Trẻ nhỏ thường hiếu động, hay nô đùa nên sẽ dễ bất cẩn nghịch vào bô xe máy còn nóng, dẫn đến bị bỏng. Trong trường hợp này, nếu mẹ không xử lý kịp thời sẽ để lại vết thương nghiêm trọng, thậm chí là nhiễm trùng. Bài viết dưới đây, thang máy Đông Đô sẽ giúp các mẹ tìm hiểu về "Cách xử lý bỏng bô ở trẻ nhanh và không để lại sẹo" 1. Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng bô Bước 1: Loại bỏ quần áo Khi phát hiện trẻ bị bỏng, mẹ hãy loại bỏ ngay quần áo vùng bị bỏng (nếu có) vì quần áo có tính năng giữ nhiệt nên sẽ khiến vết thương lan rộng. Bước 2: Làm mát Tiếp theo, mẹ cần nhanh chóng ngâm vết bỏng của bé vào nước để giảm nóng rát cho trẻ. Nếu trong trường hợp không có nguồn nước, mẹ có thể nhanh chóng mua nước đóng chai để đổ lên vết bỏng giúp hạ nhiệt cho trẻ. Bước 3: Làm sạch vết bẩn Bước tiếp theo mẹ nên rửa lại vết thương với nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hay dung dịch Povidine (cồn đỏ) 10%. Tuyệt đối không được dùng cồn hay ô xy già để rửa vết thương. Bước 4: Chăm sóc vết thương Đối với những vết bỏng nhẹ thì các mẹ không cần phải băng bó xung quanh để cho vùng da bị bỏng được thông thoáng, vết bẩn mau hồi phục hơn Các vết bỏng bị nặng hơn thì các mẹ nên mua băng gạt để băng bó, che phủ vết bỏng. Lưu ý không nên băng quá chặt và quá nhiều lớp để tránh gây sừng hóa các tế bào da non. 2. Những lưu ý trong quá trình xử lí vết bỏng cho trẻ - Các mẹ tuyệt đối không được bôi bột nghệ hoặc các loại chiết xuất thiên nhiên khác để chữa bỏng hoặc sẹo vì sẽ có khả năng bị kích ứng da - Trong quá trình hồi phục vết thương, mẹ không nên cho trẻ ăn trứng vì nó sẽ để lại sẹo loang. Kiêng ăn rau muống và hải sản` để tránh vết thương bị mưng mủ - Kiêng ăn đồ nếp, thịt gà vì sẽ khiến vết thương lâu lành Mong rằng những chia sẻ bên trên của thang máy Đông Đô sẽ giúp các mẹ có thêm những kinh nghiệm để bình tĩnh xử lí vết thương cho trẻ!