Nguồn: http://bokhopmussel.com/cach-su-dung-cac-chat-chong-viem-tu-nhien-kt83 Có một số chất bổ sung tự nhiên có thể giúp chống viêm, mặc dù không phải tất cả các chất bổ sung đều có tác dụng đối với mọi loại viêm. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về một số chất bổ sung chống viêm hiệu quả có thể áp dụng tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm, một số chất vẫn đang ở dạng thử nghiệm và hứa hẹn nhiều khả năng áp dụng trong tương lai. 1. Axit béo omega-3 Axit béo omega-3 có nhiều trong các loại cá béo là một trong những chất bổ sung chống viêm mạnh nhất. Chất bổ sung này có thể giúp chống lại một số loại viêm, bao gồm viêm mạch máu - là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim và đau tim. Trong một nghiên cứu của 250 người đau do thoái hóa đĩa đệm, 59% số người tham gia có thể thay thế dầu cá bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Liều lượng tùy thuộc vào tác dụng của chất bổ sung. Một số sản phẩm có dạng thuốc viên, trong khi omega-3 thường được tổng hợp dưới dạng dầu. Khi sử dụng các sản phẩm này tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Giống như nhiều loại thuốc chống viêm theo toa, axit béo omega-3 và dầu cá có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Những người bị rối loạn đông máu và những người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng loại thực phẩm bổ sung này. 2. Curcumin Curcumin là một thành phần hoạt chất trong củ nghệ. Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy rằng curcumin có thể giúp giảm viêm để tăng tốc độ chữa lành vết thương và thậm chí giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu năm 2011 cũng cho thấy chất curcumin có thể giúp giảm viêm do các tình trạng chuyển hóa liên quan đến béo phì. Ngoài ra, curcumin giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, tăng đường huyết và tăng lipid máu. Nghệ có khả năng chống viêm, chữa lành vết thương Liều lượng khuyến nghị là 400-600mg sử dụng 3 lần mỗi ngày. Mặc dù an toàn khi dùng curcumin với liều thấp. Liều cao hơn có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Curcumin cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người dùng thuốc chống đông máu và những người bị rối đông máu. 3. S-adenosylmethionin S-adenosylmethionine (SAM-e) là một chất mà cơ thể tạo ra một cách tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc điều hòa gen. SAM-e đôi khi được dùng để kiểm soát các triệu chứng trầm cảm, viêm xương khớp và một số bệnh về gan. Một số thử nghiệm lâm sàng đã gợi ý rằng SAM-e có thể giúp giảm đau và viêm liên quan đến các loại viêm khớp có tác động tương tự như thuốc giảm đau NSAID. Liều lượng phù hợp phụ thuộc vào tình trạng của một người: 200 - 800 mg dùng 2 lần mỗi ngày cho chứng đau cơ xơ hóa. 800 - 1.600 mg dùng 2 lần mỗi ngày cho bệnh trầm cảm. 600 - 1,200 mg dùng 3 lần mỗi ngày cho bệnh viêm xương khớp. SAM-e có thể tác dụng với nhiều loại thuốc, vì vậy không được dùng thuốc tùy ý mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước. Ở liều cao, SAM-e có thể gây nôn, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn. 4. Kẽm Theo một bài báo năm 2014, kẽm làm giảm viêm và quá trình oxy hóa ở người lớn tuổi. Oxy hóa gây ra viêm và có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh lý bao gồm cả ung thư. Kẽm cũng làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng tới 66% Những người bị thiếu kẽm có nhiều khả năng bị viêm khớp. Liều bổ sung kẽm hàng ngày thông thường là 11 mg cho nam và 8 mg cho nữ. Uống hơn 40 mg mỗi ngày có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Kẽm có thể tương dụng với canxi, thuốc lợi tiểu và một số loại kháng sinh nhất định, vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 5. Trà xanh Nhiều người tin rằng trà xanh có thể chống viêm, lý do bởi những người sử dụng nhiều trà xanh có tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến viêm thấp hơn. Nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể ức chế sản xuất một số hóa chất gây viêm đồng thời có thể giúp làm chậm quá trình thoái hóa sụn, giảm các triệu chứng viêm khớp. Trà xanh giúp làm chậm quá trình thoái hóa sụn và giảm các triệu chứng viêm khớp Các chuyên gia khuyến nghị nên uống 3 – 4 tách trà xanh hoặc uống 300 - 400 mg chiết xuất trà xanh mỗi ngày. Trà xanh có chứa caffeine, do đó những người nhạy cảm với caffeine cần lưu ý khi sử dụng vì có thể gây ra các vấn đề về dạ dày như tiêu chảy. Một số sản phẩm trà xanh đã khử caffein nhưng chưa có nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả để giảm viêm hay không. 6. Trầm hương Trầm hương hoặc nhũ hương có thể làm giảm cả viêm và đau đồng thời cũng có thể giúp giảm tình trạng thoái hóa sụn và đảo ngược các triệu chứng tự miễn. Đây là một chất bổ sung tác dụng nhanh có thể giúp giảm đau xương khớp có tác dụng chỉ trong vòng 5 ngày. Liều dùng thông thường là một chiết xuất có chứa 30 - 40% boswellic mà một người dùng là 300 - 500 mg từ 2-3 lần mỗi ngày. Kết hợp nhũ hương với curcumin có thể làm tăng hiệu quả kháng viêm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự kết hợp này còn tốt hơn khi sử dụng thuốc kháng viêm NSAID diclofenac. Trầm hương thường an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, có một số người xuất hiện các chứng đau dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy. 7. Capsaicin Capsaicin là thành phần chính của ớt. Các thành phần chính của capsaicin, có thể làm giảm khả năng cảm nhận và dẫn truyền các cơn đau của cơ thể. Một số nghiên cứu cho thấy capsaicin có thể giúp giảm đau cả về thần kinh và cơ bắp. Chế phẩm dạng kem capsaicin có thể thoa trực tiếp vào các khu vực đau. Capsaicin có thể gây kích ứng da và mắt, vì vậy cần rửa tay kỹ sau khi sử dụng. 8. Thảo dược móng mèo. Móng mèo được biết đến như một chất kích thích hệ thống miễn dịch và chống viêm, cải thiện các triệu chứng của cả hai bệnh viêm khớp thoái hoá và viêm khớp dạng thấp. Cây móng mèo có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch và chống viêm Móng mèo được sử dụng để điều trị rối loạn hệ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy móng vuốt của mèo có thể làm giảm các dạng viêm khác nhau. Nó đặc biệt có tác dụng ức chế TNF-alpha - một chất gây viêm trong cơ thể. Nếu sử dụng trà móng mèo, có thể uống tỷ lệ 1.000 mg vỏ rễ với 250ml nước. Các chế phẩm khác dạng bột ở dạng viên nang sử dụng với liều lượng hàng ngày là 20 -60 mg. Mặc dù móng vuốt mèo tương đối an toàn. Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy dược phẩm này có thể gây suy thận ở những người bị lupus. Mặt khác cũng có thể gây buồn nôn, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm đau dạ dày gây ra do NSAID indomethacin. Các lựa chọn khác Bổ sung chất chống viêm không đem lại hiệu quả nhanh. Trong hầu hết các trường hợp, các chất bổ sung này cần thời gian để đẩy lùi viêm. Vì vậy, những người cần giảm đau ngay lập tức có thể muốn thử các lựa chọn khác thay vì chờ đợi hiệu quả từ việc bổ sung chống viêm. Một số tùy chọn bao gồm: Thuốc chống viêm không kê đơn (OTC): Các loại thuốc như ibuprofen, acetaminophen và aspirin có thể giúp giảm đau do viêm. Thuốc chống viêm theo toa: Một loạt các loại thuốc theo toa có thể giúp giảm viêm và đau. Chế độ ăn chống viêm: Bổ sung các thực phẩm làm giảm viêm như các loại hạt, quả việt quất, dâu tây, dầu ô liu, cà chua và rau xanh có thể giúp chống lại nó. Mặt khác tránh những thứ có thể gây viêm như thực phẩm chiên, soda, carbohydrate tinh chế và thịt đỏ. Kết Bổ sung chống viêm tự nhiên có thể giúp cơ thể chống lại đau và viêm, từ đó có thể ngăn ngừa một số biến chứng lâu dài của viêm mãn tính. Trước khi áp dụng một phương pháp điều trị chống viêm mới cho dù là phương pháp tự nhiên đi nữa, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bất kì phương pháp điều trị nào đều có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc khác.