Cách Trị Táo Bón Tại Nhà – Áp Dụng Ngay 5 Nguyên Tắc

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 20/9/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Táo bón được định nghĩa là tình trạng đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần, phân thường cứng, khô, khó đẩy ra ngoài kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu trong mỗi lần đi. Đây là tình trạng rất phổ biến ngày nay. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể áp dụng các cách trị táo bón tại nhà như thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống, sử dụng thêm các thuốc không kê đơn… Để biết chi tiết hơn về các phương pháp này, mời các bạn tìm hiểu bài viết sau:

    [​IMG]
    1. Phân loại mức độ táo bón:
    Táo bón được chia làm 2 loại, táo bón nguyên phát và táo bón thứ phát:

    * Táo bón nguyên phát lại chia thành 2 nhóm: táo bón chức năng và táo bón thực thể.

    • Táo bón chức năng: là tình trạng bệnh nhân khó đi tiêu hoặc không thể đi, mặc dù không có tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa. thường có liên quan đến không đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học (ăn ít chất xơ và bổ sung không đủ nước), nhịn đại tiện, stress, ngồi nhiều, lười vận động,….
    • Táo bón thực thể: là hậu quả do tổn thương bẩm sinh ở đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh. Các bệnh lý thường gây táo bón thực thể như: phình đại tràng bẩm sinh, bán tắc ruột, hẹp đại tràng, bại não, suy giáp…
    Trong đó, táo bón chức năng là dạng phổ biến nhất.
    *Táo bón thứ phát: thường liên quan đến những rối loạn chuyển hóa (tăng canxi huyết), sau sử dụng thuốc (thuốc chẹn kênh calci, thuốc kích thích thụ thể opioid), tung thư đại tràng, viêm tuyến tiền liệt, rối loạn thần kinh, …

    1.1 Tiêu chuẩn Rome IV để chuẩn đoán táo bón chức năng:
    Táo bón chức năng phải có ≥ 2 điều sau đây với hơn 1/4 (25%) số lần đại tiện.

    • Căng thẳng khi đi tiêu.
    • Phân vón cục hoặc cứng (dạng 1 hoặc 2 trên Thang phân dạng Bristol)
    • Cảm giác đi ngoài không hết phân
    • Cảm giác tắc / nghẽn hậu môn trực tràng, cần phải rặn rất nhiều khi đi đại tiện
    • Phải thực hiện các thao tác thủ công để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đại tiện (ví dụ: hỗ trợ sàn chậu)
    [​IMG]

    1.2 Phân loại táo bón chức năng:
    Táo bón chức năng được đánh giá thông qua tốc độ di chuyển của phân qua đường ruột (được phát hiện bằng các chất đánh dấu), với điều kiên ngừng sử dụng thuốc nhuận tràng trước và trong cuộc thử nghiệm. Theo đó, táo bón chức năng có thể chia thành các dạng sau:

    • Nhu động ruột bình thường
    • Nhu động ruột chậm: Ở nhóm bệnh nhân này, các chất đánh dấu di chuyển chậm qua toàn bộ chiều dài của đại tràng.
    • Rối loạn phản xạ cơ vòng hậu môn: Trong trường hợp này, chất đánh dấu đi từ đại tràng tới trực trang với tốc độ bình thường nhưng phân thô, cứng.
    Nói chung, tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Những điều bạn cần nhớ rằng:

    • Trường hợp xử lý tại nhà: Hầu hết tình trạng táo bón gặp phải là do chế độ ăn và lối sống không lành mạnh. Chúng ta có thể tự khắc phục tại nhà khi thấy mình có triệu chứng táo bón.
    • Trường hợp cần tới các trung tâm y tế: Bạn cần tới các trung tâm y tế khi xuất hiện tình trạng rách hoặc chảy máu hậu môn nhiều lần sau khi đại tiện; táo bón không cải thiện (kéo dài hơn 3 tuần) trong khi đã áp dụng các cách trị táo bón tại nhà.
    Táo bón chức năng được chia thành 3 loại: không rối loạn nhu động ruột, nhu động ruột chậm, rối loạn phản xạ cơ vòng hậu môn
    » Xem thêm: Táo bón cơ năng ở trẻ: Nhận biết, phân biệt & xử trí

    2. Các nguyên tắc xử trí táo bón tại nhà
    2.1 Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:
    Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng táo bón. Nó là yếu tố quyết định tình trạng táo bón được cải thiện hay trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, chúng ta cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để đẩy lùi tình trạng này. Trong đó, áp dụng chế độ ăn chứa nhiều chất xơ và uống nhiều nước là những cách hiệu quả giúp phòng ngừa táo bón.

    • Uống nhiều nước hơn:
    [​IMG]

    Nước có vai trò làm mềm phân, giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn. Khi cơ thể thiếu nước, theo cơ chế sinh lý, nước sẽ được hấp thu tối đa ở ruột kết. Điều này khiến cho phân bạn trở nên khô, cứng gây ra tình trạng táo bón. Vì vậy, chúng ta cần uống 6 – 8 cốc nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít nước tùy cân nặng) để giữ cho cơ thể luôn đủ nước.

    Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ, sữa mẹ là nguồn cung cấp nước duy nhất và đầy đủ cho trẻ. Vì vậy, nếu bé đang gặp tình trạng táo bón, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để bé luôn được cung cấp đủ nước. Khi bé trên 6 tháng, tập ăn dặm, tăng cường thức ăn rắn, nhu cầu nước có thể tăng lên. Mẹ cần bổ sung nước cho trẻ qua nước ép trái cây, nước ép rau quả, …

    • Bổ sung nhiều chất xơ:
    Chất xơ vô cùng quan trọng cho quá trình tạo phân và kích thích nhu động ruột. Giúp tăng thể tích phân, phân xốp hơn, dễ dàng đẩy ra ngoài. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung thêm nhiều chất xơ để khắc phục tình trạng táo bón.

    [​IMG]

    Đối với trẻ sơ sinh và trẻ đang ăn dặm:

    Khi bé còn đang trong giai đoạn bú mẹ, việc cần thiết ngay lúc này là thay đổi chế độ ăn của mẹ. Cần tìm ra những thức ăn thích hợp cho mẹ để không gây táo bón cho trẻ.

    Đối với trẻ đang sử dụng sữa công thức, bạn nên xem loại sữa đó có thực sự hợp với con mình hay không. Bởi sữa công thức thường chứa rất nhiều đạm và các dưỡng chất khác nhưng lại thiếu chất xơ. Bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để nhận lời khuyên về loại sữa phù hợp với trẻ táo bón.
    Xem thêm: Cách trị táo bón tại nhà - Áp dụng ngay 5 nguyên tắc (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này