Căn Bệnh Mà Gần 20% Trẻ Em Dưới 3 Tuổi Gặp Phải

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi nguyenngahvkt, 12/1/2017.

  1. nguyenngahvkt

    nguyenngahvkt Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/10/2014
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    Viêm tai giữa trẻ em là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt từ 6 tháng đến 3 tuổi. Vì vậy việc nắm được những thông tin kiến thức về bệnh là quan trọng để các bậc cha mẹ có thể phòng bệnh cho các cháu, và nếu trẻ có bị viêm tai giữa thì cũng biết xử lý, điều trị một cách hiệu quả nhất.

    Xem thêm: Bài thuốc chữa khỏi triệt để viêm tai giữa chảy mủ cho trẻ

    [​IMG]
    Khám tai cho trẻ​

    • Nguyên nhân
    Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này không tự nhiên xâm nhập được, mà chúng xâm nhập theo con đường duy nhất: qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Do đó, bệnh viêm tai giữa là bệnh thường đi kèm hoặc đi sau 3 bệnh phổ biến: viêm họng cấp, viêm mũi cấp và viêm a mi đan cấp ở trẻ em.

    Điều đáng tiếc, đa phần viêm họng cấp ở trẻ em thường chưa được người nhà quan tâm đúng mức, coi đó là bệnh nhẹ, nên thường tự ra cửa hàng mua thuốc điều trị. Nhân viên bán thuốc hoặc dược sĩ không thể ra chẩn đoán chính xác. Có khi viêm tai giữa sắp vỡ mủ đến nơi nhưng lại được cho nhầm thuốc điều trị viêm mũi, vì về cơ bản giai đoạn đầu triệu chứng của chúng rất giống nhau. Do đó, điều trị không thể đạt hiệu quả.

    Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ em. Có hai lý do: hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm; thứ hai, vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập.

    • Triệu chứng
    Viêm tai giữa là một bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, theo thống kê cứ 4 trẻ thì có 3 trẻ đã từng mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần (tỉ lệ là 3/4). Viêm tai giữa chủ yếu diễn ra ở trẻ nhỏ do đó những triệu chứng ban đầu thường khó phát hiện. Vì vậy bố mẹ cần nắm một số triệu chứng sau để kịp thời phát hiện bệnh viêm tai giữa ở trẻ.

    + GIAI ĐOẠN BAN ĐẦU:

    – Trẻ sốt, thường là sốt cao 39-40oC, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật…

    – Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.

    – Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

    Tóm lại tất cả các em bé bị sốt không rõ nguyên nhân, những trẻ nhỏ bị tiêu chảy và nôn… đều phải được khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.

    + GIAI ĐOẠN VỠ MỦ:

    Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

    – Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.

    – Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

    – Không kêu đau tai nữa.

    + GIAI ĐOẠN MÃN TÍNH:

    Sau khi màng nhĩ bị thủng và chảy mũ các triệu chứng giảm đi, các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu rất quan trọng: chảy mủ tai. Nếu vẫn không được điều trị kịp thời bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai – xương chũm mạn tính ( có nguy cơ biến chứng nguy hiểm ).
    • Phòng ngừa
    Để phòng ngừa cần rửa tay, giữ vệ sinh sạch sẽ mũi, họng của trẻ nhỏ, không để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay người mắc bệnh. Đối với trẻ sơ sinh, phải vệ sinh bình bú sạch sẽ nếu phải nuôi bộ (tốt nhất là dùng thìa) và bể trẻ ở tư thế ngồi nghiêng trong suốt quá trình bú để tránh chất lỏng tràn vào vòi nhĩ.

    Tuyệt đối không cho trẻ bú nằm. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa. Với những trẻ hay bị viêm mũi, thò lò mũi, viêm amidan,… cần cho trẻ đi khám để điều trị dứt điểm vì đó là nguồn gốc gây bệnh.

    • Điều trị
    Viêm tai giữa trẻ em thường xuất hiện với tỷ lệ cao. Vì trẻ nhỏ cơ thể còn non nớt, sức đề kháng còn yếu, thậm chí chưa ý thức được về bệnh nên việc điều trị viêm tai giữa cho trẻ cần hết sức kịp thời, lựa chọn đúng phương pháp điều trị để đạt được kết quả. Phải đảm bảo khỏi bệnh, tránh tái phát, đồng thời phải chú ý đến tâm lý, cảm xúc của trẻ.

    Đông y có nhiều lợi thế trong điều trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ, thời gian điều trị tương đối ngắn, hiệu quả triệt để, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    Tham khảo bài thuốc và cách chữa viêm tai giữa cho trẻ tại đây: Bài thuốc Đông y chữa viêm tai giữa trẻ em
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenngahvkt
    Đang tải...


  2. daohoadt

    daohoadt Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    29/11/2013
    Bài viết:
    3,142
    Đã được thích:
    363
    Điểm thành tích:
    223
    Bé nhà mình 15 tháng cũng hay cho tay vào tai như kiểu ngứa tai ấy không biết có làm sao không, mọi thứ khác thì vẫn bình thường
     

Chia sẻ trang này