Cách xử trí hóc đường thở ở trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi dongdong_245, 14/7/2012.

  1. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Bé bị hóc thường do người chăm sóc trẻ cho bé bú, ăn không đúng cách hoặc trẻ vô tình hít phải các vật nhỏ, hạt trái cây. Vậy lúc đó người lớn phải làm gì?

    Thông thường gia đình sẽ rất hốt hoảng khi bé có biểu hiện ho sặc sụa, khó thở, tím tái. Người nhà thường vội vàng móc họng bé hoặc chở bé đi cấp cứu mà không thực hiện biện pháp sơ cứu nào. Điều này rất nguy hiểm vì có thể làm dị vật rơi sâu thêm, trẻ có thể bịngạt và tử vong trong vòng vài phút nếu không được sơ cứu kịp thời. Trong khi đó biện pháp sơ cứu lại rất đơn giản có thể kịp thời cứu nguy cho trẻ.

    Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Hữu Nhân, Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ hướng dẫn cho gia đình và người chăm sóc trẻ các biện pháp sơ cứu khi bé bị hóc đường thở.


    [​IMG]
    Triệu chứng hóc đường thở:

    - Cần nghi ngờ bé bị hóc đường thở khi bé đột nhiên xuất hiện các triệu chứng: ho sặc sụa, tím tái, khó thở.

    - Tiến hành biện pháp sơ cứu khi bé tím tái, không thở, không khóc hoặc khóc yếu.

    Sơ cứu:

    Phương pháp vỗ lưng ấn ngực: dùng cho trẻ dưới 2 tuổi

    - Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay trái.
    - Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào khoảng giữa 2 bả vai.

    - Sau đó đặt trẻ nằm trên nền cứng, nếu thấy trẻ vẫn còn khó thở, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm.

    - Lặp lại khoảng 5-6 lần nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài.

    Đặt trẻ trên nền cứng

    Nếu thấy trẻ vẫn còn khó thở, dùng 2 ngón tay trái ấn mạnh 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng 1-2 cm

    Thủ thuật Heimlich: dùng cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn

    * Trẻ còn tỉnh:

    - Đứng sau lưng trẻ, vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng trẻ.

    - Nắm chặt một bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn, đặt bàn tay còn lại lên.

    - Ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh.

    - Lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

    * Trẻ hôn mê:

    - Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ.

    - Đặt gót lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

    - Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.

    - Lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật được tống ra khỏi đường thở.

    Nếu bé ngưng thở, thổi ngạt 2 cái chậm trước và xen kẽ thổi ngạt với việc làm thủ thuật Heimlich hay vỗ lưng ấn ngực cho tới khi bé thở lại được.

    Sau sơ cứu: Nên đưa người bị nạn đến cơ sở y tế để kiểm tra.

    Chúc các mẹ chăm sóc tốt cho con yêu nhé!
    me va be
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dongdong_245
    Đang tải...


  2. thuydung138

    thuydung138 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    12/6/2012
    Bài viết:
    2,528
    Đã được thích:
    363
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Cách xử trí hóc đường thở ở trẻ nhỏ

    Mình phải lưu bài này vào mới được, nhiều trường hợp trẻ tử vong vì sặc quá rồi!
     
  3. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Những rối nhiễu về hành vi ăn uống của trẻ

    Tất cả những hiện tượng như trẻ không chịu ăn, kén ăn một cách quá đáng, háu ăn (ăn quá nhiều), hay ăn bậy – ăn uống không giống ai (ăn cả những thứ mà người ta coi là không ăn được) đều có thể gọi là rối nhiễu về hành vi ăn uống khi chúng thường xuyên xuất hiện ở trẻ.
    Chứng ăn không ngon và biếng ăn
    Ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, có những trẻ có sức khỏe hoàn toàn bình thường nhưng lại rất khó chịu khi uống hết bình sữa và có thể nôn ra nếu người lớn ép. Người lớn chỉ cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn và không ép trẻ ăn thêm nữa thì tình trạng này sẽ chấm dứt.
    Nhưng với trẻ trên 6 tháng tuổi thì nguyên nhân biếng ăn của trẻ khác nhiều so với giai đoạn trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn của trẻ tuổi này có thể là do trẻ cảm thấy lo âu, căng thẳng hoặc cũng có thể là do mối quan hệ giữa bố mẹ và con có vấn đề. Chẳng hạn bố mẹ xích mích, người mẹ rất buồn và trẻ có thể cảm nhận được điều đó; bố mẹ không quan tâm trẻ vì trẻ là đứa con không mong muốn… Cũng có thể là do thức ăn mới không phù hợp và trẻ không thích ăn cho nên dần dần trẻ biếng ăn.
    Ngoài ra việc cha mẹ quan tâm lo lắng quá mức về chế độ ăn uống đối với trẻ; sử dụng thức ăn như một cách thể hiện tình thương, nhồi nhét thức ăn, cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn để kéo dài sự quan tâm của cha mẹ đối với trẻ.
    Để giải quyết tình trạng này tốt nhất là cha mẹ nên thay đổi quan điểm chăm sóc con cái: không nên ép buộc trẻ ăn uống quá mức, và cũng không nên thay đổi thức ăn mới một cách đột ngột. Cho trẻ ăn uống đúng giờ, không nên cho trẻ ăn vặt khiến đến bữa chính trẻ không ăn được. Đặc biệt, cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề cảm xúc của trẻ.

    Chứng háu ăn, phàm ăn
    Trẻ mắc chứng này luôn bận tâm đến việc ăn uống, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc ăn.
    Ăn uống quá mức là vấn đề nghiêm trọng hơn cả vấn đề không chịu ăn hay biếng ăn ở chỗ nó có thể dẫn đến bệnh béo phì. Điều này không những không tốt cho sức khỏe của trẻ mà còn liên quan đến vấn đề tình thần của trẻ nữa. Khi bị bạn bè chế giễu, trêu chọc trẻ sẽ cảm thấy mặc cảm và tự ti về hình thể của mình.
    Nguyên nhân dẫn đến chứng này ở trẻ có thể là do:
    - Cha mẹ của trẻ tạo cho trẻ chế độ ăn uống không khoa học, không hợp lý.
    - Hoặc do xung đột trong gia đình, trẻ cảm thấy mình thiếu tình thương, hay khó khăn trong học tập. Vì thế, trẻ dùng một lượng thức ăn để bù trừ cho sự hụt hẫng về tâm lý.
    - Đôi khi có những người cha, mẹ quan tâm đến con quá mức, hoặc tự có cảm giác có lỗi với con nên tìm cách nhồi nhét cho con ăn đề bù đắp lại việc mình không dành đủ tình yêu thương cho con.
    Để phòng tránh chứng ăn quá mức ở trẻ thì cha mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ: ăn đúng giờ, đủ chất, không ăn vặt, giảm tinh bột, ăn nhiều hoa quả và dành nhiều thời gian cho trẻ vận động… Cần quan tâm đúng mức đến trẻ, đồng thời nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thể có những lời khuyên về chế độ ăn uống khoa học cho trẻ; cùng bác sĩ có thể tìm ra được những nguyên nhân tâm lý tiềm ẩn bên trong trẻ, giúp trẻ giải toả, khắc phục chứng phàm ăn.
    Chứng ăn bậy
    Trước 1 tuổi, trẻ có khuynh hướng đưa tất cả những vật lên miệng khi những vật này gần tầm tay trẻ và trẻ có thể với được. Khuynh hướng này chỉ mang tính chất sinh lý và nó sẽ mất đi khi trẻ được 1 tuổi. Nó không phải là bệnh lý.
    Nhưng từ 1 tuổi trở đi, trẻ sẽ mắc chứng ăn bậy nếu trẻ không những cho vào mồm những vật (được coi là không ăn được) ở trong tầm tay trẻ mà còn nuốt chúng một cách ngon lành, Chẳng hạn như: đất, sỏi, phấn, sơn, quần áo, đầu lọc thuốc lá, thậm chí cả phân nữa…
    Nguồn gốc của chứng này vẫn chưa rõ ràng. Một số là do rối loạn tâm lý, hoặc do trẻ quá phàm ăn. Vì vậy, với trẻ có chứng ăn bậy, phải đưa trẻ đi khám bác sĩ về mặt y học. Đồng thời cũng phải có nghiên cứu tỉ mỉ về đời sống tình cảm của từng đứa trẻ để có liệu pháp chữa trị cần thiết. Đây là công việc của bác sĩ tâm lý. Thông thường chứng ăn bậy này sẽ mất lúc trẻ từ 4 – 5 tuổi. Nếu bệnh vẫn kéo dài sau khi trẻ được 4 – 5 tuổi thì bác sĩ tâm lý cần phải nghiên cứu cấu trúc bệnh lý về nhân cách của trẻ.
    Me va Be
     
  4. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Trẻ bị dằm, chảy máu, đứt tay và trầy da cần được sơ cứu như thế nào?

    Việc sơ cấp cứu cho trẻ trong trường hợp bị dằm, bị đứt tay, bị va quệt hay ngã, chảy máu… thực tế là rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết thực hiện cho đúng cách.
    Trẻ bị các vật lạ cắm vào vết thương
    Khi bé bị ngã có thể sẽ bị một vết cắt đứt da, gây chảy máu. Những hạt cát, đất bám vào có thể lau rửa dễ dàng. Song, nếu trẻ bị các vật cứng cắm vào, bạn có thể chữa trị theo chỉ dẫn sau:
    Việc cần làm
    - Nếu vết thương của con bạn chảy máu trầm trọng, bạn hãy nâng phần bị thương lên cao hơn mức tim bé và ấn mạnh xung quanh vật cắm vào vết thương, chứ không ấn trực tiếp lên đó. Đừng cố kéo vật lạ đã đâm sâu vào vết thương ra, vì làm như vậy sẽ khiến máu càng chảy nhiều hơn.
    - Đặt miếng gạc lên vết thương và cả vật cắm để giảm tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
    - Dùng những cuộn băng, làm thành những miếng lót đệm cao ngang bằng với vật cắm vào vết thương.
    - Giữ chặt các miếng lót đệm, bằng cách lấy băng băng lại. Hãy cẩn thận, đừng ấn mạnh lên vật cắm vào vết thương.
    - Đưa con bạn đến bệnh viện ngay sau khi sơ cứu.
    [​IMG]
    Cha mẹ cần biết cách sơ cứu cho trẻ bị dằm, chảy máu, đứt tay và trầy da
    Đứt da và trầy da
    Đứt da và trầy da thường gặp trong suốt thời kì thơ ấu, hầu như bạn có thể chữa trị các vết thương kiểu này ở nhà.
    Cấp cứu: Hãy đưa con bạn đi cấp cứu ngay sau khi sơ cứu, nếu con bạn bị:
    - Vết đứt da rộng và sâu.
    - Vết đứt da có mép hình răng cưa và cách xa nhau.
    - Vết thương thành lỗ, gây ra bởi các vật như đinh rỉ hoặc răng thú.
    Các việc cần làm:
    - Trước tiên, bạn nên rửa tay thật sạch. Làm sạch vết thương bằng cách, để dưới dòng nước sạch hoặc lau nhẹ xung quanh vết thương bằng gạc tiệt trùng sẵn hoặc bông gòn nhúng vào nước nóng ấm. Sử dụng miếng gạc mới cho mỗi lần lau chùi. Không nên cố lấy bất kì vật gì đã cắm vào vết thương ra. Nếu trẻ bị thú vật cắn, hãy rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng.
    - Nếu vết đứt da còn chảy máu sau 5 phút, bạn hãy ấn một tấm gạc đệm, một chiếc khăn tay lên vết thương trong vài phút.
    - Hãy đặt một miếng băng keo hay một miếng gạc lên trên để che và giữ sạch vết thương. Không nên thoa bất kì loại thuốc mỡ sát trùng nào lên vết thương.
    - Hãy che đậy vết thương bằng băng gạc, có băng dán cố định cho đến khi vết thương lành hẳn. Điều này giúp cho vùng bị thương giữ được độ ẩm và giúp cho vết thương chóng lành. Hãy thay băng mỗi ngày, chú ý ngâm nước trước khi tháo băng để gỡ băng keo cho dễ.
    Trẻ bị gai và mảnh dằm đâm vào da thịt
    Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu:
    - Vùng da quanh chỗ dằm đâm vào trở nên tấy đỏ, sưng lên hoặc chạm vào là bé đau mãi cho tới 48 giờ sau.
    - Cái dằm lớn hoặc làm bé đau, bạn không thể nào lấy nó ra được.
    - Cái dằm đâm vào da thịt bé làm bằng thuỷ tinh hoặc kim loại.
    Việc cần làm
    - Nếu đầu của cái dằm ló ra ngoài, bạn hãy hơ lửa tiệt trùng một cặp nhíp, rồi dùng cái nhíp ấy kéo nhẹ cái dằm ra ngoài. Sau đó, rửa sạch toàn bộ vùng da bằng xà phòng và nước.
    - Nếu không thấy đầu của cái dằm lòi ra ngoài, nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy cái dằm, có nghĩa là cái dằm chỉ nằm ngay dưới lớp da. Bạn hãy hơ lửa tiệt trùng một cây kim, chờ cho kim nguội, rồi từ từ chọc kim vào da trẻ, từ phần cái dằm đâm vào da, nhẹ nhàng tách phần da dọc theo cái dằm. Cẩn thận nâng đầu cái dằm lên bằng đầu kim và kéo ra bằng nhíp, sau đó rửa kĩ vùng bị dằm đâm bằng xà phòng và nước.
    Chảy máu nặng
    Nếu máu phun ra từ một vết thương hay chảy máu liên tục quá 5 phút, bạn hãy cố gắng ngăn dòng chảy để máu đông lại.
    Việc cần làm:
    - Nâng phần bị thương lên cao hơn tim của bé để giảm lượng máu chảy ngang qua vết thương. Bạn hãy tìm xem có những vật gì cắm vào vết thương, nếu có, bạn hãy chữa trị cho trẻ theo cách sau đây:
    - Cho trẻ nằm xuống. Đặt lên vết thương một miếng vải sạch, không tưa sợi, tốt nhất nên dùng khăn tay sạch, ấn mạnh lên chỗ ấy trong khoảng 10 phút. Nếu không có sẵn miếng vải sạch nào, hãy dùng ngón tay sạch của bạn ấn và kéo cho hai mép vết cắt dính lại với nhau.
    - Cứ để nguyên miếng vải ban đầu tại chỗ và buộc chặt một miếng đệm hay gạc sạch, sao cho sức ép được duy trì. Nếu miếng này đã thấm máu, bạn đừng bỏ nó đi, chỉ quấn thêm một miếng gạc nữa lên trên, để luôn luôn duy trì sức ép.
    Me & Be
     
  5. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Có nên tắm khi trẻ bị sốt?

    Khi bé bị sốt, dù với bất kỳ lý do gì đi nữa như sốt sau tiêm phòng, sốt do viêm họng, mọc răng, sốt do virus cũng khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Một trong những câu hỏi được đặt ra là có nên tắm cho trẻ khi bị sốt?
    Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?
    Theo quan niệm dân gian, không bao giờ được tắm cho trẻ khi trẻ đang bị sốt. Điều này hoàn toàn không có cơ sở. Khi bé bị sốt, bạn vẫn có thể tắm cho bé, điều này thậm chí còn giúp bé hạ sốt một cách nhanh chóng.

    Tắm thế nào cho đúng?

    Điều quan trọng là bạn tắm cho bé đúng kỹ thuật.

    Khi bé sốt, bạn hãy cặp nhiệt độ cho trẻ, sau đó đóng hết các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Nhiệt độ của nước tắm phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ 2 độ và trong quá trình tắm bạn cũng phải đảm bảo được điều này. Nếu lạnh quá bé sẽ bị sốc nhiệt. Ví dụ nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ. Bạn có thể tắm từ đầu trở xuống và tắm trong khoảng 5 phút. Sau rồi hãy lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.

    Lúc này bạn sẽ nhận thấy trẻ bị đổ mồ hôi nhiều và đó chính là hiệu quả của việc tắm khi sốt. Nhiệt độ cơ thể trẻ lúc này sẽ thấp hơn khoảng 2 độ. Lặp lại tắm cho trẻ 1 ngày/ lần và thực hiện tắm cho trẻ tốt nhất vào buổi chiều cho đến khi cơn sốt ở trẻ chấm dứt.

    [​IMG]
    Khi trẻ bị sốt cần cặp nhiệt độ thường xuyên để theo dõi thân nhiệt


    Một số mẹo nhỏ hạ sốt cho bé hiệu quả:

    Dùng cây cỏ nhọ nồi:

    Cỏ nhọ nồi ngâm rửa sạch, sau đó ngâm lại bằng nước muối đun sôi để nguội rồi vớt ra cho vào cối sạch giã nát. Lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 50ml. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể đun sôi lên để nguội rồi mới cho bé uống cho yên tâm hơn. Bã nhọ nồi có thể cho vào khăn xô để lau người cho bé, lau nhiều nhất ở vùng trán, nách, bẹn và gan bàn chân.

    Lau người cho bé:

    Đưa bé vào nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo và dùng khăn ấm lau người cho bé, nhất là các bộ phận nách, hạch, bẹn… Không nên đặt bé nằm ở nơi quá nóng. Cho bé ăn đồ ăn lỏng hơn ngày thường để dễ tiêu và uống các loại nước như orezol, nước chanh, nước cam. Không chườm cho bé bằng nước lạnh, nước đá, cũng không được xoa dầu gió cho bé.

    Nếu các cách trên vẫn không thể hạ sốt cho trẻ thì bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo sự tư vấn của bác sĩ, tránh tình trạng để bé sốt quá cao dẫn đến co giật, ảnh hưởng đến não của bé.
    ME & Be
     
  6. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹo chăm sóc bé từ... thiên nhiên !

    Khi bé mắc những bệnh thông thường như cảm cúm, ho, ngứa da, sốt… bạn hãy tận dụng những bài thuốc từ hoa trái thiên nhiên thay vì cho bé uống thuốc tây. Chúng vừa dễ tìm, bé mau khỏi bệnh lại không lo bị dị ứng hay quá liều.
    5 thói quen xấu có hại khi chăm sóc bé
    Lưu ý khi chăm sóc bé sơ sinh
    Chăm sóc bé từ 0 đến 3 tháng tuổi
    - Chữa cảm cúm với củ hành: Một lát mỏng củ hành tươi giúp bé không bị sung huyết khi mắc bệnh cảm cúm. Bạn có thể để lát hành trong một cái đĩa và đặt gần giường ngủ hay cũi của bé. Chất sulfur của hành có tác dụng loại bỏ nước nhầy và chất lỏng trong cơ thể. Nếu bé bị nghẹt mũi, hành có thể làm loãng nước nhầy mà không gây phản ứng phụ nào.

    - Giảm cơn sốt nhờ trái chanh: Khi bé sốt, bạn hãy cắt một lát chanh mỏng cho vào một chén nước ấm để giữ lại mùi tinh dầu chanh. Sau đó, dùng miếng vải cotton để thấm đều nước chanh lên cơ thể của bé. Cảm giác mát của chanh sẽ làm hạ cơn sốt. Cần lưu ý nước chanh không quá nóng.

    - Bớt ho nhờ cam thảo, bột nghệ: Nếu bé ho khan, bạn hãy đun sôi 1/2 muỗng càphê bột cam thảo với một chén nước từ 2 – 3 phút. Sau đó, rót nước cam thảo vào bình thuỷ để cho bé uống dần, mỗi lần chừng 1 muỗng nhỏ. Nếu bé ho vì cảm lạnh thì nấu 1/2 muỗng càphê bột nghệ với một tách sữa từ 2 – 3 phút. Sau đó, cho thêm 1/2 muỗng càphê đường nâu. Cho bé uống từng ít, lưu ý sữa chỉ cần nóng không cần sôi.

    - Trị táo bón nhờ trái mận khô: Nếu bé đi tiêu khó, hãy bổ sung mận khô vào khẩu phần của bé. Mận khô chứa nhiều thành phần sorbitol, một loại rượu đường có tác dụng nhuận tràng. Nếu bé bị táo bón, hãy chưng cách thuỷ mận khô rồi cắt mỏng trộn chung với bất kỳ thức ăn đặc nào để cho bé ăn. Mận cũng rất thích hợp với món đậu và bông cải đấy.

    - Làm dịu cơn ngứa với yến mạch: Nếu da em bé khô, dễ bị ngứa thì hãy làm dịu cơn ngứa bằng cách tắm bé với bột yến mạch. Làm nhuyễn hạt yến mạch trong máy xay sinh tố hay cái rây đến khi thành bột. Rải một chén bột yến mạch vào nước tắm và khuấy đều. Nước tắm lúc này trắng đục như sữa, cho bé ngâm mình trong nước 15 phút. Sau đó tắm lại bằng nước sạch.

    Me & Be
     
  7. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Mẹo chăm sóc bé từ... thiên nhiên !

    cảm ơn bạn đã có bài viết hay và hữu ích !
     
  8. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo

    Để phòng những biến chứng đáng tiếc như trường hợp tổn thương não do trẻ bị sặc cháo vừa qua, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần biết cách sơ cứu ban đầu để phòng nguy cơ tử vong.
    [​IMG]
    Sặc cháo khi ăn là một tai nạn dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em. Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị dị vật đường thở nói chung và bị sặc cháo nói riêng, cần sơ cứu kịp thời bằng cách áp dụng phương pháp vỗ lưng và ép ngực.

    [​IMG]
    Phương pháp sơ cứu vỗ lưng khi trẻ sặc cháo
    Phương pháp vỗ lưng được thực hiện với người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp. Người sơ cứu vỗ 5 lần vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai.

    Phương pháp ép ngực được thực hiện nếu dị vật chưa thoát ra sau khi dùng phương pháp vỗ lưng. Cần lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp. Xác định vị trí ép ngực trẻ ở dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú. Để tìm vị trí ép ngực chính xác, cần đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Tiếp theo dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vừa phải theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.

    Nên làm xen kẽ 2 phương pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.

    Khi dị vật đường thở vẫn chưa được tống ra, trẻ trở nên bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh. Nếu trẻ nhỏ không thở, không có mạch; cần tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực với phương pháp thổi ngạt 5 lần bằng cách nâng ngửa đầu trẻ, áp miệng trùm kín miệng và mũi của trẻ; thổi hơi vừa phải và quan sát lồng ngực trẻ; sau đó kiểm tra lại. Khi có mạch, có thở thì đặt trẻ về tư thế nằm nghiêng an toàn, tiếp tục theo dõi và chuyển đến cơ sở y tế.

    [​IMG]
    Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực
    Nếu trẻ không thở, không có mạch thì tiến hành thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Đặt trẻ nằm ngửa trên nền phẳng, cứng. Ép tim ngoài lồng ngực tại vị trí dưới điểm giao nhau giữa xương ức và đường ngang qua 2 núm vú; nên đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu từ điểm giao nhau vừa xác định, sau đó rút bớt 1 ngón tay sát điểm giao nhau. Thực hiện với tần số 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt, được gọi là 1 chu kỳ. Làm 5 chu kỳ liên tục, sau đó dừng lại, kiểm tra mạch, nhịp thở của trẻ. Thực hiện liên tục cho đến khi trẻ có dấu hiệu đáp ứng thể hiện như có mạch đập và thở được.

    Cảnh báo nếu trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị dị vật đường thở như sặc cháo khi ăn, cần sơ cứu kịp thời bằng phương pháp vỗ lưng và ép ngực. Nếu thất bại, trẻ bất tỉnh và đi vào hôn mê, phải sơ cứu khẩn cấp bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Trước khi có nhân viên y tế trợ giúp, cộng đồng người dân cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ thuật cần thiết để sơ cứu trong những trường hợp cần thiết.
    Me & Be
     
  9. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Biến chứng viêm xoang ở trẻ em

    Khi mới sinh ra trẻ đã có hai xoang là xoang hàm và xoang sàng. Các xoang khác phát triển theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em cũng có thể bị viêm xoang do vi khuẩn, virut, vi sinh vật… Nếu không được điều trị, viêm xoang có thể gây những biến chứng nặng nề.
    Viêm phế quản mạn tính
    Viêm xoang hàm và xoang sàng thường gây ra biến chứng này. Bệnh nhân không nhức đầu, không ngạt mũi mà đi khám vì ho, khạc ra đờm đôi khi cả máu, sốt nhẹ về chiều, ăn kém ngon. Bệnh đầu tiên nghĩ đến là lao nhưng xét nghiệm đờm, chụp phổi, tốc độ máu lắng, BCG test… đều không có biểu hiện là lao. Tuy nhiên, khám tai mũi họng thấy mủ ở ngách giữa, Xquang thấy xoang mờ.
    Viêm họng mạn tính
    Bệnh nhân kêu đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống họng. Ngoài ra các triệu chứng thường thấy là đầy bụng, ợ hơi, nghẹt thở, đánh trống ngực… Thường chẩn đoán nhầm là đau dạ dày. Khi khám tai mũi họng thấy mủ ở khe giữa, Xquang xoang mờ.
    Nhức đầu
    Đau dây thần kinh sinh ba. Nhức đầu là một triệu chứng của viêm xoang nhưng nhức đầu kéo dài sau khi viêm xoang đã ổn định thì đó là biến chứng. Thường bệnh nhân kêu đau vùng trán lan ra sau gáy. Mỗi khi làm việc thì cơn nhức đầu tăng. Khi bơm thuốc cocain 60% vào xoang bướm thì triệu chứng đau giảm, đó là đau dây thần kinh thứ phát sau viêm xoang.
    Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu
    Bệnh nhân có thể bị viêm xoang cấp hoặc mạn tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có viêm xoang sau. Trong viêm xoang cấp tính thị lực sụt rất nhanh sau đó vài tuần tự nhiên hồi phục. Trong viêm xoang mạn tính thì cả hai mắt đều mờ với các mức độ khác nhau. Bệnh nhân sợ ánh sáng chói, trước mắt như có màng sương che phủ. Có ám điểm trung tâm, không phân biệt được màu sắc rõ ràng. Thị lực và thị trường bị thu hẹp. Khám mũi xoang ít thấy mủ, chỉ thấy ít dịch nhầy chảy từ khe trên ra vòm mũi họng.
    [​IMG]
    Viêm tấy ổ mắt – viêm mí mắt – viêm túi lệ
    Viêm tấy ổ mắt: Ổ mắt bị bao vây bởi các xoang ở phía trong, dưới, trên. Giữa lớp xoang và ổ mắt là lớp xương mỏng nên dễ bị viêm nhiễm từ xoang lan vào. Biến chứng viêm ổ mắt sưng nề thường xuất hiện đột ngột. Bệnh nhân chảy mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sau đó, mi mắt sưng, viêm nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau mắt. Các triệu chứng hết khi điều trị nội khoa.
    Áp-xe mí mắt: Bệnh này là biến chứng của viêm xoang hồi viêm. Ổ áp-xe có thể khu trú ở mi trên (xoang trán, xoang sàng), ở mi dưới (xoang hàm). Mi mắt bị sưng to, nóng, đỏ, đau. Rãnh giữa mi mắt và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp bị viêm đỏ, nề. Nhãn cầu di động bình thường. Khoảng 5 hôm sau túi mủ sẽ vỡ ở phần ba trong của mi mắt.
    Viêm túi lệ: Xương lệ mỏng, có những lỗ thông với xoang sàng nên túi lệ rất dễ bị viêm. Ngoài ra viêm xoang hàm cũng có thể gây viêm túi lệ.
    Triệu chứng biểu hiện là da vùng góc trong của mắt sưng đỏ, lan đến mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân bị sốt và kêu đau nhức vùng mắt. Sau ba ngày hình thành ổ apxe rồi vỡ ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm túi lệ mạn tính.
    Viêm tấy ổ mắt: Là viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân đau nhói trong ổ mắt. Mí mắt sưng húp, màng tiếp hợp sưng phù nề đôi khi đỏ bầm, phình ra ngoài mi mắt, nhãn cầu lồi và không di động, thị lực sụt nhanh, đồng tử giãn, mất cảm giác giác mạc. Có thể gây biến chứng viêm tĩnh mạch hang, viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu…
    Viêm cốt tủy
    Nguyên nhân thường do viêm tắc mạch máu ở xương trán, sọ. Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan dần rộng ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân đau nhức ở xương trán sau đó thấy sưng một vùng xoang trán, hình thành ổ áp- xe. Rạch ổ áp-xe thấy xương trán bộc lộ màu xám, dễ chảy máu do viêm. Dưới lớp xương viêm nếu dùng kìm cắt xương thấy mủ trong xương, dưới là lớp màng não cứng. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời. Kháng sinh liều cao, phối hợp cho kết quả khả quan.
    Viêm màng não
    Viêm màng não có thể xuất hiện tự phát hoặc sau phẫu thuật. Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có thể viêm màng nhện. Trong thể này không có sự thay đổi của dịch não tủy, không sốt mà màng nhện và màng nuôi dính lại và tạo thành một lớp bọc chặt lấy dây thần kinh sọ gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…
    Viêm tắc tĩnh mạch hang
    Có thể do viêm xoang bướm hay do viêm tấy ổ mắt gây ra. Bệnh bắt đầu một cách ồ ạt, sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy. Màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Các tĩnh mạch mí mắt và trán bị giãn (hiện tượng đầu Méduse). Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt. Tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỷ lệ tử vong rất cao.
    Áp-xe não, viêm não
    Vỏ não có thể bị viêm vùng tiếp xúc với thương tổn màng não, thương tổn xương. Quan trọng nhất là áp-xe đại não, thùy trán. Thay đổi tính tình xuất hiện sớm. Các triệu chứng định khu như liệt ít xuất hiện. Hội chứng viêm nhiễm và tăng áp lực sọ não thường xuất hiện đầy đủ. Tiên lượng không tốt khi có áp-xe thùy trán. Thường phẫu thuật để giải quyết ổ viêm xoang sau đó chọc hút ổ áp-xe. Điều trị kháng sinh liều cao là cần thiết.
    Me & Be
     
  10. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Con tử vong do mẹ nhầm ỉa chảy với lồng ruột

    Cháu Nguyễn Văn H. (5 tháng tuổi ở Hà Nội) được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng sốt cao, ly bì, khóc thét từng cơn, nôn nhiều, ỉa có máu nhầy.
    Bác sĩ chẩn đoán cháu bị lồng ruột giai đoạn muộn có nhiễm độc, nhiễm trùng. Dù được phẫu thuật tức thì và cấp cứu tích cực, cháu vẫn không qua khỏi.

    Nguyên nhân là do trước đó cháu bị ỉa chảy, phân nhày máu, mẹ cháu cho đi khám, uống thuốc và khỏi. Mấy ngày sau, tự nhiên cháu đang chơi thì khóc thét, bỏ bú, phân có máu nhầy, mẹ cháu cho rằng, con chưa khỏi hẳn nên tiếp tục cho uống thuốc mà không đưa đi khám.

    Lời bàn: Lồng ruột cấp là tình trạng một đoạn ruột chui vào một đoạn ruột khác, gây nên tắc ruột cấp tính. Trẻ bị đau bụng từng cơn, nôn ói, đi ngoài ra phân có máu nên các bậc cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh kiết lỵ, chủ quan dẫn tới nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện trên cần đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Có những trường hợp phát hiện quá muộn, bệnh nhi bị nhiễm độc, nhiễm trùng nên tử vong.
    Me & Be
     
  11. dongdong_245

    dongdong_245 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    14/7/2012
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?

    Khi bé bị sốt, các bà mẹ thường cho bé kiêng khem rất nhiều, điều này có thực sự tốt cho trẻ?
    Chăm sóc trẻ bị sốt và những lưu ý
    Khi bị sốt, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, hãy để trẻ nghỉ ngơi. Bị sốt cũng sẽ làm giảm các hoạt động tiêu hoá của dạ dày, vì thế hãy cố gắng tránh cho bé ăn những đồ ăn khó tiêu hoá, không có lý do nào để giảm bữa ăn thường ngày khi bé không từ chối ăn.

    Cụ thể, chế độ ăn của trẻ bị sốt (không phải sốt thương hàn) như sau:

    Trẻ nhỏ hơn 6 tháng:

    - Bú mẹ nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Mẹ phải uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ vì trẻ sốt bị mất nước nên rất cần nước.

    - Nếu trẻ bú bình: lượng sữa trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, chia làm 8-10 lần. Cho trẻ uống nước “đã khát” mới cho bú bình vì nếu không bù đủ số nước bị mất do sốt thì trẻ sẽ bỏ bú sữa. Có thể làm mát sữa cho trẻ “háu bú”.

    [​IMG]

    Nếu bé bị sốt nên cho bé tăng cường bú mẹ để bổ sung dinh dưỡng và lượng nước cần thiết
    Trẻ từ 6 đến 24 tháng:

    - Bú sữa đang dùng: là sữa mẹ hoặc sữa bình trẻ đang dùng và pha như bình thường.

    - Bột hoặc cháo có đủ chất dinh dưỡng như bình thường nhưng xay loãng, cho trẻ ăn nhiều cữ trong ngày (4-5 cữ) nhưng mỗi lần ăn ít một (1/3-1/2 chén).

    - Chất đạm tốt nhất là sữa, thịt gà, thịt heo.

    - Cho trẻ uống thêm nước trái cây mát sau khi bú và sau khi ăn bột hoặc cháo.
    Trẻ từ 24 đến 60 tháng:

    - Ăn cơm như bình thường, nhiều lần, ít một.

    - Bữa ăn nên có thêm canh chua hoặc những loại canh mà trẻ dễ ăn như canh khoai mỡ, canh rau ngót, canh nấu thịt, cua mồng tơi....giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn.

    - Ăn thêm một cữ tối nếu trẻ thèm ăn và thức khuya do sốt.

    - Cho trẻ ăn những món mà trẻ thích.

    - Ăn thêm những món phụ nhưng bổ dưỡng như bánh Flan, yaourt…

    - Uống thêm nước, sữa, yaourt, nước trái cây mát.

    [​IMG]

    Nếu bé không ăn được cơm, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng để dễ tiêu hóa và hấp thu
    Lưu ý:

    - “Làm mát” thức uống của trẻ bằng cách cho thức uống vào tủ lạnh hoặc ướp đá bên ngoài, không được cho đá vào thức uống của trẻ vì tránh nhiễm trùng do đá gây ra.

    - Khi sốt, trẻ rất khát nên nước mát và thức ăn lỏng, mềm dễ hấp dẫn trẻ, giúp trẻ ăn nhiều hơn và dễ hấp thu hơn.

    - Khi sốt trẻ cần nhiều nước và vitamin nên trẻ cần uống thêm nước trái cây.

    - Không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà chỉ khuyến khích trẻ ăn khi bị bệnh vì trẻ sẽ ói và sợ ăn. Sau khi hết bệnh sẽ “sợ ăn” luôn.

    Một số món ăn giúp trẻ hạ sốt

    Cà chua hầm thịt: Cà chua 100g, thịt lợn nạc 100g, cà chua rửa sạch thái lát hoặc băm nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho 1 bát nước, đổ thịt vào nấu chín trước, sau đó cho cà chua, một ít muối, dầu hành, gừng đun chín là được. Uống canh, ăn thịt và cà chua, mỗi ngày 1 lần, hoặc ăn cùng với cơm.

    Rau muống, mã thầy: Rau muống 100g, mã thầy 20g. Hai thứ trên rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín nhừ. Ăn rau uống canh mỗi ngày 2 - 3 lần, ăn liền trong 7 ngày.

    Chè đậu xanh, rau câu: Đậu xanh 50g, rau câu 30g, đường đỏ vừa đủ. Đậu xanh cho nước vào đun cho đậu chín nhừ, rau câu thái nhỏ, cho vào nồi nấu cùng đến khi rau câu chín kỹ thì cho đường đỏ liệu vừa ăn là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 7 ngày.

    Do bị sốt, cơ thể trẻ nhỏ bị suy yếu, nên nguyên tắc ăn uống đối với bệnh sốt ở trẻ nhỏ là: Uống đủ nước thức ăn dễ tiêu và giàu chất dinh dưỡng; đặc biệt là có đủ chất đạm (protein), vitamin và muối khoáng. Không nên cho trẻ ăn những món xào, rán nhiều mỡ, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
    Me & Be
     
  12. minh_thu_154

    minh_thu_154 Banned

    Tham gia:
    16/7/2012
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?

    Bé nhà mình bị sốt thì không chịu ăn cơm, chỉ uống sữa hoài thôi. Dỗ mãi mới chịu ăn tý cháo! Chán thật đó!
     
  13. giam.can.thoi

    giam.can.thoi Tư Vấn Giảm béo Sau sinh

    Tham gia:
    8/6/2012
    Bài viết:
    22,443
    Đã được thích:
    2,837
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?

    Mình người lớn sốt còn không muốn ăn nữa là trẻ nhỏ hả chị. bé chịu khó uống sữa cũng là tốt rồi ạ
     
  14. mekid2010

    mekid2010 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    28/8/2011
    Bài viết:
    6,373
    Đã được thích:
    1,114
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?

    Bé nhà mình mà sốt thì mình tích cực cho uống sữa, làm đồ ăn dễ ăn, bé ko thích ăn cháo thì mình nấu súp, cho bé ăn làm nhiều bữa. Tranh thủ lúc bé hạ sốt chút là cho ăn thêm được ít.
     
  15. chuotnhat8x

    chuotnhat8x Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    12/9/2011
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    43
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Nên cho bé ăn gì khi bị sốt?

    khi sốt bé khá lười ăn nếu bé đang uông sữa bạn cứ cho bé uông ít một còn bé đã ăn dặm rồi bạn cho bé ăn loãng đi là đc
     
  16. thuhang84

    thuhang84 0129 689 1111

    Tham gia:
    17/5/2012
    Bài viết:
    1,749
    Đã được thích:
    401
    Điểm thành tích:
    123
    Ðề: Cách xử trí hóc đường thở ở trẻ nhỏ

    Bé nhà mình cũng khó ăn, dỗ mãi mới ăn được tí cháo. Mấy hôm nay con đỡ ốm hơn nên bố mẹ cũng đỡ căng thẳng, bé cũng tích cực bú hơn rồi.
     

Chia sẻ trang này