[Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi thanhbatbai, 9/7/2011.

  1. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Kinh nghiệm ‘xương máu’ khi nuôi con đầu lòng (P.1)

    1. Để bé dễ nuôi

    Khi đón bé từ bệnh viện về, đưa vào phòng, các mẹ nên cho bé nằm xuống 1 tấm chăn trải dưới nền nhà (nhớ là nền đã lau sạch sẽ, tinh tươm, chăn gấp lại đủ dầy để không làm bé lạnh). Khoảng 1 – 2 phút sau mới cho bé lên giường hoặc nôi. Việc làm này dụng ý là cho bé nếm trải sự thiếu thốn, khó khăn khi nằm đất trước khi được đủ đầy, sung sướng khi nằm giường để bé dễ nuôi và không khóc đêm.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-07/1310011595-con-dau-long.jpg
    Cha mẹ luôn bỡ ngỡ rất nhiều khi nuôi con đầu lòng. (Ảnh minh họa).

    Lưu ý: Với các bé, mẹ cũng không cần ga trải giường hoa hòe, hoa sói quá đâu. Vì sau mấy ngày, bé ‘xì xoẹt’ suốt thì mẹ tha hồ giặt giũ, phơi phóng.

    PS: Kinh nghiệm này mình biết từ trước khi sinh con. Thế là hôm đầu tiên về nhà, chồng mình chải chăn gối rõ đẹp dưới đất để con 'tọa', vừa đặt nhóc nằm xuống cu cậu đã làm ngay 1 màn chào hỏi chăn gối rõ 'xôm'... ôi chao ơi, lần đầu tiên con tôi đi ị.

    Bố được phen vừa bịt mũi dọn dẹp, vừa xua tay đuổi 2 mẹ con lên giường.

    2. Con ăn có đủ no không?

    Đây là câu hỏi bất kỳ bà mẹ trẻ nào cũng thắc mắc. Theo kinh nghiệm của các mẹ trên diễn đàn thì khi no bé sẽ tự động nhả vú mẹ ra và con càng bú vú mẹ thì càng kích thích sữa lên nhiều.

    Nghe thấy tiếng bé nuốt ừng ực từng hồi khi bú, miệng bé có sữa tràn ra thì là do sữa mẹ chảy quá nhanh.

    3. Để mẹ nhiều sữa

    Nhiều mẹ ti sưng như quả bóng mà con thì vẫn không đủ sữa mút. Quả thật cũng đau đầu đây!

    Nếu mẹ nào ít sữa nên ăn cháo gạo nếp ninh cùng chân giò lợn, thêm một ít cam thảo hoặc chân giò lợn hầm hạt sen.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-07/1310011595-chamsocbesosinh_3_100906.jpg
    Chỉ cần 1 biều hiện lạ của con cũng khiến cha mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa).

    Nếu sau sinh chậm ra sữa, mẹ có thể dùng vỏ mướp và thông thảo mỗi thứ một nắm nhỏ. Dùng nồi đất sắc lấy nước uống. Uống liên tục vài ngày sẽ ra sữa nhiều và rất tốt!

    PS: Mình thì bây giờ chỉ cần ngửi mùi cháo chân giò là đã thấy sợ. Nhưng vì con và không thể phụ công chồng, vẫn ăn đều tuần 3 lần đấy. Nhiều sữa lắm ạ!

    4. Con chậm ‘ị’

    Có một mẹ trên một diễn đàn kêu trời vì 3 – 4 ngày con không ị. Mẹ thì sốt ruột, lo lắng khi thấy mặt con nhăn nhó, ngố tàu mà xi thì con không chịu ị. Thế là ngày nào 2 vợ chồng cũng ‘trực’ con, còn bé thì cứ nhởn nhơ cười toe toét.

    Đến ngày thứ 5, thấy con có ‘dấu hiệu lạ’, mẹ nhanh chóng cởi quần, chưa kịp xi thì con đã ị một lèo. Cả 2 vợ chồng hớn hở như bắt được vàng.

    Thực tế, nếu bé được bú mẹ hoàn toàn có thể đi ị ít hơn so với những bé bú ngoài và chậm 1 – 2 ngày thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Với eva nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thì mẹ nên ăn nhiều rau, chất xơ… để cải thiện dần nhưng cũng phải 2 ngày bé mới ị.

    (Nguồn: Ẩm Thực Bốn Mùa)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thanhbatbai
    Đang tải...


  2. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Kinh nghiệm 'xương máu' khi nuôi con đầu lòng (P.2)

    5. Pha sữa cho con

    Nước để pha sữa cho con nên lựa chọn nước đã đun sôi. Không dùng nước đun sôi nhiều lần và để trong ấm lâu ngày. Không dùng nước giếng vì có thể chứa nhiều nitrat rất độc hại cho thận của trẻ sơ sinh.

    Nước dùng để pha sữa nên được đun sôi trong 5 phút, sau đó để nguội bớt 37 độ C.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-08/1310095756-tre-so-sinh-03.jpg
    'Ơ rê ca', bố dùng rượu pha sữa cho con! Thật không hiểu nổi???

    PS: Lần đầu pha sữa cho con chồng mình đã huấn luyện con làm ‘bợm nhậu’.

    Chuyện là, 2 ngày sau khi ra viện, đến chập tối con khóc ngằn ngặt, ti mẹ đau rát mà sữa lại chưa về nhiều nên vợ chồng quyết định pha sữa công thức cho con ăn thêm. Bố trổ tài thúc bình pha sữa cho con ‘lành nghề’ lắm. Khi mẹ cầm bình sữa từ tay bố đưa, sờ thấy nóng ran mẹ thắc mắc: “sao nóng thế này anh?’ – “anh pha đúng hướng dẫn mà!” – “không được, anh thêm chút nước đun sôi để nguội vào đi!’ – “tuân lệnh vợ”. Nói rồi bố quáng quàng chạy đi, 20 giây sau đã thấy tay cầm bình sữa cho con, mặt hớn hở chờ mẹ ‘tâng công’. Mẹ hài lòng cầm bình đút vào miệng con, con mút mạnh một cái… rồi ọc sữa ho sặc sụa, mặt mày tím tái khóc ré lên. Bố mẹ tím mặt người vuốt ngực người vuốt lưng… 'Ơ rê ca', bố dùng rượu pha sữa cho con! Thật không hiểu nổi???

    6. Bé hăm tã

    Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi nồng khó chịu. Quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu…

    Chính vì vậy, để phòng tránh hăm tã cho bé sơ sinh mẹ nên lưu ý vệ sinh cho bé. Đừng chần chừ khi thay tã cho bé. Nên lau chùi kỹ cho bé khi thay tã. Chú ý lau xung quanh bộ phận sinh dục ngoài trước, rồi lau quanh hậu môn. Đặc biệt, khi tắm cho bé xong, mẹ cần lau khô người cho bé rồi mới quấn tã.

    PS: Mỗi khi thay tã cho con, mình thường lau rửa cho bé bằng nước trà xanh ấm. Sau đó lấy khăn thấm thật khô, rồi dùng phấn rôm hay kem chống hăm bôi lên một lớp mỏng cho con.

    7. Nước tắm cho bé

    Sau sinh, mẹ vật vã với cơn đau hậu sản nên không biết y tá dặn dò bố thế nào về việc tắm cho con.

    Bà ngoại gọi lên dặn đi dặn lại: “vợ chồng nhớ tắm cho con bằng nước ấm, tắm nhanh không quá 4 phút và kỳ cọ nhẹ nhàng thôi không trầy hết da cháu bà’.

    Rồi chẳng biết bố nghe ngóng thế nào nhất nhất pha nước tắm cho con đúng 38 độ và nằng nặc rằng thân nhiệt con thấp, tắm thế mới đảm bảo sức khỏe. Mẹ nhúng khửu tay xuống chậu nước tắm thấy ran rát. Mẹ giãy nảy đòi bố pha thêm nước, bố phụng phịu phân bua: ‘em sờ thấy nóng nhưng với trẻ thế là vừa. Anh tìm hiểu kỹ rồi’. Bố mẹ khẩu chiến, mẹ kiên quyết cho thêm hơn 1 ca nước nguội nữa vào nước tắm của con. Có gần 4 phút tắm mà người con đỏ hỏn. Thật hú hồn!

    PS: Nhiệt độ nước tắm của các bé thông thường là 35 - 36 độ C . Mẹ có thể sắm riêng cho bé một nhiệt kế đo nhiệt độ nước tắm cho chuẩn. Nếu không mẹ chỉ cần nhúng khuỷu tay của mẹ xuống chậu nước tắm. Nếu mẹ thấy nước không nóng hay không lạnh quá, vừa phải là được. Tuyệt đối không nên thử nước bằng ngón tay mẹ. Vì thông thường, nước ấm vừa tay mẹ sẽ là quá nóng so với da bé. Bao giờ mẹ cũng thử nước trước khi cho bé vào chậu/bồn tắm.

    (Nguồn: amthucbonmua.vn)
     
  3. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    4 điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

    4 điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh

    Vì quá lo lăng và thiếu kinh nghiệm, cha mẹ dễ mắc sai lầm khi chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt đối với người lần đầu làm cha mẹ.

    1. Nằm phòng tối sau sinh

    Nhiều người quan niệm, sau sinh mẹ và bé nên nằm ở phòng tối, kín gió. Nhưng thực tế, căn phòng thiếu ánh sáng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong căn phòng tối này, mẹ khó phát hiện vàng da sớm ở bé. Nhiều trường hợp khi mang bé ra ánh sáng thì nhận ra bé bị vàng da nặng tới lòng bàn tay bàn chân, hậu quả là nguy cơ tử vong và di chứng thần kinh tâm thần rất cao. Thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D, làm trẻ khóc đêm liên lục, dễ giật mình, ọc sữa, còi xương... Trong phòng tối mẹ cũng khó phát hiện những bất thường ở trẻ như mụn mủ da, khó nhìn rõ để chăm sóc bé được tốt và nhiều khi phòng tối lại kèm quá kín gây không khí tù đọng, hôi hám nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-04/1309775009-sanphu-sau-sinh-eva.jpg
    Mẹ và bé không nên nằm phòng kín sau sinh. (Ảnh minh họa).
    2. Băng kín rốn cho trẻ

    Thật sai lầm khi nghĩ rằng băng kín rốn trẻ sơ sinh giúp bảo vệ rốn bé tối ưu nhất. Sự thật, việc băng kín rốn sẽ tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi, phát triển của vi trùng, dễ gây nhiễm trùng rốn và làm chậm quá trình rụng rốn của bé.

    Tốt nhất, khi quấn tã cho bé, mẹ nên quấn tã dưới rốn để hở rốn cho bé. Chỉ phủ lớp vải mỏng lên rốn để dễ bề quan sát, giúp rốn mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng và ít tạo chồi rốn.

    Trong thời gian bé chưa rụng rốn, khi tắm tránh làm ướt rốn. Nếu ướt, phải thay băng rốn ngay cho bé.

    Rốn bé sơ sinh có mủ và có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-04/1309775009-cham-soc-ron-cho-be-so-sinh-eva.jpg
    Trẻ sơ sinh không nên băng kín rốn. (Ảnh minh họa).

    3. Cho trẻ ăn không căn cứ vào nhu cầu của trẻ

    Nhiều bà mẹ cho con bú suốt ngày, bất cứ khi nào quấy khóc, tập cho trẻ thói quen vòi vĩnh, biếng ăn, quấy khóc và luôn đòi bế ẵm. Tuy nhiên, cũng không nên quá máy móc về giờ giấc cho con ăn, các bữa cách nhau đúng 3 tiếng, vì có nhiều em háu đói.

    4. Dùng sai thuốc khi con ốm

    Mất tinh thần khi con ốm dễ khiến cha mẹ vội vàng cho trẻ dùng những bài thuốc dân gian hoặc loại thuốc được mách bảo. Việc làm này dễ gây nguy hiểm cho trẻ và khiến trẻ bệnh càng thêm bệnh.

    Đối với trẻ mới sinh, nhiều thuốc rất nguy hiểm. Chỉ dùng các loại thuốc mà bạn đã biết chắc chắn chỉ dùng cho trẻ sơ sinh và cũng chỉ dùng trong trường hợp hết sức cần thiết. Phải đảm bảo dùng đúng liều lượng và không dùng quá nhiều.

    (Nguồn: amthucbonmua.vn)
     
  4. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Mút tay ở trẻ - những điều mẹ chưa biết

    Mút tay ở trẻ - những điều mẹ chưa biết

    Tật mút tay ở trẻ nhỏ được ví như con dao 2 lưỡi, nó như thuốc ‘an thần’ cho bé khi mệt mỏi, đau ốm hay bị cha mẹ mắng mỏ, nhưng cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng và tiêu hóa ở trẻ.

    Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ‘nghiện’ mút tay. Đối với trẻ sơ sinh, đây như một phản xạ tự nhiên đã hình thành từ khi bé còn trong bụng mẹ. Khi bé lớn lên, bé tìm hiểu cơ thể và thế giới xung quanh qua xúc giác. Bé đưa các ngón tay, quần áo và đồ chơi lên miệng mút và cảm nhận. Xúc giác giúp bé hình thành phản xạ và nhận định các đồ vật xung quanh.

    Trẻ nhỏ mút ngón tay để tự xoa dịu và an ủi bản thân mình. Thiếu sự quan tâm, an ủi, cưng nựng của cha mẹ khiến bé mút tay nhiều hơn. Khi mệt mỏi, ốm đâu, mút tay như thuốc ‘an thần’ giúp bé trấn an bản thân. Khi mất ngủ, bé mút tay để tự ru mình…

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-01/1309490302-tre-mut-tay-lammeeva.jpg
    Trẻ nhỏ mút ngón tay để tự xoa dịu và an ủi bản thân mình. (Ảnh minh họa).
    Mút tay là thói quen được hình thành từ phản xạ bú mẹ. Nếu bé mút tay thường xuyên sẽ gây ra những tác động tiêu cực với vấn đề răng miệng. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA), sau thời điểm thay răng vĩnh viễn, mút tay ảnh hưởng đến sự đều đặn và hình dáng của hàm răng, làm giảm sự liên kết của răng và gây ra những thay đổi trong vòm miệng. Mút ngón tay nhiều thường khiến răng cửa của bé mọc nhô về phía trước.

    Thêm nữa, mút tay có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hại về tiêu hóa. Khi thường xuyên đưa tay vào miệng, trẻ rất dễ nhiễm vi trùng, virut… là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ.

    Thực tế, nghiền mút tay là chứng bệnh thông thường ở trẻ nhỏ, chứng bệnh này tự nhiên sẽ mất đi khi bé lớn lên. Vì thế, cha mẹ không nên quá giận dữ và nhất là cần tránh ngăn cấm bé bằng những biện pháp ‘rắn’. Sự nghiêm cấm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé sau này.

    Ngoài ra, ADA khuyến cáo, nếu con bạn 5 tuổi mà vẫn còn thói quen mút tay, bạn cần đặc biệt lưu ý. Một số hoạt động như ngậm kẹo, thổi bong bóng hay trò chơi xếp hình, ghép tranh hoặc cuốn băng dính vào ngón tay mà bé hay mút để nhắc bé đây là hành vi không được phép làm… có thể là biện pháp tốt để bạn cắt dần ‘cơn’ mút tay của bé.

    Nếu đã thử nhiều biện pháp mà bé vẫn tái diễn mút tay, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có những chỉ dẫn và lời khuyên xác đáng.

    (Nguồn: amthucbonmua.vn)
     
  5. honganhdangphat

    honganhdangphat con mèo chua chua

    Tham gia:
    15/2/2011
    Bài viết:
    1,350
    Đã được thích:
    537
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    hay wa' bạn thanks nha 30 ngày nữa ku mèo nhà tớ ra đời rùi kkkkkkkkkkkk
     
  6. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Giảm nôn trớ sữa cho trẻ sơ sinh

    Nhìn bé cứ bú là trớ, mẹ không khỏi xót xa và tự hỏi: "phải chăng mình đã chăm con sai cách?'.

    Nôn trớ ngay sau khi bú mẹ là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, nếu thỉnh thoảng bé mới bị nôn trớ thì mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bé cứ nôn trớ thường xuyên thì có thể do cách mẹ cho bé bú sai hoặc đó là biểu hiện bệnh lý của trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị kịp thời dễ gây biến chứng không có lợi cho sự phát triển của trẻ.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-05/1309859216-be-so-sinh-tro-sua-eva.jpg
    Cho trẻ bú sai cách là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trớ sữa. (Ảnh minh họa).
    Cho bé bú đúng cách là chìa khóa thành công giúp bé giảm nôn trớ sữa. Khi cho bé bú, mẹ cần nhẹ nhàng và từ tốn. Có thể cho bé nghỉ một lát rồi mới bú tiếp trong suốt cữ bú. Tốt nhất, nên cho bé bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá...

    Không nên mặc cho bé những bộ đồ quá chật khiến bé khó chịu. Khi cho bé bú, mẹ nên nới lỏng phần bụng quần cho bé.

    Mẹ chỉ nên cho trẻ bú một mức vừa phải (thời gian cho bú khoảng 15 phút/1 lần bú). Thông thường, dung tích dạ dày của bé sơ sinh là 30 – 35ml, lúc 3 tháng là 100ml, lúc 1 tuổi là 250ml. Trường hợp mẹ nhiều sữa thì thời gian cho bé bú nên ngắn hơn vì bú quá no dễ khiến trẻ trớ.

    Khi trẻ vừa bú xong, không nên đặt trẻ nằm ngửa hoặc vần trẻ nhiều. Tốt nhất, khi bú xong, nhẹ nhàng để bé nằm sấp vào vai mẹ rồi vỗ khẽ vào lưng bé, để đẩy khí ra khỏi dạ dày qua động tác nấc, giúp bé giảm trớ sữa. Hoặc mẹ có thể lót chăn kê nửa người phía trên của bé hơi cao lên hay cho bé nằm nghiêng bên phải, nhưng tuyệt đối không cho trẻ gối cao đầu vì gối cao dễ gây gập cổ khiến trẻ khó thở.

    Tạo tâm lý thoải mái khi cho bé bú, đặc biệt tránh cho bé vừa bú vừa khóc. Khóc trong khi bú khiến bé nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày, điều này dễ khiến bé nôn trớ nhiều hơn.

    (Nguồn: amthucbonmua.vn)
     
    kittenmommy, baby_lityivy8x thích.
  7. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    5 dấu hiệu xấu cho sức khỏe bé sơ sinh

    Với bé sơ sinh, khi có sự cố sức khỏe, bé không thể nói: 'mẹ ơi con bệnh rồi!'.

    Vì thế chính bố mẹ phải chuẩn bị những kiến thức cơ bản nhất để ứng phó kịp thời khi bé bệnh, hãy lưu tâm đến các triệu chứng dưới đây để gọi bác sĩ hoặc nhập viện ngay.

    Khó thở


    Khó thở khiến mặt mày bé sơ sinh tím tái, nhịp tim rất chậm, phản xạ thần kinh kém hoặc gần như mất hẳn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong của trẻ trước và sau khi chào đời.

    Khi bé khó thở, cha mẹ nên bế trẻ để giúp chúng thở dễ dàng hơn, cho bú đều, cho uống nước đầy đủ và nếu nặng nên đưa trẻ đến bác sĩ để có biện pháp ứng cứu kịp thời.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-08/1310096801-tam-be-khi-bi-sot_0.jpg
    Khi bé bị sốt, cha mẹ có thể làm ướt 1 chiếc khăn đắp lên trán hoặc thóp bé. (Ảnh minh họa).
    Sốt

    Là phản ứng của cơ thể bé khi mắc phải một bệnh nào đó khá nghiêm trọng, thông thường nhất là các bệnh nhiễm trùng.

    Giải pháp trước mắt là hãy làm ướt một chiếc khăn và đắp lên trán hoặc thóp (các điểm yếu trên đỉnh đầu) cho trẻ sau đó nhanh chóng nhập viện để được chữa trị kịp thời.

    Khi bé sốt cao hơn 38 độ C, không nguôi khóc trong thời gian dài, chán bú, khó thở... phát ban môi tím hay tiêu chảy... cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

    Bệnh sốt ở trẻ sơ sinh thường được xem là nan giải hơn so với nhóm lớn tuổi vì vậy không nên bỏ qua hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ dùng.

    Mất nước

    Trường hợp trẻ không ướt tã, nhiều người ngộ nhận cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Theo các chuyên gia nhi khoa, trẻ sơ sinh dưới 6 ngày tuổi mỗi ngày phải thay tã ít nhất 6 lần. Ngoài dấu hiệu nói trên, việc mất nước ở trẻ sơ sinh còn thể hiện khô môi, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung. Trong trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung thêm chất điện giải (Orezol). Nếu mất nước nhiều cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-08/1310096801-be-vang-da.jpg
    Mất nước ở trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng nếu bé bị ói mửa nhiều hoặc tiêu chảy nặng. (Ảnh minh họa).

    Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước và khoáng chất để ngăn ngừa mất nước. Khi nhập viện, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé dùng giải pháp điện phân giúp bổ sung chất lỏng của bé bị mất và khoáng chất.

    Vàng da

    Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da. Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu.

    Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Vì thế bố mẹ hãy quan sát để phân biệt bé bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý.

    Để điều trị vàng da, em bé sẽ được đặt dưới ánh đèn chiếu đặc biệt, ánh sáng này thâm nhập vào da bé và chuyển đổi rồi đào thải các bilirubin thông qua nước tiểu.

    Ở một số nơi trên thế giới, đèn chiếu sáng không có sẵn thì em bé sẽ được đặt ở bên ánh mặt trời trong thời gian rất ngắn, ánh sáng mặt trời sẽ giúp phá hủy các bilirubin dư thừa.

    Ho kèm mật xanh

    Trường hợp trẻ ho, khóc quá nhiều, ăn nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa, nhất là khi ho kèm theo mật xanh, hoặc có màu nâu đen giống như cà phê. Ho ra mật xanh là dấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nôn mửa sau khi chấn thương não cần phải khám và đánh giá ngay vì đây là dấu hiệu bất thường, ngoài ra nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng phải đưa đi bác sĩ ngay, tuy nhiên phần lớn là bình thường, không nên quá lo lắng, bác sĩ sẽ khám và đưa ra những quyết định cụ thể cần thiết.

    (Nguồn: amthucbonmua.vn)
     
    ivy8x thích bài này.
  8. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Thời cơ có 'một không hai' của bé dưới 1 tuổi

    Tìm ra những “cánh cửa thần kỳ” cho sự chuyển tiếp giai đoạn của từng đứa trẻ, từ việc tạm biệt núm vú cao su cho đến chuyện bỏ bánh sơ cua của xe đạp thực sự quan trọng nhưng lại rất hay bị bố mẹ “bỏ quên”.

    Tìm ra những “cánh cửa thần kỳ” cho sự chuyển tiếp giai đoạn của từng đứa trẻ, từ việc tạm biệt núm vú cao su cho đến chuyện bỏ bánh sơ cua của xe đạp ra là thực sự quan trọng nhưng lại rất hay bị bố mẹ “bỏ quên” và rồi sau này lại tiếc nuối vì cơ hội đã qua. Vì vậy hãy đánh dấu ngay vào lịch của bạn đi – chúng tôi đã tham vấn các chuyên gia về thời điểm lí tưởng để thực hiện gần như mọi thứ rồi đây.

    2- 4 tuần tuổi: Cho bé tập bú bình


    Tập cho em bé nhỏ xíu mới sinh của bạn bú bình khi bé mới vừa quen bú mẹ có thể khiến bé bối rối, thậm chí khiến bé từ chối núm vú của bạn. Thực tế, đây là tình huống khiến nhiều bà mẹ rối trí nhất khi con họ hoặc bỏ sữa mẹ, hoặc không chịu bú bình dẫn đến những vất vả khôn lường về sau cho mẹ khi cho bé ăn. Hầu hết các bác sĩ nhi đồng ý rằng bạn nên cho bé làm quen với việc bú bình trước khi tròn 1 tháng tuổi. Nếu bạn để qua thời điểm đó, con bạn có thể sẽ không chịu hợp tác nữa. Và bạn có biết rằng sẽ rất tốt nếu bạn để bố bé giúp bạn tập bú bình cho bé?

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-02/1309580987-bu-binh1.jpg
    2 - 4 tuần tuổi là thời điểm bạn nên tập cho bé bú bình. (Ảnh minh họa).

    Chiến thuật khôn ngoan: Nếu có ý định hút sữa thường xuyên, bạn nên mua một chiếc máy hút sữa bằng điện có khả năng hút hai bên cùng 1 lúc để tiết kiệm thời gian. Hãy sử dụng máy sau khi cho con bú vào buổi sáng, khi lượng sữa của bạn đang ở đỉnh điểm. Và hãy nhớ rời khỏi phòng khi bố hoặc bà của bé cho bé bú bình lần đầu tiên, vì con bạn có thể không chịu bú bình nếu thấy có bạn gần đó.

    4 đến 6 tháng tuổi: Tập cho bé ngủ suốt đêm

    Khi đến tuổi này, đa số các bé không cần cho bú lúc nửa đêm nữa và có thể tự ngủ lại được. Con bạn cũng có thể như thế nếu bạn duy trì một thời khoá biểu thông thường mỗi chiều. Còn nếu không, đây là thời điểm huấn luyện cho con về thói quen ngủ, cho dù bằng cách để yên cho bé khóc, hay dỗ dành bé mỗi năm phút và kéo giãn thời gian giữa những đợt thăm chừng ra. Nếu bạn đợi đến khoảng 8 tháng tuổi, con bạn sẽ nhớ được là bạn hay đến mỗi khi bé vòi, như vậy bé sẽ trở nên nhõng nhẽo hơn và bạn sẽ khó mà cải thiện được tình hình.

    Chiến thuật khôn ngoan: Nếu con bạn không thể tự ngủ được, hãy cho con vào giường sớm trước khi bé mệt mỏi quấy khóc. Bạn cũng có thể mua một chiếc máy tạo âm thanh êm dịu hay rèm tối treo trong phòng để chặn các âm thanh và ánh sáng có thể gây khó khăn cho việc ngủ của bé.

    http://www.*********/upload/3-2011/images/2011-07-02/1309580987-bu-binh_500.jpg
    Tập cho bé uống nước bằng ly có vòi đúng thời điểm sẽ giúp dễ cai bú bình cho bé về sau. (Ảnh minh họa).
    7 đến 9 tháng tuổi: Uống bằng ly có vòi

    Con bạn có thể chưa uống được ngay, nhưng bạn cũng nên đặt một chiếc ly có hai quai cầm bên cạnh ghế ăn của bé trong mỗi bữa ăn. Bằng cách tập luyện cộng với sự động viên, bé sẽ tìm ra cách uống nước từ ly có vòi, và điều đó sẽ khiến bé cai bú bình dễ dàng hơn nhiều.

    Chiến thuật khôn ngoan: Nếu con bạn gặp khó khăn khi uống ly có vòi, hãy thử bỏ van chống tràn ra. Có thể hơi bừa bộn một tí, nhưng cách đó sẽ khiến bé uống dễ dàng hơn nhiều, và sau này chuyển sang uống ly thường cũng dễ nữa. Ngoài nước, hãy cho sữa bột hoặc sữa mẹ vào trong ly có vòi để con bạn cảm thấy thoải mái hơn khi uống sữa từ ly một khi bé đã cai bú.

    Khoảng 6 tháng tuổi: Bắt đầu ăn dặm

    Dù cho mẹ bạn có cho bạn ăn sữa pha nước cơm hay ngũ cốc trong bình từ lúc mới sinh đi nữa thì con bạn có thể bị nghẹn vì những thức ăn đặc và có nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn hơn nếu tiếp xúc với thức ăn đặc quá sớm. Hãy đợi cho đến khi bé gần 6 tháng tuổi, và tìm những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm: Bé có khả năng ngồi thẳng dậy nếu được giúp đỡ, kiểm soát đầu tốt, cho đồ vào miệng, và tỏ ra hứng thú với những thứ mà bạn ăn. Đừng đợi lâu hơn 6 tháng tuổi, vì con bạn cần có chất sắt trong ngũ cốc dành cho trẻ em cũng như lượng calories cộng thêm từ thức ăn.

    Chiến thuật khôn ngoan: Hãy cho bé ăn thức ăn thô vào cuối ngày, khi lượng sữa của bạn ít đi. Hãy tìm thời điểm con bạn đã bú xong nhưng vẫn nhìn quanh quất đòi ăn thêm.

    (Nguồn: amthucbonmua.vn)
     
  9. Cun_Ngoc

    Cun_Ngoc Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/10/2010
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Thật là những kinh nghiệm hữu ích, cảm ơn chủ top nha
     
  10. ivy8x

    ivy8x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    tks bác nhá..bài viết hữu ích quá ah ^^
     
  11. hamster_hong

    hamster_hong Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/1/2011
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    118
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    cảm ơn chủ topic, những kinh nghiệm quý báu quá!
     
  12. nguyetngo83

    nguyetngo83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/5/2008
    Bài viết:
    1,077
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Bài viết rất hữu ích,cảm ơn chủ topic rất nhiều
     
  13. chippeo

    chippeo Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    4/9/2009
    Bài viết:
    312
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Những kinh nghiệm rất hay các mẹ trẻ nên đọc nhé
     
  14. Mẹ Long

    Mẹ Long Guest

    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    đánh dấu ngay....................
     
  15. Trau xinh xinh

    Trau xinh xinh B.dày QuánGánh-0983985368

    Tham gia:
    15/12/2010
    Bài viết:
    3,548
    Đã được thích:
    1,030
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    oánh dấu, bao giờ sinh thì mở ra đọc lại, chứ giờ đọc ko nhớ đc hết, hi
     
  16. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    All cùng chia sẻ thêm những kinh nghiệm hay nhé!
    Tks! ^^
     
  17. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng

    Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 - 4 và từ tháng 9 - 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi.

    Biểu hiện của bệnh

    Thời gian ủ bệnh: từ 3 - 6 ngày.

    Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39 - 40 độ C.

    Đau họng, chảy nước bọt liên tục.

    Biếng ăn hoặc bỏ ăn.

    Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.

    Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông.

    Sang thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.

    Sang thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2 - 10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da.

    Chú ý: có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít, hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

    Các triệu chứng khi có biến chứng

    Triệu chứng thần kinh: rung giật cơ, bứt rứt, lừ đừ, chới với, yếu chi, co giật, hôn mê.

    Triệu chứng của đường hô hấp và tim mạch: thường xuất hiện khi bệnh trở nặng: mạch nhanh, da nổi bông, tay chân lạnh, thở nhanh hơn bình thường, sùi bọt hồng ở miệng.

    Các xét nghiệm cần làm: chỉ làm các xét nghiệm theo chỉ định của BS: công thức máu, đường máu, khí máu,

    X-quang phổi...

    Phân độ nặng của bệnh:


    Độ 1: Chỉ có loét miệng và hoặc sang thương ở da.

    Độ 2: Rung giật cơ, bức rức, chới với.

    Độ 3: Yếu liệt chi, liệt các dây thần kinh sọ, co giật, hôn mê.

    Độ 4: Suy hô hấp, phù phổi, tăng huyết áp, trụy mạch.

    Phân biệt với các bệnh khác

    Dị ứng da: sang thương hồng ban đa dạng nhiều hơn bóng nước.

    Viêm da mủ: sang thương đau, đỏ, có mủ, không có sang thương trong niêm mạc miệng.

    Thủy đậu: sang thương có nhiều lứa tuổi và rải rác toàn thân, không tập trung đặc biệt ở một vùng nào.

    Biện pháp điều trị

    Nguyên tắc:

    Điều trị triệu chứng.

    Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.

    Điều trị tại nhà: chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.

    Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 - 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên.

    Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.

    Nghỉ ngơi.


    Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.

    Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.

    Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

    Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

    Dinh dưỡng trong bệnh tay chân miệng

    Trẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Vì vậy, thức ăn cho trẻ cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Như vậy, những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường...

    Nếu trẻ ăn kém, nên cho trẻ ăn nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Cần chú ý muỗng (thìa) dùng để đút cho trẻ nên tránh những loại có cạnh sắc bén, để không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm bé đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

    Khi trẻ giảm bệnh (thường là sau 4 - 5 ngày) nên cho bé ăn trở lại bình thường, không kiêng khem.

    Biện pháp phòng ngừa


    Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh.

    Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn.

    Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.

    BS Nguyễn Thị Ngọc Hương
    Theo Ẩm Thực Bốn Mùa
     
  18. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Cách chăm sóc bé sốt vào mùa thu

    Nếu người mẹ sau cảm cúm cho con bú sữa ngay sẽ làm trẻ sốt thêm, nguyên nhân chính là do lây nhiễm vi khuẩn từ cơ thể người mẹ.Vậy nếu bé sốt vào mùa thu thì nên làm thế nào?

    Trẻ sốt không phải là việc quá nghiêm trọng

    Bé sốt cảm lạnh , người nhà vô cùng lo lắng. Đặc biệt là người mẹ mới chưa có kinh nghiệm, liền vội vàng đưa chúng đi bệnh viện, sợ bé yêu của mình nặng thêm.

    Thực tế khi trẻ sốt, nhiệt độ cơ thể trẻ 37.5-38℃ là thấp, 38℃-39℃ là trung bình, trên 39℃ là nhiệt độ cao, vượt qua 41℃ là quá cao. Sốt là do toàn bộ các phản ứng chất độc và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây ra. Phản ứng này có lợi cho việc tiêu diệt sự xâm nhập của siêu vi trùng và vi khuẩn, từ đó có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Thông thường, khi sốt dưới 41℃ không gây tổn hại trực tiếp đến hệ thần kinh não của trẻ, vì thế người nhà không cần quá lo lắng.

    Dưới 38.5℃ không cần uống thuốc hạ sốt

    Hầu hết các bà mẹ đều dự trữ sẵn thuốc hạ sốt, khi bé sốt là liền cho uống ngay. Thực ra thuốc hạ sốt lúc này cũng chính là vũ khí cần thiết cho nhiệt độ cơ thể, nhưng nếu trẻ sốt dưới 38.5℃ thì không nhất thiết phải cho chúng uống thuốc cảm.

    Nếu bệnh nặng hơn, nhiệt độ đột ngột tăng cao có thể hỏi ý kiến của bác sĩ rồi mới dùng thuốc hạ sốt, không nên để trẻ sốt quá cao mà gây ra trúng gió. Các bà mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân bé sốt là do đâu thì mới kịp thời điều trị và điều chỉnh nhiệt độ ở mức bình thường.

    Tại sao trẻ dễ sốt đi sốt lại

    Có một số trẻ sau khi được đưa đến viện tiếp nước,uống thuốc hạ sốt nhưng sau khi về nhà không được bao lâu lại sốt lại, thường kéo dài 1 tuần. Các bác sỹ đã giải thích hiện tượng này như sau: uống thuốc là tác dụng tiêu viêm, nhưng nếu bệnh của trẻ không được trị tận gốc thì dễ sốt lại nhiều lần. Vì thế người lớn cần để trẻ uống thuốc đúng giờ, mau chóng tiêu viêm.

    Có một số gia đinh thấy trẻ sốt nhẹ không sao, liền cho qua. Nhưng nếu liên tục 3 ngày không hạ sốt thì nên đến hỏi ý kiến bác sĩ.

    Bạn có thể nấu một bát canh cho bé: gạo nếp, thêm 7 nhánh hành, 7 lát gừng để phòng chống cảm lạnh và giữ sức khỏe.

    Nguồn:
    Ẩm Thực Bốn Mùa​
     
  19. thanhbatbai

    thanhbatbai Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/7/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    85
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    10 chú ý để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa thu​


    Vào mùa thu, nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều tối thường thấp hơn và lạnh hơn so với ban ngày. Chính vì vậy, trẻ thường hay mắc rất nhiều những căn bệnh khác.

    Theo các chuyên gia về sức khỏe của trẻ em thì hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ là tương đối thấp nên rất dễ mắc các căn bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, việc trang bi cho mình những kiến thức để chăm sóc sức khỏe bé yêu trong mùa thu là vô cùng quan trọng. Người lớn cần biết 10 điều sau đây để giúp trẻ mạnh khỏe khi mùa thu đến.

    1. Tránh không nên đưa trẻ tới những nơi công cộng đông người. Hệ miễn dịch của trẻ rất yếu nên khi vào nơi đông người, thiếu không khí, trẻ rất dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm.

    2. Nên mặc thêm áo cho trẻ

    3. Khi cho trẻ uống nước, nên dùng loại nước ấm, tránh dùng nước lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm họng.

    4. Chú ý việc tiêm chủng. Vào mùa thu có thể cho trẻ uống vaccine rotavirus để giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

    5. Chú ý việc vệ sinh cơ thể cũng như vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đặc biệt, khi trẻ ra ngoài đường nên cho trẻ đeo khẩu trang. Súc miệng nước muối vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ để phòng ngừa viêm họng.

    6. Làm sạch không khí trong phòng. Mỗi ngày nên mở cửa cửa sổ khoảng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 30 dến 40 phút.

    7. Chú ý cho trẻ ngủ đủ giấc và sinh hoạt điều độ và khoa học. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nên được dậy cách ăn, ngủ, chơi… đúng giờ giấc. Điều này rất có lợi để nâng cao hệ miễn dịch của trẻ trong mùa thu.

    8. Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho rằng. Việc tập thể dục không những có tác dụng giúp tăng cường thể chất cho trẻ mà còn có thể giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Mỗi ngày, ít nhất trẻ nên có khoảng 2 tiếng đòng hồ dành cho các hoạt động giải trí ngoài trời.

    Hơn nữa, việc mát xa cho trẻ em mỗi ngày cũng giúp lưu thông máu. Trẻ có thể tập các môn thể thao phù hợp như nhảy dây, đá bóng… hoặc bơi lội. Bơi lội được coi là môn thẻ thao giúp nâng cao hệ miễn dịch tốt nhất dành cho trẻ em.

    9. Duy trì cho trẻ một chế độ ăn hợp lý. Bữa ăn của trẻ nên có đầy đủ chất dinh dưỡng và phải đa dạng. Tuy nhiên, mỗi bữa nên ăn gì và ăn bao nhiêu là vừa đủ là điều rất quan trọng. Không phải cứ cho trẻ ăn nhiều chất bổ dưỡng là tốt. Các chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần phải chú ý bảo đảm một ngày cần cung cấp đủ lượng protein, chất béo, lượng vitamin và các khoáng chất.

    10. Giữ không khí vui vẻ trong gia đình là điều rất quan trọng đối với tâm lý của trẻ. Bởi vậy, người lớn nên chú ý để trẻ không phải chịu áp lực về tâm lý hay cảm thấy buồn phiền.

     
  20. lananhplus

    lananhplus Thành viên mới

    Tham gia:
    2/10/2011
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: [Cẩm nang] Kinh nghiệm "xương máu" khi nuôi con đầu lòng - Bà mẹ trẻ nên đọc

    Đọc rùi thú vị, bổ ích lém. hihi em Kh sau này chắc là ông bố tốt lém!
     

Chia sẻ trang này