Cách Xông Hơi Giải Cảm Cho Bé Khi Thời Tiết Mưa Lạnh

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Trường Việt Á, 28/12/2017.

  1. Trường Việt Á

    Trường Việt Á Trà Thái Nguyên ngon - Vườn nhà

    Tham gia:
    14/7/2015
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    75
    Điểm thành tích:
    28

    Những ngày này, nhiệt độ miền Bắc đang giảm mạnh, xuất hiện kèm mưa khiến các bé rất dễ bị cảm. Để giúp các bé giải cảm mà không cần phải dùng đến kháng sinh các mẹ có thể tham khảo phương pháp xông hơi giải cảm cho trẻ.


    Xông hơi là phương pháp giải cảm tự nhiên hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em mà không cần phải dùng đến kháng sinh. Với những nguyên liệu rất dễ kiếm, các mẹ đã có thể nấu một nồi nước xông giải cảm cho bé ngay tại nhà. Để có được hiệu quả nhất, các mẹ nên làm theo hướng dẫn sau.

    [​IMG]
    Một số loại lá xông hơi giải cảm

    1. Thời điểm xông hơi giải cảm cho bé

    Ngay khi bé có dấu hiệu cảm cúm, cơ thể bị nhiễm nước, hắt hơi, sổ mũi khiến cơ thể có cảm gaics mệt mỏi, sợ gió, sợ lạnh kèm theo sốt mà không ra mồ hôi, thì khi đó bạn nên tiến hành biện pháp xông hơi tự nhiên cho bé.

    2. Nguyên liệu xông hơi là gì?

    Để xông hơi giải cảm thì nguyên liệu rất đơn giản. Các mẹ có thể sử dụng một số loại lá cây – thảo dược còn tươi, nấu sôi để xông. Mỗi một loại lá có những tác dụng khác nhau, như:

    -Tác dụng hạ nhiệt: lá tre, lá duối…

    -Tác dụng kháng khuẩn như: hành, lá tỏi, lá đu đủ, ngải cứu…

    -Các loại lá có chứa tinh dầu: lá sả, chanh, bưởi, khuynh diệp; bạc hà; lá trầu…

    Tùy theo điều kiện từng nơi mà các mẹ có thể kết hợp nhiều loại lá khác nhau , hoặc dùng những loại khác thay thế để có một nồi nước lá xông hơi hiệu quả.

    3. Cách nấu lá xông hơi cho bé

    Sau khi đã chuẩn bị được nguyên liệu xông hơi phù hợp, các mẹ tiến hành rửa sạch và nấu nồi nước xông.

    Lấy 2/3 nước vào nồi và cho lá có tác dụng hạ nhiệt vào để đun trước; lúc nước gần sôi thì bỏ lá có tác dụng kháng khuẩn vào cùng, sau đó là bỏ lá chứa tinh dầu vào.

    Không nên cho tất cả các loại lá vào nấu cùng ngay vì tinh dầu rất dễ bị bay hơi, nếu cho vào nấu cùng thì sẽ làm giảm tác dụng điều trị. Khi đun, lưu ý cần canh lửa vừa phải, đậy nắp kín, khi nước sôi từ 2-3 phút thì bắc xuống và tiến hành xông ngay.

    4. Xông hơi đúng cách

    Khi thấy nồi nước xông chuẩn bị sôi thì các mẹ cho bé cởi bỏ hết quần áo bên ngoài, ngồi trên một mặt phẳng, ngẩng cao đầu , nghiêng sang một bên tránh hơi nước nóng phả thẳng vào mặt; các mẹ đặt nồi nước xông trước mặt bé rồi trùm chăn kín và từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra bên ngoài, sao cho hơi nóng ở mức bé chịu đựng được; người xông hít thở sâu để hương tinh dầu đi vào phế nang cơ thể.

    [​IMG]
    Cách xông hơi giải cảm cho trẻ em

    Thời gian xông hơi từ 10- 15 phút. Sau khi mở chăn ra thì lau sạch mồ hôi bằng khăn khô, cho cơ thể khô rồi mặc quần áo sạch (không mặc lại đồ cũ vừa thay).

    Sau khi xông xong, các mẹ nên cho bé ăn một bát cháo cho thêm hành, lá tía tô, tiêu để giúp giải cảm tốt hơn.

    Cần lưu ý phương pháp xông hơi giải cảm này chỉ được áp dụng với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, vì vậy các mẹ cần chú ý, tránh để xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

    Nguồn: http://xonghoi.info/huong-dan-cac-me-cach-xong-hoi-giai-cam-cho-tre-nho.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Trường Việt Á
    Đang tải...


Chia sẻ trang này