Kinh nghiệm: Cách thở giúp giảm đau khi chuyển dạ

Thảo luận trong 'Sinh nở' bởi me_va_con, 28/9/2010.

  1. me_va_con

    me_va_con Thành viên mới

    Tham gia:
    18/9/2010
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    3
    Thở đúng cách giúp giảm đau khi sinh nở lại làm tăng lượng oxy cho cả mẹ và bé.

    Khi căng thẳng hay hoảng hốt, hơi thở trở nên nhanh và nông, có thể khiến bạn mất bình tĩnh và sớm kiệt sức. Vì thế, học cách thở đúng sẽ giúp ích cho bạn.

    1. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng

    Hít sâu qua mũi, sau đó từ từ thở ra bằng miệng. Kỹ thuật này rất hữu ích khi bắt đầu và kết thúc một cơn co thắt vì nó giúp chống lại cơn đau.

    2. Hít thở chậm

    Thở chậm và đều sẽ giúp bạn thư giãn vì nó bắt chước cách bạn thở khi đang ngủ. Hãy thư giãn toàn bộ cơ thể, lấy một hơi thở ngắn, cho phép ngực của bạn căng lên, tiếp đến thở ra thật từ từ. Giữ hơi thở của bạn dài, chậm và tập trung vào thư giãn.

    3. Thổi

    Thổi đặc biệt hữu ích khi bạn đối phó với cơn đau. Hít một hơi dài bằng mũi, sau đó thở ra như cách bạn thổi một ngọn nến.

    4. Hít vào – thở ra theo mẫu

    Có nghĩa là hít vào – thở ra lặp lại với tốc độ đều. Hít thở thoải mái, điều chỉnh tốc độ nếu bạn thấy hoa mắt hay mệt. Sau đó, chọn cách thở ra khiến bạn dễ chịu và lặp lại điều này, hãy tập trung vào hơi thở của bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi me_va_con
    Đang tải...


    Các chủ đề tương tự:

  2. Tieuthuthu123

    Tieuthuthu123 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/8/2010
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Cách thở giúp giảm đau khi chuyển dạ

    Chách này hay đó ta.em sẽ học ngay bây giờ, tháng sau sinh bé rui.
    Hít vào – thở ra theo mẫu

    Có nghĩa là hít vào – thở ra lặp lại với tốc độ đều. Hít thở thoải mái, điều chỉnh tốc độ nếu bạn thấy hoa mắt hay mệt. Sau đó, chọn cách thở ra khiến bạn dễ chịu và lặp lại điều này, hãy tập trung vào hơi thở của bạn.
     
  3. Lethanh1985

    Lethanh1985 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    16/9/2013
    Bài viết:
    2,998
    Đã được thích:
    254
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cách thở giúp giảm đau khi chuyển dạ

    Ui khi đi đẻ phải biết cách hít thở đều,o đc dồn dập,nhịp o đều dẫn đến rặn o đều
     
  4. richardmom

    richardmom Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    3/1/2013
    Bài viết:
    5,028
    Đã được thích:
    976
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cách thở giúp giảm đau khi chuyển dạ

    Nhờ học cách tập thở nên lên bàn đẻ được bs khen chịu đau giỏi.
     
  5. zkhoaitayz

    zkhoaitayz Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    26/4/2013
    Bài viết:
    4,661
    Đã được thích:
    668
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cách thở giúp giảm đau khi chuyển dạ

    hi,e thì lúc đẻ nhanh lắm ạ.chỉ có cái lúc phải truyền nước để kích đẻ thì thời gian dài như vô tận ý,vì e k có cơn đau đẻ :(
     
  6. Me_moka

    Me_moka

    Tham gia:
    19/4/2014
    Bài viết:
    10,001
    Đã được thích:
    1,148
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Cách thở giúp giảm đau khi chuyển dạ

    Cách rặn được hướng dẫn như sau:

    Khi cảm nhận được cơn co tử cung: Bụng gò cứng dần và xuất hiện cơn đau: Thai phụ nên hít vào một hơi thở thật sâu. Sau đó nín thở, miệng ngậm chặt, hai tay nắm chặt vào hai thành của bàn sinh, hai chân đạp mạnh vào hai ống treo cổ chân của bàn sinh, dồn hơi rặn mạnh để đẩy hơi xuống vùng bụng dưới giúp tống xuất thai nhi ra ngoài. Khi cảm thấy sắp hết hơi nhưng vẫn còn đau có thể hít vào một hơi khác và rặn tiếp tục cho đến khi không cảm thấy đau bụng nữa. Chú ý là trong khi rặn, thai phụ phải giữ sao cho lưng thẳng, áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông phải cong lên phía trước. Đặc biệt là phải giữ để khi rặn thì miệng không được phát ra bất cứ âm thanh nào. Giữa 2 cơn co tử cung, hết đau thì thở sâu điều hòa, dưỡng sức để tập trung vào đợt rặn kế tiếp.

    Ở người sinh con so, cuộc rặn sinh như vậy thường kéo dài từ 30 - 40 phút chia thành nhiều đợt rặn sau đó mới xổ thai được. Ở người con rạ thì cuộc rặn ngắn hơn từ 20 - 30 phút.

    Thì xổ đầu thai nhi là quan trọng nhất. “Đầu xuôi đuôi lọt”, thường là như vậy. Bác sĩ sẽ tiếp tục đỡ sinh, chủ động kéo thân hình, mông và chân tay em bé ra khỏi cửa mình của mẹ, cuộc rặn sinh xem như kết thúc. Tuy nhiên, có một số trường hợp bé quá to, cân nặng quá lớn có thể gây khó khăn ở thì xổ vai, kẹt vai. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật để đỡ em bé… Có thể có một vài rắc rối, biến chứng khi kẹt vai nhưng thường thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, khả năng hồi phục của bé rất nhanh và ít khi để lại biến chứng…
     
  7. mshoangtrang

    mshoangtrang Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    6/10/2013
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Ôi lúc mình lên bàn đẻ thì chả nhớ thở thiếc thế nào,cứ có cơn là dồn sức rặn,khổ cu nhà mình ngôi cao quá nên bsi phải ấn bụng đến 3-4 lần mới ra được,mình la hét om sòm vì ấn nhiều đau ko chịu nổi
     
  8. lemanhha

    lemanhha HOA HỒNG TÂM DUYÊN

    Tham gia:
    9/8/2012
    Bài viết:
    19,060
    Đã được thích:
    3,887
    Điểm thành tích:
    2,113
    bài viết hữu ích quá, cảm ơn chủ top
     

Chia sẻ trang này