Cách Xử Lý Khi Bị #tiểu_đường_thai_kỳ, Mẹ Bầu Nên Tham Khảo Ngay

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM, 12/4/2023.

  1. HUYENMY-BNCMEDIPHARM

    HUYENMY-BNCMEDIPHARM Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/11/2021
    Bài viết:
    610
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mang thai từ tuần thứ 20 trở đi, bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tố hoặc cơ thể bạn không thể tổng hợp được insulin. Tiểu đường có ảnh hưởng như nào đến bé là “trăn trở” hàng đầu của mẹ khi nghe tin mình gặp phải tình trạng này. Dù tình trạng này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nhưng mẹ đừng quá lo. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho các mẹ và đưa ra những giải pháp an toàn, hiệu quả nhất để các mẹ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

    [​IMG]

    I. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào với thai nhi?

    - Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sao không? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp.

    - Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị cao huyết, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu. Đối với bé, tác hại của tiểu đường thai kỳ có thể nghiêm trọng bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Cơ thể bé có thể dự trữ lượng đường dư thừa dưới dạng mỡ khiến thai to hơn bình thường:

    1. Thai tăng trưởng quá mức

    - Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ con có thể nặng cân. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…

    2. Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

    - Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.

    3. Suy hô hấp

    - Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.

    4. Tăng hồng cầu

    - Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

    5. Vàng da sơ sinh

    - Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

    6. Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài khác

    - Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động.

    II. Nếu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

    >>> Xem tiếp: Cách xử lý khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên tham khảo ngay
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HUYENMY-BNCMEDIPHARM
    Đang tải...


  2. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2021
    Bài viết:
    871
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    bị tiểu đường thai kỳ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, với đi khám định kỳ thường xuyên nhé các mom
     

Chia sẻ trang này