Kinh nghiệm: Cách Trị Chàm Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Và Chăm Sóc Giúp Trẻ Mau Lành Bệnh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi baole567567, 4/7/2020.

  1. baole567567

    baole567567 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    11/5/2020
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đợt trước con mình bị chàm sữa ở 2 bên má, mình có tìm hiểu thông tin qua bài viết này và đã chữa trị cho con khỏi hoàn toàn.
    Mình chia sẻ bài viết này để các mẹ có con cũng bị chàm sữa tham khảo nhé!

    1. Chàm sữa là gì? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh
    Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa – bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh, ngay cả những bé có cơ thể khỏe mạnh vẫn có thể mắc bệnh.
    Bệnh bắt đầu xuất hiện trên da bé ở 2 bên má, sau đó lan ra chân tay và thân người. Lúc mới phát bệnh, trên da bé chỉ nổi lên những nốt hồng, sau đó chuyển thành mụn nước có màu đỏ và các mụn này sẽ nứt da, tiết dịch và bong tróc.

    [​IMG]

    Bé bị chàm sữa trên da mặt​

    Một số nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh mắc chàm sữa:
    • Do bé sơ sinh có cơ địa dị ứng: nếu cha mẹ bé có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, mề đay…thì có nguy cơ bé bị chàm sữa cao hơn những bé khác.
    • Do bé bị ảnh hưởng bởi thức ăn của mẹ: những thực phẩm mẹ ăn hàng ngày sẽ chuyển hóa thành dưỡng chất trong sữa mẹ, bé bú cũng sẽ hấp thụ vào cơ thể. Nếu mẹ ăn nhiều hải sản hoặc thức ăn giàu đạm có thể khiến cơ thể con bị kích ứng.
    • Do bé bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như: thời tiết, môi trường sống, lông thú cưng, cha mẹ vệ sinh da bé không đúng cách…
    Chàm sữa sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da bé, dễ gây bội nhiễm, nhiễm trùng da do bé dùng tay cào gãi. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thời gian điều trị lâu khiến cả cha mẹ và bé đều mệt mỏi.
    2. Chàm sữa tái đi tái lại khiến cha mẹ lo lắng
    Bệnh chàm sữa nếu điều trị đúng cách sẽ hết bệnh hoặc đa số khi bé lớn lên, trên 4 tuổi thì bệnh chàm sữa sẽ tự khỏi. Nhưng sau khi điều trị, bệnh vẫn có thể tái lại trên da bé. Nguyên nhân có thể do:
    • Cha mẹ dùng sản phẩm trị chàm sữa cho bé chưa phù hợp. Những loại kem bôi da cho bé kháng viêm kháng khuẩn nhưng không hoạt động hiệu quả trên làn da bé.
    • Chế độ ăn hàng ngày cũng có thể khiến bệnh phát lại. Một số loại thực phẩm khiến bé bị dị ứng là tôm, cua, mực, đồ lên men, trứng, sữa…
    • Mẹ vệ sinh cơ thể bé chưa đúng cách, cơ thể bé không được sạch sẽ, hoặc mẹ mặc quần áo từ chất liệu gây ngứa làm da bé bị bí bách cũng có thể khiến bệnh tái đi tái lại.
    [​IMG]

    Bé bị chàm sữa tái đi tái lại do nhiều nguyên nhân khác nhau​

    3. Cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh dứt điểm
    3.1. Dùng kem trị chàm sữa
    Một số loại kem trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh được đánh giá cao là:
    • Kem dưỡng ẩm cho bé CeraVe Baby Moisturizing Cream
    Sản phẩm với thành phần Ceramides – lipid giúp tạo hàng rào bảo vệ cho làn da, đồng thời giữ ẩm da mềm mại. Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và có khả năng hấp thụ nhanh vào da, hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả.
    • Kem trị chàm sữa Aveeno Eczema Therapy
    Sản phẩm có thành phần chính là bột yến mạch lành tính, giúp giảm nhanh những cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da bé, cải thiện tình trạng da nổi đỏ và thô ráp. Ngoài ra còn giúp tăng cường và phục hồi chức năng của làn da. Kem thẩm thấu nhanh và không hề gây nhờn rít, bết dính trên da bé.
    • Kem Babyganics Eczema Care Skin Protectant Cream
    Kem là sự kết hợp của các thành phần nguyên liệu dầu hạt hydrat và bột yến mạch keo an toàn và lành tính với da bé, giúp làm mềm da và giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy của chàm sữa, cho bé thoải mái hơn.
    3.2. Một số phương pháp dân gian trị chàm sữa mức độ nhẹ
    Cha mẹ có thể tham khảo sử dụng một số loại lá, nguyên liệu dân gian như: dầu dừa, trà xanh, lá trầu không, khoai tây, lá húng lủi…là cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh.
    Khi thực hiện, mẹ cần đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch hoàn toàn và không còn tồn dư tạp chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật gây nhiễm trùng da bé. Mẹ có thể thử bôi nguyên liệu lên 1 vùng da nhỏ trước, nếu da bé an toàn thì có thể dùng để trị chàm sữa cho bé.
    Cụ thể cách làm như sau:
    • Dùng dầu dừa: Để chữa chàm sữa bằng dầu dừa, mẹ thoa dầu dừa lên vết chàm sữa trên da bé, để yên khoảng 10-15 phút rồi dùng khăn mềm lau khô da bé.
    [​IMG]

    Dầu dừa giúp hỗ trợ điều trị chàm sữa​
    • Dùng trà xanh: lá trà xanh mẹ rửa sạch, đun sôi cùng nước khoảng 5-10 phút. Sau đó để nước nguội đến nhiệt độ vừa phải, dùng để lau lên những vết chàm sữa trên da bé.
    • Dùng lá trầu không: lá trầu không mẹ đem rửa sạch, vò nát rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5-10 phút. Mẹ pha nước trầu không cùng nước lạnh để nước ấm vừa phải, dùng để tắm cho bé.
    • Dùng khoai tây: mẹ gọt vỏ khoai tây, rửa sạch và đun sôi khoảng 1 phút để khử trùng. Sau đó cắt thành lát mỏng, xay nhuyễn dùng để đắp lên vết chàm sữa trên da bé. Để khoảng 30 phút thì rửa sạch với nước và lau khô da bé.
    • Dùng lá húng lủi: mẹ đem lá húng lủi rửa sạch, ngâm qua với nước muối loãng và giã nát, chắt lấy phần nước cốt. Dùng khăn sạch thấm phần nước cốt lên vùng da bị chàm sữa. Để khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch lại với nước và thấm khô da bé.
    • Dùng sữa mẹ: mẹ vệ sinh da bé sạch sẽ rồi thoa một vài giọt sữa mẹ lên vết chàm sữa, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày giúp bệnh nhanh khỏi.
    • Dùng rau sam: mẹ chuẩn bị rau sam tươi đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn và đắp lên vết chàm sữa trên da bé. Dùng gạc sạch để băng lại, để yên một lúc thì mẹ rửa sạch lại cho bé.
    • Dùng khổ qua và lá kinh giới: mẹ chuẩn bị 2 nguyên liệu đem rửa sạch, cắt nhỏ và đem xay nhuyễn, chắt lấy phần nước cốt. Dùng nước cốt này hòa cùng nước ấm để tắm cho bé.
    3.3. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
    Trường hợp cha mẹ nhận thấy những biểu hiện nhiễm trùng trên da bé như: vết chàm sữa sưng tấy, mưng mủ, lở loét, bé bị sốt hoặc ớn lạnh…cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
    Một số loại thuốc các bác sĩ có thể kê đơn:
    • Corticosteroid tại chỗ
    • Thuốc kháng histamin
    • Thuốc kháng sinh, kháng vi rút hoặc thuốc chống nấm, chống nhiễm trùng
    • Thuốc uống ức chế hệ thống miễn dịch
    • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ – thuốc không steroid kiểm soát viêm.
    4. Cách chăm sóc giúp trẻ sơ sinh bị chàm sữa nhanh lành bệnh
    4.1. Chế độ dinh dưỡng
    Đối với bé còn bú mẹ mà bé bị chàm sữa, mẹ cần lưu ý kiêng một số loại thực phẩm như:
    • Thực phẩm giàu chất tanh: tôm, cua, cá, tảo…vì chúng dễ gây kích ứng.
    • Thực phẩm giàu chất béo như thịt mỡ, thức ăn chiên xào…là những loại thực phẩm dễ gây kích hoạt cơ địa dị ứng khiến chàm sữa nặng thêm.
    • Thực phẩm tính cay: ớt, tiêu…vì chúng kích thích hệ tiêu hóa, gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi, làm tình trạng chàm sữa trên da bé càng trầm trọng.
    4.2. Vệ sinh cơ thể bé
    • Giữ cơ thể bé luôn mát mẻ và da bé luôn khô thoáng.
    • Mẹ không dùng sữa tắm người lớn để dùng cho con vì chúng chứa chất tẩy mạnh.
    • Nên dùng nước ấm hoặc một số loại lá tự nhiên (cần đảm bảo nguyên liệu sạch) để tắm cho bé.
    [​IMG]

    Mẹ vệ sinh da bé giúp hỗ trợ điều trị chàm sữa​
    • Tránh để bé dùng tay cào gãi lên da.
    • Lựa chọn quần áo mềm mỏng, dễ chịu mặc cho bé. Mẹ tránh mặc cho con những quần áo từ chất liệu len hoặc sợi tổng hợp vì chúng không thấm hút mồ hôi và còn gây bít tắc lỗ chân lông trên da bé.
    4.3. Môi trường xung quanh
    • Giữ nhiệt độ phòng bé và không gian sống của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát với nhiệt độ, độ ẩm phù hợp.
    • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường ngủ của bé.
    • Tránh để bé tiếp xúc với những vật nuôi trong nhà như chó, mèo…
    5. Những điểm cần lưu ý khi điều trị chàm sữa cho bé
    • Trừ trường hợp bé bị bội nhiễm thì cha mẹ không được sử dụng kháng sinh liều cao để điều trị cho con. Khi dùng kháng sinh, cha mẹ cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
    • Đối với trường hợp vết thương trên da bé nổi đỏ hoặc tiết dịch, mẹ có thể dùng thuốc sát trùng dịu nhẹ điều trị cho con.
    • Không tùy tiện sử dụng corticosteroid bôi da bé vì có thể gây teo da, mất màu da, suy tuyến thận rất nguy hiểm.
    • Khi dùng bất kỳ sản phẩm thuốc nào cho con, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
    6. Phân biệt chàm sữa với một số bệnh ngoài da khác ở trẻ sơ sinh
    Chàm sữa và các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:
    • Chàm sữa: Da bé xuất hiện những đám mẩn đỏ, sau đó hình thành mụn nước, mụn nước rịn nước, chảy dịch và đóng vảy gây bong tróc da. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé quấy khóc mệt mỏi.
    • Nẻ da: Da bé khô ráp, ửng hồng và bong tróc nhẹ, da không bị tổn thương và không gây ngứa.
    • Mụn sữa: Da bé xuất hiện những nốt nhỏ li ti màu trắng như hạt gạo ở những vùng da như trán, 2 má, cánh mũi, lưng, ngực và cả tay chân.
    • Rôm sảy: Da bé bị rôm sảy xuất hiện những đám mụn nước nhỏ li ti khiến da ửng đỏ, da bé bị tổn thương gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng bệnh nặng hơn có thể lan ra toàn thân người bé.
    • Viêm da cơ địa: Ban đầu, bệnh viêm da ở trẻ em sẽ biểu hiện: da bé sẽ xuất hiện những mụn nước và nổi ban đỏ, sau đó da đóng vảy, gây ngứa ngáy và khiến trẻ thường dùng tay cào gãi, tại khu vực da có sắc tố sẫm màu hơn.
    Trên đây là cách trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh và chăm sóc giúp trẻ mau lành bệnh để cha mẹ tham khảo. Hy vọng các mẹ sẽ biết hướng điều trị cho trẻ nhanh chóng và dứt điểm!

    Nguồn: https://biohoneybaby.com/cach-tri-cham-sua-cho-tre-so-sinh-va-cham-soc-giup-tre-mau-lanh-benh/
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi baole567567
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Thiết bị vệ sinh nhập khẩu Hàn Quốc

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,435
    Đã được thích:
    930
    Điểm thành tích:
    823
    Gần như bé nào cũng hay bị hiện tượng này. chỉ cần điều trị cho bé đúng cách thì không sao hết.
     

Chia sẻ trang này