
    Đang tải...


Chia sẻ trang này